redman001vn

New Member
Download Đề tài Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam

Download Đề tài Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam miễn phí





Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là một hoạt động rất mới ở thị trường Việt Nam. Mặc dù theo đánh giá tốc độ tăng trưởng các giao dịch M&A thị trường này đang phát triển khá nhanh nhưng thực chất lượng giao dịch chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là do sự hiểu biết hạn chế của các đối tượng có thể liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Các đối tượng đó là doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, sáp nhập doanh nghiệp
Vấn đề khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là khi muốn bán không biết liên hệ với ai, bán cho ai, khi muốn mua không biết tìm công ty mục tiêu ở đâu. Để khắc phục vấn đề này, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có xuất hiện một số “sàn” giao dịch M&A trên web của các công ty tư vấn về hoạt động M&A như muabancongty.com.vn của Tiger Investment, muabandoanhnghiep.com.vn của JDC, hay ice.com.vn. Tuy nhiên, việc tạo ra các “sàn” giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thực chất chỉ mang tính cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu mua hay bán, tạo cơ hội gặp nhau cho các doanh nghiệp chứ chưa thể thực sự gọi là một sàn giao dịch. Cách thức hoạt động như vậy không phù hợp với đặc tính của hoạt động M&A là “bí mật tuyệt đối”. Theo thông lệ quốc tế các vụ giao dịch M&A thường phải được giữ bí mật cho đến giai đoạn cuối và quá trình giao dịch M&A không đơn giản như cách giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán hay các công cụ phái sinh chứng khoán khác, nên việc xây dựng sàn giao dịch không đơn giản. Để xây dựng một thị trường giao dịch M&A chuyên nghiệp không phải là chuyện xây dựng sàn giao dịch mà vấn đề phải có cơ chế để tạo điều kiện cho sự xuất hiện các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong hoạt động này.
Tóm lại, trong thời gian vừa qua thị trường mua lại và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam đã và phát triển nhanh và có những nét đặt trưng riêng của mình. Điểm nổi bật nhất của thị trường M&A Việt Nam, tạo nên sự khác biệt với thị trường M&A trên thế giới đó chính là thị trường M&A mang tính chất thân thiện, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động M&A đều nhằm hướng đến lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp mình bên cạnh lợi ích của đối tác. Hầu hết các vụ giao dịch chưa có dấu hiệu tiêu cực. Những điểm khác biệt này của thị trường M&A Việt Nam cần được duy trì.
Những lợi ích do hoạt động mua lại, sáp nhập mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam
Về mặt lý thuyết hoạt động M&A có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này và nó cũng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế, nhưng trong điều kiện có sự kiểm soát và giám sát một cách hợp lý đối với hoạt động đó. Trong thời gian đầu xuất hiện tại Việt Nam, hoạt động này có mang lại một số lợi ích cho phía doanh nghiệp, bao gồm:
Đa dạng hóa nguồn vốn huy động cho doanh nghiệp
Để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt, các doanh nghiệp trong nước cần có đủ năng lực tài chính để đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển. Yêu cầu về vốn là yêu cầu mấu chốt của các yêu cầu khác. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trong nội bộ nền kinh tế có giới hạn, các doanh nghiệp cần chủ động để huy động nguồn vốn bổ sung. Chính vì thế mà đã xuất hiện nhiều hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát hành cổ phần là một hướng giải quyết khá thuận lợi được thông qua thị trường chứng khoán. Số vốn của cổ đông hiện hữu đã cạn kiệt, các nhà đầu tư mới trên thị trường trong nước thì có giới hạn nhất định, như vậy, việc phát hành cổ phiếu trực tiếp cho các doanh nghiệp khác (trong và ngoài nước) là một hình thức huy động vốn bằng cổ phiếu rất nhanh và tiện lợi.
Với đặc điểm hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam luôn có sự tham gia của yếu tố nước ngoài, tức là các doanh nghiệp nước ngoài đang hay chưa hoạt động tại Việt Nam mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước thì việc bán cổ phiếu phát hành bổ sung cho các đối tác này là góp phần làm tăng nguồn vốn có thể huy động cho doanh nghiệp. Đây là lợi ích hiện nay của hoạt động M&A mang đậm màu sắc của nền kinh tế Việt Nam, một thị trường mới xuất hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Có thể nói rằng, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước đang khan hiếm, lãi suất vay các tổ chức tín dụng lại ở mức cao thì đây là một kênh huy động vốn rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Lợi ích này chỉ có ở Việt Nam và trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế đó cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước hiện nay quan tâm đến hoạt động mua lại doanh nghiệp. Đến khi hoạt động M&A phát triển và hoạt động với đúng bản chất thực của nó thì có thể lợi ích này sẽ không còn nữa.
Khai thác được những lợi thế lẫn nhau
Hầu hết các giao dịch mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua đều mang tính thân thiện và dựa trên tinh thần hợp tác giữa hai bên đối tác. Sự hỗ trợ lẫn nhau để khai thác những lợi thế của nhau cùng phát triển là điểm thành công của hoạt động M&A ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng trong đó thường là sự khai thác lợi thế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp trong nước lợi thế mà họ có thể nhận được từ các đối tác nước ngoài đó là công nghệ, tính hiện đại trong công tác quản lý, tiếp thị mở rộng thị trường, sản phẩm, tính chuyên nghiệp trong việc khai thác và cung cấp các dịch vụ hiện đại, lợi thế về năng lực tài chính lớn,… Đổi lại doanh nghiệp trong nước chấp nhận sự tham gia của phía nước ngoài vào việc chia lợi nhuận kinh doanh trên một thị trường mới phát triển và phát triển với tốc độ khá nhanh. Đây là đều mà các doanh nghiệp nước ngoài rất mong muốn có được.
Điển hình cho sự khai thác lợi thế của nhau trong các thương vụ giao dịch M&A ở Việt Nam trong thời gian qua như:
Trong vụ HSBC mua cổ phần của Techcombank thì: HSBC đưa một số nhà quản lý có trình độ quốc tế tham gia bộ máy điều hành và một số hoạt động của Techcombank với vai trò tư vấn cao cấp, hỗ trợ Techcombank về công nghệ và kỹ thuật để ngân hàng này trở thành ngân hàng được ưa thích nhất Việt Nam. Mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam là điều mà HSBC mong muốn ở thương vụ này.
Tập đoàn Goldan Sachs trong thương vụ mua cổ phần của công ty Diana thì hữa sẽ hỗ trợ Diana trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh ở Việt Nam và nước ngoài, nâng cao công sản xuất hiện tại và mở rộng sản xuất sang các mặt hàng khác. GS nhận lại từ Diana lợi nhuận xứng đáng cho khoản đầu tư của họ thông qua cổ tức và sự gia tăng giá trị cổ phần.
Sacombank bán cổ phần cho ngân hàng ANZ nhằm hướng đến việc tiếp cận với kỹ thuật quản lý và kinh nghiệm thị trường của ANZ, còn ANZ nhắm đến mạng lưới bán lẻ của ngân hàng, cổ tức và sự gia tăng giá trị cổ phần của ngân hàng Sacombank.
Thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp
Mục đích của việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp hay giúp doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại các hoạt động trong doanh nghiệp để có thể khai thác tốt hơn hay bổ sung thêm các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức để tiến hành tái cấu trúc lại doanh nghiệp, tiến hành mua lại, bán, hay sáp nhập với doanh nghi...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top