daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................... ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục những chữ viết tắt sử dụng trong luận văn ....................................... iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục hình, biểu đồ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do lựa chọn đề tài ........................................................................................1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
6. Cấu trúc luận văn.............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.........................................4
1.1. Tổng quan về dạy học theo dự án.................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án..............................................................5
1.1.3. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án .....................7
1.1.4. Ưu điểm, hạn chế của dạy học theo dự án.................................................8
1.1.5. So sánh hình thức dạy học dự án với dạy học truyền thống....................10
1.1.6. Phân loại dự án học tập............................................................................11
1.1.7. Các hoạt động cơ bản trong dạy học theo dự án .....................................12
1.1.8. Tiến trình dạy học theo dự án..................................................................16
1.2. Dạy học Hình học lớp 8 ở trường Trung học cơ sở....................................17
1.2.1. Đặc thù hình học lớp 8 ở trường trung học cơ sở....................................17
1.2.2. Nội dung chương trình hình học lớp 8 ở trường Trung học cơ sở ..........18
1.2.3. Mục đích, yêu cầu khi dạy học Hình học lớp 8 cho học sinh ở trường
Trung học cơ sở .................................................................................................19iv
1.3. Thực trạng dạy học Hình học 8 cho học sinh ở trường Trung học cơ sở...22
1.4. Kết luận chương 1.......................................................................................25
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC HÌNH HỌC 8 THEO DỰ ÁN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................27
2.1. Một số định hướng khi tổ chức dạy học Hình học 8 theo dự án cho học
sinh Trung học cơ sở .........................................................................................27
2.2. Tiêu chí lựa chọn nội dung để tổ chức dạy học theo dự án cho học sinh
lớp 8 ...................................................................................................................29
2.3. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho
học sinh .............................................................................................................30
2.4. Ví dụ tổ chức dạy học Hình học 8 theo dự án cho học sinh.......................33
2.4.1. Tổ chức dạy học theo dự án nội dung “Tam giác đồng dạng”................33
2.4.2. Tổ chức dạy học theo dự án khi dạy nội dung “Lăng trụ đứng. Hình
chóp đều” ...........................................................................................................45
2.5. Kết luận chương 2.......................................................................................59
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................61
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................61
3.2. Đối tượng thực nghiệm...............................................................................61
3.3. Nội dung và hình thức thực nghiệm sư phạm ............................................62
3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..............................................................62
3.3.2. Hình thức thực nghiệm ............................................................................62
3.3.3. Thời gian thực nghiệm.............................................................................63
3.4. Đánh giá thực nghiệm sư phạm..................................................................63
3.4.1. Đánh giá định lượng ................................................................................63
3.4.2. Đánh giá định tính ...................................................................................71
3.5. Kết luận chương 3.......................................................................................74
KẾT LUẬN.......................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76
PHỤ LỤC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
DATDA Dạy học theo dự án
DAHT Dự án học tập
ĐC Đối chứng
HS Học sinh
PPDH Phương pháp dạy học
THCS Trung học cơ sở
TN Thực nghiệmv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào..................................61
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm kiểm tra 45 phút...............................................69
Bảng 3.3. Bảng tổng kết kết quả điều tra (theo các tiêu chí) ............................72
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Đặc điểm của DHTDA ........................................................................7
Hình 1.2. Phân loại DHTDA .............................................................................12
Hình 1.3. Tiến trình DHTDA ............................................................................16
Biểu đồ 1.1. Mức độ hiểu biết về DHTDA .......................................................22
Biểu đồ 1.2. Mức độ sử dụng DHTDA của giáo viên.......................................23
Biểu đồ 1.3. Khó khăn khi sử dụng DHTDA....................................................23
Biểu đồ 1.4. Thái độ của học sinh khi học nội dung Hình học 8 ......................24
Biểu đồ 1.5. Thái độ học tập của học sinh với hình thức DHTDA...................24
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về điểm kiểm tra 45 phút của hai lớp TN và ĐC ............691
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định đầu tư cho phát triển giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh nước ta đang tích cực, chủ động
hội nhập quốc tế nên việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là rất cần thiết.
Trong đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới cách thức tổ chức dạy học là một
giải pháp được xem là then chốt, điều đó đã được minh chứng trong các văn
bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước:
Quyết định số 16/2006/QĐ –BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu
rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối
tượng của học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh”.
Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần
thứ 8 khóa XI đã nhấn mạnh [1]: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học".
Mục đích của quá trình đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm
trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh. Dạy học theo dự án (DHTDA)
là một trong những hướng góp phần đáp ứng được mục đích của việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, khắc phục được những hạn chế nhất định của
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
phương pháp dạy học truyền thống. DHTDA giúp học sinh năng động, tự lực,
chủ động, tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức, tạo môi trường thúc đẩy lẫn
nhau trong học tập của học sinh và hướng tới sự phát triển toàn diện.
Trong nội dung môn Toán ở bậc THCS, nội dung hình học 8 là một trong
những mạch kiến thức chính ở trường THCS, qua nội dung này cung cấp cho
học sinh các định lý và các tính chất nền tảng để giải những bài toán thực tế .
Ở Việt Nam, hiện đã có một số tác giả nghiên cứu về DHTDA như: Trần
Việt Cường (2012) về đề tài "Tổ chức DHTDA học phần Phương pháp dạy học
môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán",
Trần Thị Hoàng Yến (2012) về đề tài "Vận dụng DHTDA trong môn Xác suất
và Thống kê ở trường đại học (chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật)", luận văn
thạc sĩ Khoa học giáo dục của Nguyễn Đắc Thắng về đề tài “Vận dụng DHTDA
trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 10-11 Trung học phổ thông (ban cơ
bản)”... Có thể nói, những nghiên cứu về việc vận dụng DHTDA trong dạy học
môn toán ở trường THCS nói chung và trong dạy học chủ đề tam giác đồng
dạng nói riêng còn chưa nhiều. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu về DHTDA
trong dạy học vẫn có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Vì vậy, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu của luận văn này là "Dạy học
hình học 8 theo dự án cho học sinh THCS".
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA.
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học hình học 8 ở trường THCS.
- Vận dụng phương pháp DHTDA vào tổ chức dạy học một số nội dung
Hình học lớp 8 cho học sinh THCS.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về DHTDA để tổ chức dạy học hình học 8 theo
dự án nhằm giúp học sinh không những nắm vững được các kiến thức hình học3
8 mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; hướng tới
phát triển kỹ năng tư duy, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn
cho học sinh THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên tổ chức dạy học hình học 8 theo dự án một cách phù hợp
thì học sinh không những nắm vững được các kiến thức về hình học mà còn phát
triển tư duy, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học
tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu một số tài liệu về lý luận
dạy học, phương pháp dạy học môn Toán, tài liệu về DHTDA để hệ thống hóa
cơ sở lý luận của việc tổ chức DHTDA.
- Điều tra, quan sát: Dự giờ, khảo sát, quan sát hoạt động dạy học của
giáo viên và hoạt động học tập của học sinh để đánh giá thực trạng tổ chức
DHTDA trong hoạt động dạy và học ở trường THCS.
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá
tính phù hợp và khả thi của đề tài.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Tổ chức dạy học hình học 8 theo dự án cho học sinh THCS
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về dạy học theo dự án
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Dự án
Thuật ngữ “Dự án” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “Projicere” ,trong
tiếng Anh là “Project” có nghĩa là phác thảo, dự thảo hay thiết kế. Ngày nay,
khái niệm dự án được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo tiêu chuẩn DIN 69901: “Dự án là một kế hoạch, một dự định, về cơ
bản được đặc trưng bởi tính duy nhất của các điều kiện trong tính tổng thể của
nó, ví dụ có mục đích định trước, giới hạn về thời gian, nhân lực và các điều
kiện khác” [16].
Theo các tác giả Clements và Gido (2009): Dự án là một nỗ lực để hoàn
thành một mục tiêu cụ thể thông qua một tập hợp các nhiệm vụ liên quan đến
nhau và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Như vậy, thuật ngữ dự án có thể hiểu là một dự định hay một kế hoạch
được thực hiện bởi một chuỗi các công việc trong một nhóm điều kiện về thời
gian (có hạn), kinh phí, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được các mục đích
đã đề ra. Dự án được thực hiện trong hệ điều kiện nhất định, có tính phức hợp,
tổng thể và được thực hiện có tổ chức [20].
b) Dự án học tập
Dự án học tập (DAHT) là một nhiệm vụ học tập được thực hiện qua dạy
học theo dự án. Do đó, có thể hiểu [3]: DAHT là một dự án trong đó người học
thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành; kết hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau.
c) Dạy học theo dự án
Khái niệm DHTDA được định nghĩa và được hiểu theo nhiều cách
khác nhau:5
Theo Frey K [23], Phương pháp dự án là một con đường giáo dục. Đó là
một hình thức của hoạt động học tập, có tác dụng giáo dục. Quyết định là ở
chỗ: nhóm học sinh xác định một chủ đề làm việc, thống nhất về nội dung làm
việc, tự lực lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý
nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được.
Tác giả Nguyễn Thị Diệu Thảo cho rằng: “DHTDA là một hình thức tổ
chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn với hình thức làm việc nhóm là
chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá
trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [16].
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về DHTDA, nhưng trong mỗi
quan niệm đều nổi bật lên tư tưởng lấy người học làm trung tâm, mọi hoạt động
học tập đều hướng vào người học. Trong DHTDA, người học được tự nghiên
cứu và hoạt động tích cực, sáng tạo trong tư duy cũng như trong nhận thức;
giáo viên là người định hướng, hướng dẫn, trợ giúp người học trong quá trình
kiến tạo kiến thức; tạo ra các sảm phẩm thực tế có thể giới thiệu.
Trong luận văn này, chúng tui đồng nhất với quan niệm [8] “DHTDA là
PPDH, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với
thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và
đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là
những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được”.
1.1.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
DHTDA có các đặc điểm cơ bản sau [4]:
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của mỗi dự án phải được xuất phát từ
những tình huống thực tiễn. Nhiệm vụ của DAHT cần chứa đựng những vấn đề
phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của người học
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các DAHT góp phần gắn việc học tập của
người học trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Việc triển khai thực
hiện các DAHT góp phần mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: Người học có thể được tham gia lựa
chọn đề tài nghiên cứu, lựa chọn những nội dung học tập phù hợp với khả năng
nhận thức và hứng thú cá nhân. Trong quá trình thực hiện DAHT, giáo viên cần
tiếp tục phát triển hứng thú của người học.
- Định hướng hành động: Trong quá trình triển khai thực hiện DAHT có
sự kết hợp giữa việc nghiên cứu nội dung lý thuyết với vận dụng lý thuyết vào
thực hành, vào những hoạt động trong thực tiễn. Thông qua đó, người học có
thể củng cố, mở rộng thêm hiểu biết cũng như có thể rèn luyện những kỹ năng,
những kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân.
- Tính phực hợp: Nội dung của DAHT có sự kết hợp tri thức của nhiều
môn học hay nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính
phức hợp.
- Tính tự lực cao của người học: Trong các giai đoạn của quá trình
DHTDA, người học cần tham gia tích cực và tự lực. Điều đó đòi hỏi và khuyến
khích tinh thân trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu
đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ khi cần thiết. Tuy nhiên,
mức độ tự học cần phù hợp với khả năng của người học và mức độ khó khăn
của nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: Các DAHT thường được thực hiện theo hình thức
làm việc nhóm, trong đó có sự phân công công việc và sự cộng tác làm việc
giữa các thành viên trong nhóm. Trong quá trình triển khai thực hiện DAHT
đòi hỏi và rèn luyện ở người học sự sẵn sàng và kĩ năng cộng tác làm việc giữa
các thành viên trong nhóm, giữa người học với giáo viên, giữa người học với
cộng động học tập
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu
quả của việc tổ chức DHTDA trong dạy học một số nội dung thuộc Hình học
lớp 8 cho học sinh THCS.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Để thực nghiệm sư phạm đạt được hiệu quả và mang tính chính xác, lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng được chọn với yêu cầu tương tương về số lượng
học sinh, điều kiện tổ chức dạy học, trình độ nhận thức của học sinh.
Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng học tập môn Toán
của học sinh và vào số lượng học sinh trong mỗi lớp của khối 8, Trường THCS
Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chúng tui nhận thấy: Lớp 8B
(35 học sinh) và lớp 8C (36 học sinh) có số lượng học sinh gần bằng nhau, điều
kiện tổ chức dạy học, trình độ nhận thức và kết quả học tập môn Toán khi bắt
đầu khảo sát là tương đương nhau (xem Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào
môn Toán của học sinh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0
D Hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 11 – Trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D SKKN sử dụng mô hình trực quan trong dạy học bài giới thiệu về máy tính - tin học 10 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Giáo án Mới Hình học 11 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2018 Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top