11a1_mylove

New Member

Download miễn phí Đồ án Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi dầu tiếng





Danh mục bảng.

Danh mục hình và đồ thị.

Mở đầu.

CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trang

1.1 Mục tiêu và nội dung đề tài 1

1.1.1 Mục tiêu của đề tài 1

1.1.2 Nội dung của đề tài 1

1.2 Phương pháp thực hiện 1

1.2.1 Phương pháp luận 1

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

1.2.2.1 Thu thập tài liệu 2

1.2.2.2 Phân tích trong phòng thí nghiệm 2

1.2.3 Phương pháp tiếp cận và tổ chức thực hiện 4

1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận 4

1.2.3.2 Phương pháp tổ chức thực hiện xây dựng báo cáo 4

1.3 Sự cần thiết của đề tài 4

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU.

2.1 Đặc điểm tự nhiên 6

2.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 6

2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 6

2.1.3 Đặc điểm khí hậu 7

2.1.3.1 Chế độ nhiệt 7

2.1.3.2 Chế độ ẩm 7

2.1.3.3 Chế độ bốc hơi 7

2.1.3.4 Chế độ mưa 7

2.1.3.5 Chế độ gió 8

2.1.3.6 Chế độ chiếu sáng 8

2.1.4 Đặc điểm thủy văn nguồn nước 8

2.1.5 Đặc điểm địa chất 11

2.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng 11

2.1.6.1 Đất thềm cao 11

2.1.6.2 Đất phù sa mới 12

2.1.7 Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực hồ Dầu Tiếng 12

2.1.8 Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12

2.1.8.1 Sinh thái cạn và đa dạng sinh học 12

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ử dụng nguồn nước tưới, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt. Tuy vậy, hầu như tất cả các điểm lấy mẫu đều có giá trị FeTS nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A, chỉ duy nhất điểm N8 là vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Trên hệ thống kênh tiêu.
Hàm lượng FeTS trên các kênh tiêu trong tháng 5 khá thấp và nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A, dao động từ 0.114 – 0.845 mg/l. Ngoại trừ điểm T4 (rạch Tây Ninh) có hàm lượng FeTS đo được vào tháng 10 đạt 3.094 mg/l vượt quá tiêu chuẩn nước mặt loại B và T8 (kênh tiêu tiếp nhận nước thải từ nhà máy khoai mì đổ ra kênh chính Đông) có giá trị FeTS là 1.165 mg/l vượt qua tiêu chuẩn nước mặt loại B.
Diễn biến hàm lượng nhôm trong nước
Hầu hết giá trị Al3+ đo được trong kênh tưới và kênh tiêu của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng là rất nhỏ, chỉ nằm trong khoảng 0.011 – 0.09 mg/l, ngoại trừ có điểm N8 có giá trị Al3+ đạt tới 0.77 mg/l.
Các vị trí lấy mẫu trên hệ thống kênh tiêu của kênh chính Tây và chính Đông cho thấy hàm lượng Al3+ là rất nhỏ, dao động trong khoảng 0.009 – 0.097 mg/l. Trong thời đoạn mùa khô làm lượng Al3+ trong nguồn nước của các kênh tiêu nhỏ hơn so với giá trị đo được trong thời đoạn mùa mưa. Điều này cho thấy ảnh hưởng của sự thoát nhôm từ trong đất của các khu tưới do kênh chính Tây và kênh chính Đông đảm trách đến nguồn nước là không đáng kể.
Diễn biến hàm lượng nitrit trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hầu hết các điểm lấy mẫu trên hệ thống kênh tưới đều có giá trị N-NO2- biến thiên trong khoảng từ 0 – 0.02 mg/l, nằm trong khoảng giá trị giới hạn cho phép giữa cột A và cột B trong bảng tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng N-NO2- trong mẫu nước trên hệ thống kênh tưới chưa đến giới hạn gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu hầu hết các giá trị của N-NO2- dao động trong khoảng từ 0.005 – 0.043 mg/l, nằm trong tiêu chuẩn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B. Ngoại trừ hai vị trí có giá trị N-NO2- tương đối cao vào thời kì mùa mưa đó là điểm T3 đạt 1.288 mg/l và T4 đạt 0.575 mg/l vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B, nguyên nhân do đây là hai vị trí tiếp nhận nước thải trực tiếp từ nhà máy đường và nước thải sinh hoạt từ thị xã Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng nitrat trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Giá trị N-NO3- trong hầu hết các vị trí lấy mẫu đều biến thiên trong khoảng 0.001 – 0.14 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép của cột A theo tiêu chuẩn nước mặt. Tuy nhiên tại vị trí N8 (cuối kênh Tân Hưng) có giá trị N-NO3- đo được là 1.95 mg/l là khá cao so với các vị trí khác trong toàn bộ hệ thống, nguyên nhân do đây là cuối kênh dẫn nên lượng phân bón (N, P, K) dồn vào, nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại A.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu giá trị N-NO3- dao động trong khoảng từ 0.008 – 0.056 mg/l, nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt.
Như vậy, trong năm 2004 này nguồn nước trong toàn bộ hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng không bị ảnh hưởng bởi N-NO3-.
Diễn biến hàm lượng Amoni trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Trị số N-NH4+ đo được tại hầu hết các vị trí trên hệ thống kênh tưới và cửa cống lấy nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng dao động trong khoảng 0.03 – 0.233 mg/l và cao nhất tại điểm thu mẫu N8 đạt trị số 0.499 mg/l. Như vậy, chỉ ít vị trí có nồng độ N-NH4+ nằm trong giới hạn cho phép của cột A còn lại hầu hết là nằm trong giới hạn của cột B trong tiêu chuẩn nước mặt.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trong các kênh tiêu, vào mùa mưa ngoại trừ điểm T9 thuộc kênh tiêu T3 có hàm lượng N-NH4+ khá thấp (0.042 mg/l) đạt tiêu chuẩn loại A còn lại hầu hết các điểm quan trắc khác đều có hàm lượng N-NH4+ cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại A, tuy vậy vẫn nằm trong mức cho phép của tiêu chuẩn loại B. Cá biệt tại điểm T3 vào mùa khô giá trị N-NH4+ đạt 5.164 mg/l và đã gây ô nhiễm amoni tại đây, nguyên nhân chính là do kênh tiêu này tiếp nhận nguồn thải trực tiếp từ nhà máy đường Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng Sulfate trong nước
Hàm lượng SO42- đo được trong nước vào thời kì mùa mưa và nhỏ hơn so với thời điểm lấy mẫu vào mùa khô, do nguồn nước mưa và nước lũ từ thượng nguồn có chất lượng tốt đã pha loãng làm giảm nồng độ SO42-.
Hàm lượng SO42- trong nguồn nước trên hệ thống kênh tiêu dao động trong khoảng 0.64 – 1.91 mg/l, chỉ có vị trí T1 vào mùa mưa là nồng độ SO42- tăng lên đột ngột đạt 9.5 mg/l. Tuy nhiên nhìn chung giá trị SO42- vẫn ở mức thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều.
Diễn biến hàm lượng phosphat trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Giá trị P-PO43- giữa thời kì mùa mưa và mùa khô không thay đổi nhiều và khá ổn định. Giá trị P-PO43- tại các vị trí dao động trong khoảng từ 0.025 – 0.135 mg/l, ngoại trừ điểm N10 (trên kênh nhánh TN15 lấy nước từ kênh chính Tây) có giá trị đo được vào mùa mưa là 0.29 mg/l và mùa khô là 0.36 mg/l. Với hàm lượng P-PO43- trong nước cao có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước làm rong tảo phát triển mạnh.
Trên hệ thống kênh tiêu
Trên hệ thống kênh tiêu hàm lượng P-PO43- đo được tương đối giống như trên các kênh tưới, dao động của các giá trị đo từ 0.025 – 0.14 mg/l, duy chỉ có tại điểm T4 vào thời kì mùa mưa giá trị P-PO43- tăng đột ngột đạt 0.42 mg/l, do kênh T4 tiếp nhận nước thải từ thị xã Tây Ninh.
Diễn biến hàm lượng Kali trong nước :
Trên hệ thống kênh tưới
Nguồn nước trong khu tưới có hàm lượng K+ vào mùa mưa và mùa khô khá giống nhau đồng thời có sự chênh lệch không đáng kể. Giá trị K+ rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0.739 – 1.251 mg/l. Tuy nhiên vào mùa khô tại điểm N8, N9 thì giá trị K+ khá cao đạt 5.785 mg/l và 3.656 mg/l; nhưng vào mùa mưa thì nước mưa đã làm giảm nồng độ K+ tại hai vị trí này.
Trên hệ thống kênh tiêu
Cũng như hệ thống kênh tưới, hệ thống kênh tiêu cũng có hàm lượng K+ khá nhỏ, phần lớn chỉ dao động trong khoảng 0.094 – 1.251 mg/l, chỉ có điểm T1 vào mùa mưa nồng độ K+ tăng đột ngột lên tới 3.1 mg/l, nguyên nhân là do có sự tiêu thoát một phần lượng phân bón xuống lòng kênh dẫn. Nhìn chung hàm lượng K+ không gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước mặt trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
Diễn biến hàm lượng DO trong nước :
Trên hệ thống kênh tưới
Hàm lượng DO trong hệ thống kênh tưới trong thời kì mùa mưa đạt giá trị khá cao, dao động trong khoảng 5.71 – 8.1 mgO2/l.
Vào thời kì mùa khô chỉ số DO trên hệ thống kênh tưới luôn có giá trị nhỏ hơn mùa mưa nhưng vẫn nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
Trên hệ thống kênh tiêu
Hàm lượng DO trong hầu hết các kênh tiêu vào mùa mưa tương đối cao, dao động từ 6.5 – 7.8 mgO2/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A. Ngoại trừ một số điểm có dấu hiệu ô nhiễm thì giá trị DO trở nên thấp, như điểm T4 chỉ số DO chỉ đạt 5.8 mgO2/l nằm trong giới hạn tiêu chuẩn nước mặt loại B. Riêng điểm T3 bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng, chỉ số DO rất thấp, chỉ đạt 0.75 mgO2/l.
Trong tháng 5 hàm lượng DO trong kênh tiêu đều giảm nhiều so với tháng 11, tuy nhiên vẫn nằm trong tiêu chuẩn nước mặt loại B. Riêng điểm T3 có dấu hiệu ô nhiễm nặng hơn, giá trị DO chỉ đạt 0.55 mgO2/l và điểm T4 giá trị DO cũng chỉ đạt 1.05 mgO2/l.
Như vậy các kênh tiêu là những nguồn gây ô nhiễm trong hệ thống, đặc biệt là điểm T3 trên kênh tiếp nhận nguồn nước thải từ nhà máy đường đổ ra kênh chính Tây gây ô nhiễm nặng và điểm T4 là rạch Tây Ninh gần thị xã Tây Ninh.
4.2.1.2 Diễn biến thành hữu cơ và vi sinh
Diễn biến tổng coliform trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hầu hết các điểm lấy mẫu đều có giá trị tổng coliform dao động trong khoảng từ 4×101MPN/100ml tới 198×101MPN/100ml nằm trong giới hạn cho phép của cột A tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, có thể cung cấp nước cho sinh hoạt nhưng phải qua các bước xử lí. Riêng tại hai vị trí N10 và N11 là có giá trị tổng coliform tăng cao vào thời kì mùa khô, giá trị đạt tới 530×101MPN/100ml và 540×101MPN/100ml nhưng vẫn đạt được giới hạn cho phép của cột B.
Trên hệ thống kênh tiêu
Kết quả từ biểu đồ cho thấy hàm lượng tổng coliform trên hệ thống kênh tiêu vào thời kì mùa khô có xu thế lớn hơn mùa mưa tại các điểm lấy mẫu, tuy nhiên hầu hết các giá trị vẫn nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt loại A. Ngoại trừ các vị trí T3, T4, T8 có giá trị tổng coliform vào tháng 5 tương đối cao gần tới giới hạn trên của tiêu chuẩn nước mặt loại B, đây là các vị trí tiếp nhận nước thải từ các nhà máy và các khu dân cư chưa qua xử lý.
Diễn biến COD trong nước
Trên hệ thống kênh tưới
Hàm lượng COD tại các vị trí lấy mẫu trên kênh tưới vào thời đoạn mùa mưa dao động trong khoảng 2.7 – 4.9 mgO2/l, trong khi đó vào thời kì mùa khô giá trị của COD dao động trong khoảng 4.3 – 6.8 mgO2/l.
Tất cả các giá trị COD đo được trong mẫu nước trên kênh tưới đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại A
Trên hệ thống kênh tiêu
Giá trị COD tại hầu hết các điểm trên các kênh tiêu tương đối thấp đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A. Tuy nhiên có một số điểm có dấu hiệu ô nhiễm nặng như T6, T4 (điểm tiếp nh...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) TẠI PHƯ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, áp dụng mô hình Qual2K đề dự báo diễn biến chất lượng nước trên lưu vực sông Cầu Khoa học Tự nhiên 0
D ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUAL2K ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÒNG CHÍNH SÔNG HƯƠNG Khoa học kỹ thuật 0
G Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống "diễn biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn Kinh tế chính trị 0
C Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 Môn đại cương 4
N Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường đất mặn ở ven biển đồng bằng sông Cửu Long Môn đại cương 0
G Đánh giá sơ bộ chất lượng nước một số sông tỉnh Bắc Ninh, dự báo diễn biến chất lượng nước, đề xuất Môn đại cương 2
C Đánh giá hiện trạng và phân tích diễn biến chất lượng nước mặt tỉnh Nghệ An Môn đại cương 4
G Đặc điểm diễn biến huyết áp 24 giờ của bệnh nhân tai biến mạch não Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu diễn biến lâm sàng và hình thái ổ máu tụ ở bệnh nhân chảy máu não nhu mô trên lều trong 7 Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top