daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ như sau: Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa và giới hạn thành ngữ và tục ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Chủ yếu thảo luận giới hạn, độ dài, biểu hiện về mặt ngữ âm và chức năng ngữ pháp về thành ngữ và tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Đối chiếu ý nghĩa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Trong đó bao gồm quan hệ ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa thực tế của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt và quan hệ cụ thể và ý ví von của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Đối chiếu nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên 7 đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Trong đó bao gồm tình cảm của ngƣời dân hai nước đối với “nƣớc”, những phương diện như: tín ngưỡng và phong tục cũng như cách cuộc sống liên đến “nước” của người dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam. Chỉ ra điểm giống và khác và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
TÓM TẮT
Văn hóa “nước” là yếu tố văn hóa quan trọng trong nền văn hóa của cả
Trung Quốc và Việt Nam. Do vị trí địa lí và hệ thống sản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào “nước” nên người dân Trung Quốc và Việt Nam rất coi trọng nước.
Dù vậy nhưng với những khía cạnh tư duy khác nhau, nước trong tiếng Hán
và nước trong tiếng Việt không hề giống nhau hoàn toàn. Luận văn này nhằm
tìm hiểu những yếu tố giống và khác nhau trong văn hóa nước của cả hai quốc
gia.
Luận văn đi từ góc độ so sánh đối chiếu thành ngữ, tục ngữ để tìm hiểu về
văn hóa “nước” trong đời sống của hai dân tộc. Những phương pháp nghiên
cứu được áp dụng bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,
phương pháp đối chiếu, phân tích.
Luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: xây dựng cơ sở lí thuyết cho những vấn đề liên quan: thành ngữ,
tục ngữ, văn hóa và ngôn ngữ.
Chương 2: tìm hiểu yếu tố “nước” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Hán.
Chương 3: tìm hiểu yếu tố “nước” trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt.
Chương 4: đối chiếu yếu tố “nước” trong hai ngôn ngữ trên cơ sở đối chiếu
thành ngữ - tục ngữ liên quan.
5



Từ khóa: văn hóa nước, thành ngữ - tục ngữ, ngôn ngữ và tư duy

ABSTRACT
"Water" culture is an important cultural element in the culture of both
China and Vietnam. Because the geographical location and production system
depend very much on "water", Chinese and Vietnamese people attach great
importance to water. However, with different aspects of thinking, water in
Chinese and Vietnamese language is not the same. This thesis aims to study
the similarities and differences in the national culture of both countries.
The thesis goes from the comparative perspective of idioms and proverbs to
learn about "water" culture in the lives of two ethnic groups. The applied
research methods include: statistical methods, synthesis methods, methods of
comparison and analysis.
The thesis consists of 4 chapters:
Chapter 1: building a theoretical basis for related issues: idioms, proverbs,
culture and language.
Chapter 2: Learn the "water" element in idioms - Chinese proverbs.
Chapter 3: Learn the "water" element in idioms - Vietnamese proverbs.
Chapter 4: comparing "water" elements in two languages on the basis of
comparing idioms - related proverbs.

6


Keywords: water culture, idioms - proverbs, language and thinking

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Thành ngữ, tục ngữ là báu vật của người dân hai nước Trung Quốc và
Việt Nam. Chứa đựng nhiều ý nghĩa về cả mặt ngôn ngữ lẫn văn hóa. Thành
ngữ, tục ngữ qua sự chắt lọc của thời gian hình thành nội hàm văn hóa sâu
đậm và chứa đựng đặc sắc dân tộc nổi bật.
Trung Quốc và Việt Nam hai nước ở gần nhau chỉ cách nhau một dòng
sông, việc giao tiếp văn hóa rễ sâu lá tốt, lịch sử lâu dài, và có nhiều điểm
giống về mặt văn hóa. Chẳng hạn như, văn hóa liên quan đến nước thì là
một bình diện nổi bật. Nước và cuộc sống của con người có quan hệ mật
thiệt, và gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của xã hội, tất cả các nơi có nước
thì có văn hóa sinh ra. Ở Trung Quốc có câu chuyện “Vua Vũ chống lụt” và
phong tục “Đua thuyền rồng”, mà ở Việt Nam có câu chuyện “Sơn tinh
Thủy tinh” và nghệ thuật “Múa rối nước”. Bởi nước có vị trí quan trọng
trong cuộc sống sản xuất của nhân dân hai nước, làm sáng tạo ra nhiều
thành ngữ, tục ngữ liên quan đến “nước”. Trong tiếng Hán có thành ngữ
7


như “山山山山” (nơi khỉ ho cò gáy) và tục ngữ như “山山山山山山” (nước trong
quá thì cá cũng không sống được) ..., tiếng Việt có thành ngữ như “nước
chảy đá mòn” và tục ngữ “nước mắt cá sấu”...
Tuy thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa Trung Việt hai nước có
nhiều điểm giống về ý nghĩa và văn hóa nội hàm, nhưng hiện khá ít người
xuất phát từ góc độ thành ngữ, tục ngữ để nghiên cứu, khóa luận này sẽ bàn
luận những nội dung về vấn đề này, hi vọng cung cấp cho người đọc nhiều
thông tin về vấn đề này và góp phần tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai
nước.
2.

Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của luận văn
Khi làm luận văn này tui hướng đến những mục đích như sau:

Thứ nhất, luận văn này sẽ nghiên cứu từ góc độ từ vựng, kết hợp với

những lý luận về ngôn ngữ học, đối chiếu những thành ngữ và tục ngữ liên
đến “nước” giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam, phân tích nội hàm văn
hóa khác biệt của dân tộc hai nước. Góp phần làm nổi bật đặc trưng tư duy
của người dân Việt Nam và Trung Quốc, từ đó gợi mở hướng nghiên cứu
cho những vấn đề khác trong ngôn ngữ học và văn hóa.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là bước đệm giúp
những người đi sau phát triển có chiều sâu hơn khi làm nghiên cứu đối
chiếu tương tự, đồng thời luận văn có tính ứng dụng cao khi được chọn để
áp dụng vào dạy học thực tiễn, giúp người dân hai nước hiểu thêm về văn
hóa của nhau, giảm bớt cản trở trong hoạt động giao tiếp liên văn hóa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ như sau:
1. Trình bày những nội dung cơ bản về định nghĩa và giới hạn thành ngữ và tục
ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Chủ yếu thảo luận giới hạn, độ dài, biểu hiện về mặt ngữ âm và chức
8


năng ngữ pháp về thành ngữ và tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
2. Đối chiếu ý nghĩa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa
tiếng Hán và tiếng Việt.
Trong đó bao gồm quan hệ ý nghĩa mặt chữ và ý nghĩa thực tế của
những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán và tiếng Việt và
quan hệ cụ thể và ý ví von của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước”
giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
3. Đối chiếu nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước”
giữa tiếng Hán và tiếng Việt.
Trong đó bao gồm tình cảm của người dân hai nước đối với “nước”,

những phương diện như: tín ngưỡng và phong tục cũng như cách
cuộc sống liên đến “nước” của người dân hai nước Trung Quốc và Việt
Nam.
4. Chỉ ra điểm giống và khác và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về ý nghĩa
và nội hàm văn hóa của những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa
tiếng Hán và tiếng Việt.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bất kể ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, hiếm có công trình nghiên cứu
về ý nghĩa và nội hàm văn hóa của thành ngữ và tục ngữ, đặc biệt là liên
quan đến “nước”.
Từ những năm 20 của thế kỉ trước, các học giả Việt Nam đã bắt đầu
công việc nghiên cứu về thành ngữ phong dao, tuy mới chỉ dừng ở mức độ
thu thập, chưa đi sau vào nghiên cứu, phân tích. Đại diện giai đoạn này là
học giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với quyển “Tục ngữ và phong dao” xuất
bản năm 1928.
Phan Thị Phương Thảo trong luận văn “Tìm hiểu những công trình
nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay” (2010) đã có liệt kê đầy

9


đủ, cụ thể về tình hình nghiên cứu tục ngữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
Thông qua luận văn, dễ nhận thấy từ trước năm 1975 ở Việt Nam đã xuất
hiện khá nhiều nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ từ nhiều góc độ: văn học,
ngôn ngữ học, đời sống … Tuy nhiên, chưa nhiều nghiên cứu tập trung
phân tích một yếu tố văn hóa và tiến hành đối chiếu với một ngôn ngữ khác,
ví dụ tiếng Hán. Đa phần các nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, hạn
định thành ngữ tục ngữ, vị trí của chúng trong đời sống của người Việt, giá
trị lịch sử học, dân tộc học, …. Tuy vậy, thông qua nghiên cứu này, ta có thể
thu được một lượng lớn các quan điểm về việc định nghĩa và giới hạn tục

ngữ tiếng Việt, đồng thời có thể chắt lọc những tục ngữ nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
Phạm Minh Tiến (2008) : “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có
đối chiếu với tiếng Việt) ”. Chủ yếu là bàn luận hình thức kết cấu, đặc điểm
ngữ nghĩa, văn hóa-tư duy dân tộc và cách chuyển dịch của thành
ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Không có nhiều nội dung nói tỉ mỉ về ý
nghĩa và nội hàm của thành ngữ.
Ở Trung Quốc, có thể tìm thấy những công trình là nghiên cứu về
thành ngữ, tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng mà đều là đối chiếu
từ góc độ cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, ít công trình đối chiếu từ
khía cạnh văn hóa nội hàm.
Thái Tâm Giao (2011) : “So sánh đối chiếu thành ngữ giữa tiếng Hán
và tiếng Việt”. Luận án này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh ngữ âm, cấu trúc
ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa, chưa đối mặt chiếu nội hàm văn hóa.
Li Shi Yuan (2013) : “So sánh đối chiếu tục ngữ giữa tiếng Hán và tiếng
Việt”. Luận văn này chủ yếu đối chiếu từ khía cạnh phong cách vần và cấu
trúc ngữ pháp.
Wu Hui Jun (2008) : “So sánh ngữ nghĩa văn hóa của từ chỉ động vật

10


trong tục ngữ, thành ngữ trong nước Trung Việt”. Luận văn này chủ yếu là
đối chiếu ý nghĩa văn hóa trong phạm vi từ vựng của tiếng Hán và tiếng Việt
nhưng nội dung nghiên cứu chỉ là từ chỉ động vật.
Liang Yuan (2008) : “Nghiên cứu văn hóa liên đến ‘nước’ của Việt
Nam”. Bài này trình bày những đặc điểm về văn hóa liên đến “nước” của
Việt Nam từ những khía cạnh như truyền thuyết nguồn gốc, câu chuyện lịch
sử, phong tục tập quán, cuộc sống sản xuất và hiện tượng ngôn ngữ ...trong
đó nhắc đến văn hóa nội hàm của những thành ngữ và tục ngữ liến đến

“nước” của tiếng Việt, chỉ là nói sơ lược, không tỉ mỉ.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng của nghiên cứu là những thành ngữ và tục ngữ liên quan trực tiếp
với hình thái chất lỏng của nước (tức là có thành phần cấu tạo của tài
nguyên nước, như: hà, giang, giếng, mưa ...)
2. Nguồn gốc ngữ liệu
1. 山山山山山山山山山山山, 山山山山山, 2016
2. 山山山山山山山山山山山, 山山山山山, 2011
3.

Nguyễn Văn Khang, Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa-Việt. NXB
KHXH, 1998

4. Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. NXB văn học,
2014
5. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn Học,
2017
6. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thống kê
Thu thập những thành ngữ và tục ngữ liên đến “nước” giữa tiếng Hán
và tiếng Việt làm đối tượng, rồi đối chiếu và phân tích ý nghĩa và nội hàm
văn hóa của nó.
11


2. Phương pháp so sánh, phân tích

Sau khi tiến hành so sánh đối chiếu tìm ra sự tương đồng và khác biệt với
số lượng thành ngữ tục ngữ nhất định, tiếp tục tiến hành phân tích những
tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của hai ngôn ngữ.

3. Phương pháp tổng hợp vấn đề

Tổng hợp những tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ, tục ngữ của
hai ngôn ngữ, tiến hành phân tích sâu hơn để chỉ ra sự khác biệt trong tư duy
và văn hóa của người dân hai nước.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn này chủ yếu bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Nước trong thành ngữ Trung Quốc
Chương 3: Nước trong thành ngữ Việt Nam
Chương 4: Đối chiếu thành ngữ tục ngữ có “nước” trong tiếng Hán và tiếng
Việt

12


Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Khái quát về thành ngữ
1.1.1 Khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Qua những nghiên cứu kể trên, ta có thể tổng hợp được nhiều quan điểm về
định nghĩa, giới hạn thành ngữ tiếng Việt. Sau đây xin trình bày một số quan
điểm tiêu biểu theo trình tự thời gian:
Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (1956) cho rằng:
“Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn. Về
hình thức ngữ pháp, thành ngữ chỉ là một nhóm từ chưa phải câu hoàn chỉnh.”
(2012, 28)
Dương Quảng Hàm trong “Văn học Việt Nam sử yếu” (1968) cho rằng: “…
thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diên một ý gì hay tả

một trạng thái gì cho có màu mè.” (15)
Chu Xuân Diện trong “Tục ngữ Việt Nam” (1975) viết: “… thành ngữ thì
chủ yếu như là một hiện tượng ý thức xã hội, … nội dung của thành ngữ là
nội dung của những khái niệm…” (27, 28)
13


Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” (1985) cho rằng:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có
tính gợi cảm.” Ông tiếp tục phát triển cụ thể quan điểm này vào năm 1996:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có
giá trị gợi tả. Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ
biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể.”
(dẫn theo Thái Tâm Giao 山山山 (2011) , trang 8) 1
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999) có viết: “Do sự
cố định hóa, do tính chặt chẽ mà các ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính
thành ngữ.” Nhận xét này có phần hơi phức tạp và nếu sử dụng nhận xét này
cần tìm hiểu thêm về ngữ cố định. (trang 72)
Phạm Minh Tiến trong “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán (có đối
chiếu với tiếng Việt) ” (2008) đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một bộ phận
tiêu biểu của ngữ cố định, có cấu trúc hình thái ổn định, hoàn chỉnh và bóng
bảy về mặt ngữ nghĩa, thường mang theo nét nghĩa đặc trưng, có văn phong
khẩu ngữ và thường có vần điệu, là đơn vị ngôn ngữ văn hóa.” (trang 5)
Tổng hợp những quan điểm trên, dễ dàng nhận ra, có 3 dòng quan điểm chủ
đạo xuất hiện trong suốt quá trình nghiên cứu về thành ngữ. Lần lượt là:
Quan điểm 1 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, có chức
năng đặt tên (xưng danh) , cấu trúc ổn định, ý nghĩa hoàn chỉnh.
Quan điểm 2 cho rằng thành ngữ là một loại đoản ngữ cố định, ngoài hình
thức kết cấu chặt chẽ và nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh, còn mang đậm tính
tượng hình và tính biểu tình (thể hiện tình cảm) .

Quan điểm 3 cho rằng thành ngữ là đơn vị văn hóa ngôn ngữ.
Do đó, có thể rút ra thành ngữ tiếng Việt bao gồm những đặc điểm sau:
Thành ngữ là một bộ phận của ngữ cố định, có kết cấu ổn định, ý nghĩa hoàn
1 Thái Tâm Giao 山山山 (2011) , 山山山山山山山山, Luận văn tiến sĩ Đại học Sư phạm Hoa Đông

14


chỉnh vượt ra ngoài nghĩa mặt chữ, ngoài ra còn mang tính hình tượng và tính
bóng bảy. Thành ngữ mang nhiều đặc trưng của khẩu ngữ, mang đậm tính tiết
tấu. Thành ngữ là một đơn vị văn hóa ngôn ngữ.
Xét thấy, quan điểm do Phạm Minh Tiến đưa ra là phù hợp với mục đích
thu thập ngữ liệu của luận văn, chú trọng đến cấu trúc và có đề cập đến yếu tố
văn hóa.
1.1.2 Khái niệm thành ngữ tiếng Hán
“Từ Hải” xuất bản năm 1936 có đưa ra định nghĩa thành ngữ: “Thành ngữ là
cổ ngữ có nguồn gốc từ kinh truyện, hay ngạn ngữ, ca dao được nhiều người
biết đến, thường được người hiện đại sử dụng”. (dẫn theo Thái Tâm Giao 山山山
(2011) , 山山山山山山山山, Luận văn tiến sĩ Đại học Sư phạm Hoa Đông, trang 8)
“Từ Hải – Phần từ vựng” bản có chỉnh sửa tháng 5 năm 1979 (dẫn theo Thái
Tâm Giao 山山山 (2011) , 山山山山山山山山, Luận văn tiến sĩ Đại học Sư phạm Hoa
Đông, trang 8) đưa ra định nghĩa về thành ngữ như sau: “Một thành viên của
thục ngữ, quen được dùng trong một thời gian dài, là cụm từ ngắn gọn, xúc
tích. Thành ngữ tiếng Hán thường ở dạng cụm bốn chữ, nguồn gốc không
thống nhất, phong phú đa dạng. Có những thành ngữ có thể hiểu được ngay từ
nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” … Có
những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa, ví dụ: “Ngu
Công dời núi”, “Ôm cây đợi thỏ” …”
Bản “Từ hải” chỉnh sửa tháng 9 năm 1979 (dẫn theo Thái Tâm Giao, trang
8)2, định nghĩa của thành ngữ có chút sửa đổi: “Thành ngữ là một loại thục

ngữ, ngữ cố định được sử dụng nhiều, thường tồn tại ở dạng cụm 4 chữ, tổ
chức đa dạng, nguồn gốc phong phú. Có những thành ngữ có thể hiểu được
ngay từ nghĩa mặt chữ, ví dụ: “Vạn tử thiên hồng”, “Thừa phong phá lang” …
Có những thành ngữ phải tìm hiểu nguồn gốc mới hiểu được ý nghĩa, ví dụ:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: đối chiếu thành ngữ chỉ con số tiếng nhật và tiếng việt, thành ngữ hán việt tiếng trung và tiếng việt, thành ngữ chỉ hoa và nước, các luận văn về tục ngữ hàn quốc và việt nam, so sánh đặc điểm của tục ngữ dự báo thời tiết trong tiếng Hàn và tiếng việt, thành ngữ việt nam liên quan đến lửa, những thành ngữ tiếng trung có liên quan đến mắt, so sánh thành ngữ chỉ tình yêu của trung quốc và việt nam, so sánh đối chiếu thành ngữ về cuộc sống, đối chiếu thành ngữ yếu tố nước trung quốcvieetj nam, các đề tài trong nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu tiếng trung, nghiên cứu đối chiếu thành ngữ trong tiếng hàn và tiếng việt, đối chiếu tjục nugwx, thành ngữ tiếng hán và văn hóa màu sắc truyền thống, ý nghĩa tương đương và đối lập trong thành ngữ tục ngữ, kết cấu đảo của thành ngữ và tục ngữ, luận án về tục ngữ thành ngữ, sự giống và khác nhau giữa tiếng việt và tiếng hán, đối chiếu ngữ âm tiếng trung và tiếng việt, sự khác nhau giữa tiếng lóng tiếng việt và tiếng trung, so sánh ca dao tục ngữ về nhà ở của việt nam và hàn quốc, Luận văn về so sánh từ ngữ tiếng Việt và tiếng trung, nghiên cứu đối chiếu về thành ngữ, so sánh thành ngữ tiếng hàn quốc, so sánh tục ngữ hán việt
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và Tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 6
V Khảo sát thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ con số trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt có yếu Tiếng Trung 1
E Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con vật : Trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt tương đương Tiếng Trung 2
X Đối chiếu nhóm thành ngữ chỉ tâm lý - tình cảm trong tiếng Nga và Tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
N Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn - Việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (Nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa) Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đối chiếu các thành ngữ thời tiết trong tiếng Hán và tiếng Việt Ngoại ngữ 2
M Nghiên cứu về từ ngữ có thành tố "Nước, Lửa" trong tiếng Hán hiện đại (Đối chiếu chúng với các từ ng Ngoại ngữ 2
D Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ) Khoa học Tự nhiên 0
D BÀI THI đối CHIẾU TRƯỜNG từ VỰNG màu sắc Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đối chiếu tiếng lóng của giới trẻ pháp và việt nam trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top