anhhiepvma

New Member

Download miễn phí Đề tài Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó





Mục lục
 
I. Một số khái niệm sử dụng trong bài 2
II. Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 3
1. Khủng hoảng tài chính tại Mỹ 3
2. Khủng hoảng tài chính trên thế giới 4
III. Nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó 5
1. Nguyên nhân khủng hoảng: 5
2. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của Mỹ 9
3. Giải pháp đối phó với khủng hoảng của châu Âu 11
IV. Khủng hoảng tài chính tại Việt Nam 12
1. Tác động của khủng hoảng tài chính đến Việt Nam 12
2. Bài học từ khủng hoảng 16
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mục lục
Một số khái niệm sử dụng trong bài
Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các loại hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng.
Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009: là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp.
MBS(mortgage-backed securities): là các chứng khoán sinh ra từ sử dụng huy động vốn bằng hình thức Đòn bẫy tài chính thông qua việc Cổ phiếu hóa các khoản vay nợ mua nhà.
CDO(collateralized debt obligation): là chứng khoán đảm bảo bằng một danh mục các tài sản rủi ro. Có thể hiểu là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp.
Cho vay dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hay có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Chứng khoán hóa là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.
Diễn biến chính cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008
Khủng hoảng tài chính tại Mỹ
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.Khủng hoảng càng lúc càng trầm trọng hơn,và hệ quả là hàng loạt tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng
Một số đại gia lớn bị gặp nạn:
-Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial
-Ngày 16/3/2008,ngân hàng JP morgan chase đã mua lại Bearstearn.
-15/9/2008: Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch cũng bị Bank of America Corp thâu tóm
- Ngày 25/9: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ .Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng thương mại bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
-Ngày 7/9/2008 bộ tài chính Mỹ tuyên bố đặt hai công ty Fannie mae và Fredie Mac dưới sự quản lý của chính phủ
-Ngày 16/09 FED và bộ tài chính quốc hữu hóa AIG bằng cách bơm 85 tỷ USD và sở hữu 79,9% cổ phần của công ty này
Khủng hoảng tài chính trên thế giới
Khủng hoảng tài chính tại châu Âu
Các nền kinh tế châu Âu cũng không thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng. Nhiều ngân hàng,tổ chức tín dụng châu Âu cũng chịu chung số phận: Ngân hàng Northern Rock bị Anh quốc hữu hóa. Deutsche Bank của Đức và UBS của Thụy Sĩ phải tăng mức trích lập dự phòng do những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố.
Khủng hoảng tài chính tại châu Á
Các nước có nền kinh tế phát triển là những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng trên.
Tại Nhật,tập đoàn bảo hiểm Yamato life insurance Co. chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi các khoản nợ vượt tài sản 11,5 tỷ yen(tương đương 116 triệu USD) và trở thành mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á.Tại Hàn Quốc,kinh tế nằm trong tình trạng báo động đỏ khi đồng won mất giá tới 40% chỉ trong 10 tháng năm 2008.
Nguyên nhân khủng hoảng, các giải pháp và hiệu quả của các giải pháp đó
Nguyên nhân khủng hoảng:
Nguyên nhân sâu xa:
Bong bóng nhà đất ở Mỹ từ năm 2005:
Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà đất ở Mỹ ( diễn ra khoảng năm 2005-2006 ) với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Từ vài năm trước đó, giá nhà tăng cao cùng với việc được phép vay vs điều kiện rất đơn giản. Nhiều khách hàng đã tranh thủ tiền của các ngân hàng đầu tư để đầu cơ vào bất động sản với hy vọng kiếm được nhiều tiền từ các khoản mua bán chênh lệch.
Dựa vào biểu đồ,có thế thấy:
Năm 2002 – 2005: Giá nhà tăng lên 1 cách nhanh chóng ,giá ở các bang Arizona, California, Florida, Hawaii và Nevada đã tăng trên 25% một năm.
Cuối năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5,35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường.
Cuối năm 2006 đầu năm 2007: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó.
Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Một cách nhanh chóng kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký Bộ Tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”…
Chứng khoán hóa
Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính. Tuy nhiên, vì có tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vi 2 loại ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUAL2K ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÒNG CHÍNH SÔNG HƯƠNG Khoa học kỹ thuật 0
B [Free] Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 và sự ảnh hưởng Luận văn Kinh tế 0
K Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân của khủng hoảng tài chính năm 2008, nêu diễn biến và tác động tới thị Tài liệu chưa phân loại 0
R Quá trình phát triển chính sách lãi suất và những tác động đến diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
M Sử dụng mô hình cung cầu để phân tích diễn biến giá xăng dầu trên thế giới và các chính sách giải qu Tài liệu chưa phân loại 0
I Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, khủng hoảng Tài Chính Thế Giới hiện nay (diễn biến từ 2007 đến nay) Tài liệu chưa phân loại 2
G Đặc điểm diễn biến huyết áp 24 giờ của bệnh nhân tai biến mạch não Luận văn Kinh tế 0
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu diễn biến lâm sàng và hình thái ổ máu tụ ở bệnh nhân chảy máu não nhu mô trên lều trong 7 Y dược 0
S Ừng dụng phân tích kỹ thuật phân tích diễn biến giá của cổ phiếu ACB Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top