xuyenha_kr

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt : Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Ngôn ngữ học
Thành ngữ
Tiếng Nga
Tiếng Việt
Tâm lý
Miêu tả: 108 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Trình bày cơ sở lý luận về thành ngữ và thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt. Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tương đương. Tìm hiểu thành ngữ biểu hiện các trạng thái tâm lý tình cảm xét trên phương diện ngôn ngữ học, tâm lý học và tiêu chí nhận diện thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm. Phân loại thành ngữ tâm lý tình cảm theo các phạm trù sắc thái tình cảm. Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ tâm lý tình cảm. Qua đó, so sánh đối chiếu các nguồn biểu trưng trạng thái tâm lý tình cảm trong hai ngôn ngữ để thấy được đặc trưng văn hóa- dân tộc của hai dân tộc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ
trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng trong tiếng Nga và tiếng Việt.............. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu...................................... 4
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài..................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH
NGỮ CHỈ TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT... 6
1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt ................................................. 6
1.1.1 Phân biệt thành ngữ với từ ghép .................................................... 9
1.1.2 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do .......................................... 11
1.1.3 Phân biệt thành ngữ với quán ngữ................................................ 12
1.1.4 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ .................................................. 13
1.2. Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Nga........................................... 14
1.2.1 Quan điểm về thành ngữ của Charles Bally ................................. 14
1.2.2 Quan điểm về thành ngữ của B.B.Виноградов............................ 15
1.2.3 Quan điểm về thành ngữ của Н. М.Шанский .............................. 16
1.2.3.1 Thành ngữ dung hợp (TNDH) hay còn gọi là thành ngữ kết
dính (Фразеологическое сращение) ............................................... 17
1.2.3.2 Thành ngữ thống nhất (TNTN) hay còn gọi là thành ngữ tổng
hợp (Фразеологическоe единство) ................................................ 19
1.2.3.3 Thành ngữ kết hợp (TNKH) (Фразеологическоe сочетание) . 20
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.2.3.4 Thành ngữ tổ hợp (TNTH) (Фразеологическоe выражение).. 21
1.2.4 Nhận diện và phân biệt thành ngữ với từ và cụm từ trong tiếng Nga. 22
1.3 Các trạng thái tâm lí tình cảm và thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình
cảm........................................................................................................... 25
1.3.1 Phân biệt các trạng thái tâm lý tình cảm....................................... 25
1.3.2 Phân loại thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm ..................................... 28
1.3.2.1 Nhóm thành ngữ chỉ sự xúc động.......................................... 28
1.3.2.2 Nhóm thành ngữ chỉ tâm trạng............................................. 29
1.3.2.2 Nhóm thành ngữ chỉ tình cảm .............................................. 30
4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ....................................................................... 34
CHƢƠNG 2: CẤU TRÚC THÀNH NGỮ BIỂU THỊ TÂM LÝ TÌNH CẢM
TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT .................................................... 35
2.1 Đặc điểm cấu tạo thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm trong tiếng Nga 35
2.1.1 Đặc điểm về số lƣợng thành tố cấu tạo ............................................ 35
2.1.2 Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ biểu thị tâm lí tình
cảm tiếng Nga ...................................................................................... 39
2.2 Cấu trúc thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Việt ............ 50
2.2.1 Đặc điểm về số lƣợng thành tố cấu tạo......................................... 50
2.2.2 Đặc điểm cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ biểu thị tâm lí tình
cảm tiếng Việt ...................................................................................... 52
2.2.3 Nhận xét chung về cấu trúc thành ngữ tâm lý tình cảm trong tiếng
Việt ...................................................................................................... 61
2.2.4 Đối chiếu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và
tiếng Việt.............................................................................................. 62
2.3 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ..................................................................... 68
CHƢƠNG 3: NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ BIỂU HIỆN TRẠNG
THÁI TÂM LÝ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT ...... 70
3.1.1 Các nguồn và đích quy chiếu trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm
tiếng Việt và tiếng Nga......................................................................... 72
3.1.2 Các nguồn biểu trƣng trong thành ngữ tiếng Nga......................... 90
KẾT LUẬN................................................................................................ 103TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê số lƣợng từ trong thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm
trong tiếng Nga..............................................................................(Trang 38)
Bảng 2: Thống kê thành ngữ biểu thị trạng thái tâm lí tình cảm tiếng Nga
theo quan hệ ngữ pháp. .............................................................(Trang 47)
Bảng 3. Các nguồn biểu trƣng trong thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm tiếng
Việt .............................................................................................(Trang 73)
Bảng 4: Bảng thống kê nguồn biểu trƣng trong thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm tiếng Nga ..............................................................................(Trang 91 )1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống một ngôn ngữ, thành ngữ đồng hành cùng với từ, ngữ
và các đơn vị ngôn ngữ khác tạo thành sự đa dạng cũng nhƣ đặc trƣng
riêng cho ngôn ngữ đó. Có thể nói, thành ngữ là một bộ phận độc đáo của
mỗi ngôn ngữ, bởi nó phản ánh đặc trƣng văn hóa dân tộc của mỗi ngôn
ngữ, trong đó có những giá trị vật chất và giá trị tinh thần của dân tộc bản
ngữ. Chính vì lý do này mà thành ngữ luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu.
Trong cuộc sống hiện đại, những giá trị này vẫn còn đƣợc lƣu giữ lại
trƣớc nhất và đầy đủ nhất trong ngôn ngữ, trong đó thành ngữ nói chung,
thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng là sự phản ánh sâu sắc
và giầu hình ảnh chiều sâu của tƣ duy cũng nhƣ những tƣ tƣởng tôn giáo, lễ
giáo; những quan niệm về văn hóa và phong tục truyền thống; thậm chí là cả
những thói quen thƣờng nhật…..của ngƣời bản ngữ.
Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ hữu nghị sâu sắc. Liên
bang Nga là nƣớc anh em đã giúp đỡ Việt Nam vƣợt qua rất nhiều khó khăn
trong cả thời chiến tranh chống Mĩ và thời bình xây dựng lại đất nƣớc. Tiếng
Nga cũng đã từng là một ngoại ngữ bắt buộc trong các trƣờng trung học phổ
thông của Việt Nam từ thế kỷ trƣớc và hiện nay vẫn thu hút đƣơc nhiều sự
quan tâm trong các trƣờng chuyên ngữ và đại học chuyên ngữ. Bởi lẽ đó, đối
chiếu thành ngữ chỉ các trạng thái tâm lý tình cảm giữa tiếng Nga và tiếng
Việt sẽ cho ta một cái nhìn toàn vẹn hơn về dân tộc Nga, những quan niệm,
truyền thống, văn hóa, phong tục và quan trọng nhất là đời sống tinh thần, thế
giới nội tâm của dân tộc Nga. Đồng thời qua đó chúng ta cũng lại càng hiểu rõ
hơn dân tộc mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chỉ
trạng thái tâm lý tình cảm nói riêng trong tiếng Nga và tiếng Việt
Ở Việt Nam, trong giới Việt ngữ, công trình đầu tiên đề cập đến thành
ngữ tiếng Viêt có lẽ là của V. Barbier, một tác giả ngƣời Pháp với cuốn Les
expressions comparatives de la langue anamite (Thành ngữ so sánh tiếng
Việt-Quy Nhơn, 1925). Mấy năm sau, tác giả Cẩm Giang (1933) có bài viết
Phê bình sách thành ngữ của ông Bửu Cân đăng trên tờ Nam Phong (1933, số
190), đặc biệt Dƣơng Quảng Hàm (1943) còn nêu sự khác biệt giữa tục ngữ
và thành ngữ.
Tuy nhiên phải đến những năm 70 của thế kỷ trƣớc trong giới Việt ngữ
mới có nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến địa hạt thành ngữ. Một số công
trình về từ vựng học và thành ngữ, tục ngữ bắt đầu đƣợc công bố. Năm 1978,
cuốn từ điển Thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Lực và Lƣơng Văn Đang sƣu
tầm đƣợc xuất bản đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu
thành ngữ. Khoảng 20 năm trở lại đây, các nhà ngôn ngữ học đã đi sâu
nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và những đặc trƣng văn hóa - dân tộc
của thành ngữ. Các tác giả có những đóng góp quan trọng là Hoàng Văn Hành
(1980), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Thái Hòa (1982), Phan Xuân Thành
(1980, 1983), Nguyễn Đức Tồn (1988), Nguyễn Văn Khang (1994).
Việc nghiên cứu về tâm lý tình cảm đƣợc thể hiện trong thành ngữ chỉ
mới đƣợc chú ý khoảng mƣơi năm trƣớc đây. Tuy vấn đề này đã đƣợc đề cập
đến ít nhiều trong các tác phẩm của các tác giả trên, hay đƣợc trình bày rải
rác ở trong một số các bài báo chuyên đề chứ chƣa có một tác phẩm chuyên
khảo nào dành cho vấn đề này. Đã có một số tác giả tiến hành đối chiếu thành
ngữ tâm lý tình cảm giữa hai thứ tiếng trong luận văn thạc sĩ nhƣ Lâm Thị
Hòa Bình với luận văn Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý trong tiếng
Anh và tiếng Việt (2000) hay tác giả Vi Trƣờng Phúc với luận văn Đặc điểm
của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán, có đối chiếu với tiếng
Việt (2005) hay Nguyễn Văn Trào với bài báo Thành ngữ biểu thị tình cảm3
trong tiếng Anh , có đối chiếu với tiếng Việt (trên ngữ liệu các thành ngữ có
chứa bộ phận cơ thể ngƣời) (2006).
Tác giả Nguyễn Đức Tồn, trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Специфика
лексико - семантического поля названий частей человеческого тела
(1988) đã đề cập đến đặc trƣng tƣ duy dân tộc của ngƣời Nga và ngƣời Việt
thông qua các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa chỉ bộ phận cơ thể ngƣời, nhƣng
không dành cho việc nghiên cứu đối chiếu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm của
hai dân tộc.
Nguyễn Văn Hòa với luận án Tiến sĩ tiếng Nga Русские фразеологии,
обозначаюшие внутреннее состояние человека, и способы их передачи
во Въетнамском языке (2008) đã nghiên cứu thành ngữ Nga biểu thị trạng
thái nội tâm của con ngƣời chủ yếu thông qua biểu trƣng душa (tâm hồn) và
cердце (trái tim) và những phƣơng thức chuyển dịch những thành ngữ này
sang tiếng Việt. Nhƣ vậy cho đến nay việc đối chiếu thành ngữ Nga - Việt về
mặt cấu trúc và ngữ nghĩa biểu hiện các trạng thái tâm lí tình cảm vẫn đang
còn là một địa hạt bỏ ngỏ.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành nghiên cứu và phân loại toàn bộ thành ngữ chỉ các
trạng thái tâm lý tình cảm của con ngƣời nhƣ vui, buồn, yêu, giận…trong
tiếng Nga và tiếng Việt, sau đó đối chiếu để tìm những điểm giống và khác
nhau trong cách tƣ duy dân tộc khi giao tiếp bằng thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đi sâu tìm hiểu những nét đặc trƣng về cấu
trúc và ngữ nghĩa của các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng
Nga và tiếng Việt, từ đó tìm ra nét tƣơng đồng và sự khác biệt trong sự tri
nhận thế giới, quan điểm, tƣ duy và các đặc trƣng văn hóa của hai dân tộc để
có thể hiểu đúng cũng nhƣ sử dụng chính xác các thành ngữ trong giao tiếp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Để đạt đƣợc mục đích đặt ra, luận văn giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Các quan niệm về thành ngữ của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và Nga;
- Phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng;
- Thành ngữ biểu hiện các trạng thái tâm lý tình cảm xét trên phƣơng
diện ngôn ngữ học, tâm lý học và tiêu chí nhận diện thành ngữ chỉ tâm lý tình
cảm.
- Phân loại thành ngữ tâm lý tình cảm theo các phạm trù và sắc thái
tình cảm.
- Tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ tâm
lý tình cảm.
- So sánh - đối chiếu các nguồn biểu trƣng trạng thái tâm lí tình cảm
trong hai ngôn ngữ để thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa - dân tộc của hai dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp đối chiếu tƣơng
phản và phƣơng pháp phân tích thành tố trực tiếp. Phƣơng pháp đối chiếu
tƣơng phản giúp chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong hình thức,
cấu tạo và cách sử dụng thành ngữ của hai ngôn ngữ. Còn phƣơng pháp phân
tích thành tố trực tiếp chỉ rõ cấu tạo bên trong của thành ngữ theo tầng bậc và
khả năng kết hợp của các thành tố trong thành ngữ của cả hai ngôn ngữ.
Luận văn sử dụng các tài liệu chính sau đây:
- Về tiếng Nga: Р. И. Яранцев, Словарь - справочник по Русской
фразеологии для иностранцев và А. И. Молотков (1986)
Фразеологический словаръ Рус. языка
- Về tiếng Việt: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân,
1997), Thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Lực, Lƣơng Văn Đang, 1993),vv...
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Thành ngữ biểu thị các trạng thái tâm lý tình cảm là những thành ngữ
diễn tả “sự hoạt động của nội tâm”, việc thể hiện cảm xúc của mình qua thành5
ngữ là biểu hiện sự tự nhận thức và khả năng liên hội bản thân với giới tự
nhiên. Qua việc đối chiếu thành ngữ tâm lý tình cảm giữa tiếng Nga và tiếng
Việt, luận văn hi vọng sẽ góp phần giúp nhìn nhận đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về
thành ngữ - một đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa và giá trị sử dụng đặc biệt trong
hoạt động giao tiếp. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn mong
muốn góp thêm một phần nhỏ trong việc làm sáng tỏ những đặc trƣng văn
hoá – dân tộc của thành ngữ, cung cấp những thông tin về các yếu tố văn hóa,
dân tộc và tâm lý xã hội của dân tộc Nga trong sự so sánh đối chiếu với dân
tộc Việt. Các kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho việc dạy và học tiếng Nga
nói chung và thành ngữ tiếng Nga nói riêng đạt đƣợc hiệu quả cao hơn, đồng
thời cũng giúp ích cho quá trình biên dịch và phiên dịch thành ngữ từ tiếng
Nga sang tiếng Việt và ngƣợc lại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận về thành ngữ và thành ngữ chỉ
tâm lý tình cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt
- Chƣơng 2: Cấu trúc của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lý tình
cảm tiếng Nga và tiếng Việt
- Chƣơng 3: Ngữ nghĩa của thành ngữ biểu hiện trạng thái tâm lý tình
cảm trong tiếng Nga và tiếng Việt
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ CHỈ
TÂM LÍ TÌNH CẢM TRONG TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT
1.1 Quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt
Thành ngữ tham gia vào hệ thống ngôn ngữ với tƣ cách là đơn vị từ
vựng đƣợc dùng làm chất liệu để tạo ra câu thực hiện chức năng giao tiếp.
Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, thành ngữ trong tiếng
Việt là cụm từ cố định (CTCĐ), hay ngữ cố định – đơn vị có sẵn trong ngôn
ngữ, có giá trị tƣơng đƣơng nhƣ từ xét cả về chức năng định danh và chức
năng tham gia tạo câu.
Hai đặc tính cơ bản của CTCĐ là tính cố định về cấu trúc và tính thành
ngữ về nội dung ngữ nghĩa. Tuy vậy, không phải CTCĐ nào mang hai đặc
tính này cũng đƣợc gọi là thành ngữ. Chỉ có loại cụm từ cố định nào hoàn
chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, đồng thời nghĩa của nó phải có tính hình tƣợng
và gợi tả thì mới đƣợc coi là thành ngữ . Hơn nữa, nghĩa của thành ngữ không
phải là tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại (17;8).
Nhƣ vậy, khái niệm về mặt biểu hiện nghĩa và mặt kết cấu hình thái
của thành ngữ nhƣ nêu trên lại dễ gây nhầm lẫn với khái niệm đơn vị ngôn
ngữ mang tính thành ngữ. Theo Nguyễn Thiện Giáp, một tổ hợp từ đƣợc
coi là mang tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là hoàn toàn mới,
khác với tổng số ý nghĩa của các từ thành phần tạo thành. Tuy nhiên, theo
một số nhà ngôn ngữ học khác thì khái niệm trên chƣa thực sự rõ ràng. Vì
vậy, các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng yếu tố tƣơng đƣơng (giữa hai ngôn
ngữ) để định nghĩa tính thành ngữ. Một tổ hợp đƣợc coi là có tính thành
ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ mà khi dịch toàn bộ tổ hợp thì ngƣời ta
phải dịch từ ấy bằng một yếu tố - yếu tố đó chỉ tƣơng đƣơng với từ ấy chỉ
khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp (trong7
một trật từ nhất định). Thêm vào đó, từ này có thể đƣợc gặp cả khi không
có các yếu tố còn lại và khi ấy nó đƣợc dịch bằng một yếu tố khác. Hay
thƣờng gặp nhất là cách hiểu nhƣ sau:
Giả sử có một kết cấu X gồm các yếu tố a, b, c… hợp thành X =
a+b+c. Nếu ý nghĩa của X không thể giải thích đƣợc bằng ý nghĩa của từng
yếu tố a, b, c thì kết cấu X (hay tổ hợp X) có tính thành ngữ (4;154).
Đây là những kết luận đƣợc rút ra trong quá trình nghiên cứu các cụm
từ cố định và từ ghép vì chúng đều có cấu trúc ổn định và chặt chẽ, đều có
tính thành ngữ và đều là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ. Điều này cho
thấy rõ ràng rằng tính thành ngữ có các mức độ cao thấp khác nhau trong các
tổ hợp cấu trúc khác nhau vì cách tổ chức nội dung và hình thức của chúng
theo những con đƣờng và phƣơng cách khác nhau (4;154).
Vì vậy một đơn vị ngôn ngữ - hiện diện với tƣ cách là đơn vị của hệ
thống ngôn ngữ, tồn tại dƣới dạng làm sẵn, đƣợc cấu tạo với số lƣợng thành
tố ổn định, không thay đổi và có ý nghĩa nhƣ một chỉnh thể tƣơng ứng với
một chỉnh thể cấu trúc vật chất của nó – là đơn vị ngôn ngữ mang tính thành
ngữ. Tất cả những đơn vị có đầy đủ những đặc điểm nhƣ trên sẽ mang tính
thành ngữ - một tính chất cú pháp, ngữ nghĩa chung giống nhau cho một loạt
các đơn vị ngôn ngữ.
Còn thành ngữ lại là tên gọi của một tổ hợp từ thuộc đơn vị từ vựng.
Một mặt, các đơn vị này mang tính thành ngữ, mặt khác mang tính cố định, có
những đặc điểm hình thức và nội dung riêng biệt. Để hiểu đƣợc ý nghĩa của
thành ngữ, chúng ta không chỉ dựa vào ý nghĩa của các từ thành phần cấu tạo
thành ngữ và cấu trúc ổn định của thành ngữ mà còn phải dựa vào tình huống
giao tiếp, đối tƣợng sử dụng, những biến đổi về mặt xã hội hay thói quen sử
dụng thành ngữ của địa phƣơng…..Thành ngữ là cách nói bóng bẩy, gợi tả có
hình tƣợng về một sự vật, hiện tƣợng khách quan
giống và khác nhau trong việc chọn nguồn để biểu trƣng cho các trạng thái
TLTC ở hai dân tộc nhƣ sau.
Trƣớc hết, cả ngƣời Nga và ngƣời Việt đều sử dụng tên gọi các bộ phận
bên ngoài cơ thể nhƣ: miệng, mắt, chân, vai, làm nguồn để quy chiếu sang đích
(hay biểu trƣng) thế giới tâm lý tình cảm của con ngƣời. Các bộ phận cơ thể
thƣờng đƣợc sử dụng biểu trƣng đúng với chức năng mà chúng đảm nhiệm.
Để biểu trƣng cho thế giới TLTC, ngƣời Việt hay dùng các cơ quan nội
tạng, còn ngƣời Nga hầu nhƣ không hay rất ít sử dụng. Cơ quan nội tạng mà
ngƣời nga sử dụng gần nhƣ duy nhất để làm nguồn biểu trƣng cho các trạng
thái TLTC con ngƣời là trái tim. Đây là đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa
thành ngữ TLTC tiếng Nga và thành ngữ TLTC tiếng Việt.
Một đặc điểm đáng chú ý nữa về sự biểu trƣng hoá các trạng thái tâm
lí, tình cảm của con ngƣời bằng cơ quan nội tạng ở ngƣời Việt là còn liên
quan với các ẩn dụ thuộc phạm trù màu sắc. Khi chúng ta trải nghiệm tình
cảm, cùng với sự thay đổi lên xuống của nhiệt độ, bên trong cơ thể cũng có sự
thay đổi tƣơng ứng trên nét mặt và thể hiện những tình cảm khác nhau. ẩn dụ
thuộc phạm trù màu sắc trong thành ngữ TLTC tiếng Việt gồm: màu tím, đỏ
gắn liền với sự tức giận. Màu tái, xanh, xám, vàng gắn liền với sự sợ hãi.
Về các nguồn biểu trƣng còn lại : do mỗi một dân tộc sống trong một
thế giới khách quan có những đặc điểm riêng khác nhau, nên đề thể hiện cùng
một phạm trù tâm lý thì mỗi dân tộc lại sử dụng những hiện tƣợng, những sự
vật trong thế giới tự nhiên và xã hội không hoàn toàn giống nhau. Các hình
ảnh đƣợc sử dụng trong thành ngữ thể hiện rất rõ đặc điểm thực tế của Việt
Nam là một nƣớc nông nghiệp lúa nƣớc, chăn nuôi tiểu gia súc và trồng trọt
phát triển từ rất sớm. Còn các thành ngữ Nga lại phản ánh các hiện tƣợng tự
nhiên và kinh tế của một nƣớc ôn đới, chăn nuôi đại gia súc phát triển hơn
trồng trọt…
KẾT LUẬN
Quá trình giao tiếp hàng ngày cùng với bản sắc dân tộc, đặc điểm xã
hội và điều kiện môi trƣờng tự nhiên là những yếu tố giúp cho con ngƣời sáng
tạo ra thành ngữ để có thể giao tiếp với nhau bằng một phƣơng tiện ngôn ngữ
hình ảnh hơn, biểu cảm hơn và chính xác hơn. Bản chất của mối liên hệ giữa
những điều kiện trên với quá trình sáng tạo thành ngữ thể hiện rất rõ đặc điểm
tƣ duy, sự tri nhận và óc liên hội của mỗi dân tộc. Vì vậy, nếu ngôn ngữ là
tấm gƣơng phản chiếu hoàn cảnh tự nhiên và xã hội của một cộng đồng bản
ngữ thì thành ngữ là tấm gƣơng phản chiếu toàn cảnh bức tranh cuộc sống lao
động sáng tạo, những phong tục tập quán, thói quen, lối tƣ duy, khả năng liên
tƣởng phong phú của mỗi cộng đồng. Đó là những đặc trƣng riêng không thể
trộn lẫn của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đặc thù đó thì suy
cho cùng, con ngƣời vẫn là một phần của tự nhiên, cùng tồn tại trong một thế
giới chung và phát triển theo đúng những quy luật của tự nhiên và xã hội.
Điều này giải thích cho những nét tƣơng đồng và khác biệt của những hình
ảnh biểu trƣng và ý nghĩa liên tƣởng trong thành ngữ tiếng Nga và tiếng Việt.
Thành ngữ biểu hiện các trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng Nga
diễn tả những sắc thái tình cảm của con ngƣời một cách hƣớng ngoại bằng
cách sử dụng các bộ phận cơ thể “bên ngoài” để làm hình ảnh biểu trƣng.
Trong khi đó thành ngữ biểu hiện các trạng thái tâm lý tình cảm trong tiếng
Việt lại đi sâu vào những cảm giác hƣớng nội, sử dụng các cơ quan nội tạng
của cơ thể để biểu trƣng.. Cơ quan nội tạng gần nhƣ đƣợc sử dụng duy nhất
trong thành ngữ Nga là trái tim. Đây là điểm khác biệt lớn nhất trong cách

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top