adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ST
T
Chữ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 BOT Build operate transfer
Xây dựng-kinh doanh-
chuyển giao
2 BT Build transfer xây dựng-chuyển giao

3 BTO Build transfer operate
xây dựng-chuyển giao-
kinh doanh
4 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
6 FIPA Foreign Investment Promotion
Act
Đạo luật Xúc tiến đầu tư
trực tiếp nước ngoài
6 GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
7 NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới
8 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng:
Biểu:
Biểu đồ 3.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hàn Quốc giai đoạn
2000-2012
Biểu đồ 3.2. Đầu tư FDI vào Hàn Quốc theo hình thức đầu tư giai đoạn 2000-
2009…………………………………………………………………………14
Biểu đồ 3.3: Dòng chảy của FDI vào Hàn Quốc theo ngành 1990-2006
Biểu đồ 5.1: Quy mô tổng vốn đầu tư FDI vào VN theo các lĩnh vực 2007-2012
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) là một phần không thể tách rời của nền kinh tế Hàn Quốc. FDI được coi
là nguồn vốn quan trọng cho việc bổ sung nguồn vốn quốc gia.
Hàn Quốc là một đất nước cùng kiệt tài nguyên, trước thập niên 60 của thế
kỉ 20 vẫn là một đất nước chậm phát triển. Nhưng bắt đầu từ sau những năm
1960, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, đến giữa thập

niên 80 đã trở thành nước công nghiệp phát triển mới (NIC) với một nền kinh
tế hỗn hợp: kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
Nhờ những thay đổi linh hoạt, khoa học và hợp lý, kịp thời trong chính
sách. Từ khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến nay, Hàn Quốc đã
“thay da đổi thịt trở thành một nền kinh tế công nghiệp mới, theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2009, mặc dù GDP của Hàn Quốc đạt
832,5 tỷ USD, giảm so với mức 929 tỷ USD năm 2008, nhưng nước này này
vẫn đứng thứ 15 trên thế giới về quy mô kinh tế.Để có sự tăng trưởng kinh tế
mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy là do sự đóng góp không nhỏ của chính
sách kinh tế đối ngoại, trong đó là sự thay đổi trong chính sách đầu tư quốc tế
của Hàn Quốc.
Có thế mạnh như là một điểm đến có vốn đầu tư nước ngoài, Hàn
Quốc chiếm một vị trí chiến lược trong khu vực Đông Á. Hàn Quốc là quê
hương của một số ngành công nghiệp thành công nhất trên thế giới. Rõ ràng,
đầu tư vào Hàn Quốc với sự phát triển công nghiệp nhanh chóng, tiên tiến là
một sự lựa chọn khôn ngoan cho tương lai. Vì vậy, chính sách thu hút FDI
của Hàn Quốc có những thành công và hạn chế, từ đó Việt Nam sẽ rút ra được
nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Mục tiêu nghiên cứu
5
Trên cơ sở phân tích và đánh giá chất lượng dòng vốn FDI tại Hàn
Quốc trong thời gian qua, đề tài nghiên cứu về chính sách thu hút FDI của
Hàn Quốc giai đoạn 2000-2012,thực trạng, giải phấp thu hút FDI của Hàn
Quốc trong giai đoạn đó cùng với giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dòng
vốn FDI vào Việt Nam và kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc cho đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về mặt không gian: chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc.
+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc

trong giai đoạn 2000-2012 và đề xuất quan điểm,giải pháp cho đến năm
2020.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp
và khái quát hóa; phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy
nạp. Thu thập thông tin, số liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Thống kê,
tổng hợp, phân tích những thông tin thu được. Qua đó rút ra nội dung và kết
luận cho vấn đề.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HÀN QUỐC
6
1.1 Vài nét khái quát chung
Hàn Quốc hay còn gọi là Đại Hàn Dân Quốc - là quốc gia theo thể chế
cộng hòa nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên. Với diện tích:
99.000km
2
,

dân số: 48 triệu người. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul hay còn gọi
là “Hán Thánh”.
1.2 Điều kiện để phát triển kinh tế
Hàn Quốc nằm ở Phía Nam của bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông
Bắc Á với diện tích 99.000 km
2
.
Phía Bắc giáp được ngăn cách với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều
Tiên bởi đường phân giới quân sự chạy dọc vĩ tuyến 38
o
B.
Phía Nam cách Nhật Bản bởi eo biển Triều Tiên.
Phía Đông giáp với biển Nhật Bản.

Phía Tây giáp biển Hoàng Hải và tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc.
Với vị trí này đã giúp cho Hàn Quốc có thể dễ dàng mở cửa giao lưu kinh
tế văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, đường bờ
biển dài, tạo điều kiện thuận lợi cho Hàn Quốc có thể phát triển các ngành
kinh tế biển đặc biệt là có thể xây dựng các hải cảng.
Về mặt điều kiện tự nhiên, có nhiều hạn chế. Đất đai không mấy thuận
lợi để phát triển nông nghiệp, chủ yếu là đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự
nhiên của vùng. Chỉ có một dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, một ít đất bãi
bồi là có thể trồng trọt được nên hàng năm Hàn Quốc vẫn phải nhập khẩu
lương thực từ các nước. Nguồn tài nguyên khoáng sản cùng kiệt nàn, chỉ có ít
than mỡ và quặng sắt nên muốn phát triển công nghiệp hầu hết đều phải nhập
nguyên liệu từ bên ngoài.
Về điều kiện kinh tế xã hội: Hàn Quốc là quốc gia đông dân nhất trong tất
cả các nước NICs. Người dân Hàn Quốc cần cù, yêu lao động, tiết kiệm và tự
tôn dân tộc cao. Đặc biệt chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của một nền văn hóa
7
Khổng giáo. Một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa này là người ta
đề cao lối sống “nhân bản”, mình vì người khác và có truyền thống hiếu học.
Chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo.
Như vậy có thể thấy rằng Hàn Quốc không có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế. Với diện tích nhỏ bé nằm ở phía Đông Bắc Châu Á, giáp
biển Thái Bình Dương, có lẽ lợi thế duy nhất mà Hàn Quốc có được chính là ở
vào vị trí thuận lợi cho giao thông quốc tế, tạo điều kiện dễ dàng cho Hàn Quốc
có thể mở rộng mối quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực cũng như trên
thế giới.
1.3 Tình hình kinh tế Hàn Quốc
Năm 1997, khủng hoảng tài chính Châu Á tác động nghiêm trọng đến
nền kinh tế Hàn Quốc làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng kể.
Năm 1998, một năm sau cuộc khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn
Quốc giảm xuống còn -5,8%. Tuy nhiên bất chấp ảnh hưởng nặng nề của

cuộc khủng hoảng, Hàn Quốc đã khôi phục lại nền kinh tế của mình một cách
nhanh chóng và vững chắc. Đến năm 2012 GDP/người/năm đạt khoảng
22.000 USD.
Ngày 23/6/2012 dân số Hàn Quốc đã vượt quá 50 triệu người, thu
nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt khoảng 23680 USD (theo tiêu chuẩn
tài liệu của IMF). Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi
năm. Với mức thu nhập bình quân đầu người cao như vậy nên người dân Hàn
Quốc cũng đã chi một khoản khá lớn cho tiêu dùng. Hàn Quốc có một nền
kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Tỉ lệ lạm phát của Hàn Quốc ở mức thấp, tỷ lệ lạm phát trung bình của
Hàn Quốc năm 2012 là 2,19%. Trong khi đó dù là 1 nền kinh tế phát triển
nhưng tốc độ tăng trưởng lại thuộc loại cao chứng tỏ sự bền vững của nền
8
kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi căn bản và mang đặc điểm của các
nước phát triển.
Hàn Quốc còn nổi bật trên thế giới với nhiều lĩnh vực công nghiệp có
hàm lượng công nghệ cao. Đây được đánh giá là nền kinh tế nổi trội trong
nhiều lĩnh vực công nghiệp với sản lượng lớn và thứ hạng cao trong bảng
xếp hạng của thế giới. Hàn Quốc còn là nước sản xuất sợi tổng hợp đứng hàng
thứ 4 thế giới và đứng thứ 10 thế giới về sản xuất chất dẻo. Ngành sản xuất, lắp
ráp ô tô phát triển khá mạnh và đang cố gắng để trở thành một trong những nước
đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô. Ba hãng sản xuất ô tô lớn nhất hiện nay là
Daewoo, Huyndai, Kia đang cung cấp công nghệ lắp ráp xe ô tô cho các nước
Đông Nam Á bằng cách chuyển các bộ phận của xe đến các công ty tại Đông
Nam Á để lắp ráp và tiêu thụ tại chỗ. Nhờ vậy, Hàn Quốc đã mở rộng thêm được
thị trường tiêu thụ tại chỗ. Khi xuất khẩu xe ô tô dưới dạng bộ phận rời rạc, Hàn
Quốc có thể tránh được hàng rào thương mại đối với việc nhập khẩu hoàn chỉnh
xe ô tô ở Đông Nam Á, đồng thời thu được bản quyền phát minh với các sản
phẩm của họ. Hơn nữa, việc các hãng sản xuất ô tô của Hàn Quốc chuyển sang

sản xuất ở Đông Nam Á giúp cho Hàn Quốc có thể tránh được những khó khăn
về chi phí lao động đang tăng cao.
Hàn Quốc cũng là một cường quốc trong nghiên cứu khoa học, kể cả lĩnh
vực đỉnh cao như công nghệ gen, nhân bản vô tính. Hiện nay, Hàn Quốc đầu
tư gần 30% GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Tóm lại, mặc dù trong quá trình phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã gặp
không ít những khó khăn nhưng nhờ những nỗ lực và cố gắng của Chính phủ
trong việc đưa ra các kế hoạch phát triển kinh tế cùng với chiến lược công
nghiệp hóa hướng ngoại đã mang lại cho Hàn Quốc những thành công nhất
định, nền kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế thay
đổi rõ rệt. Hàn Quốc ngày càng có chỗ đứng trên trường quốc tế, trở thành
9
một nước giàu mạnh về kinh tế trong vùng Đông Bắc Á.
10
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2012
2.1. Thực trạng chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành tại Hàn Quốc vào năm 1998
với mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997 quét qua đất nước. Chính phủ Hàn Quốc cũng mở cửa thị trường và khuyến
khích tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đạo luật, các nhà đầu tư nước ngoài cũng
nhận được ưu đãi bao gồm giảm thuế, trợ cấp tiền mặt và giá đất phải chăng. Và để làm
cho Hàn Quốc một đất nước thân thiện với doanh nghiệp, chính phủ đã thành lập một kế
hoạch hành động toàn diện để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, kế hoạch này được
xem xét ba năm một lần. Bộ Kinh tế Tri thức đang dẫn đầu trong việc thực hiện kế hoạch
hợp tác với 11 bộ và 8 cơ quan chính phủ khác.
Trong năm 2007, chính phủ Hàn Quốc đã thiết lập một mục tiêu mới là đầu tư tăng
giá trị gia tăng cao và thiết lập một kế hoạch hành động để hỗ trợ khuyến khích các quốc
gia để thu hút các công ty nước ngoài và mở rộng cơ sở hạ tầng liên quan đến FDI. Những
sáng kiến này là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và phạm vi của hệ thống ưu đãi hiện

hành có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nhấn mạnh ưu tiên các ngành công nghiệp cao
và tạo ra các cơ chế hợp tác giữa các cơ quan chính phủ có liên quan. Để kết thúc này,
chính phủ đã đẩy mạnh ưu đãi đầu tư cũng như nâng cấp hệ thống một cửa dịch vụ hiện tại
và hệ thống hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài.
Từ 2008-2010, Hàn Quốc thực hiện rất nhiều những chính sách. Thuế doanh nghiệp
đã giảm, một hệ thống mới đã được giới thiệu để bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ; thủ
tục hành chính đã được sắp xếp hợp lý, làm cho nó dễ dàng hơn để thiết lập một khu liên
hợp công nghiệp, số tiền tối đa của nguồn vốn nước ngoài có thể được vay mượn mà
không cần báo cáo các giao dịch đã được tăng lên; và các tiêu chuẩn báo cáo tài chính
quốc tế đã được được thông qua. Tại các thời gian cùng một, các môi trường sống cho
người dân kinh doanh nước ngoài đã được cải thiện đáng kể có những cơ sở giáo dục và
chăm sóc sức khỏe hơn được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ, một hệ thống xử lý thuận
tiện hơn tại hải quan đối với mọi người kinh doanh nước ngoài sinh sống trong nước hay
quý khách đến thăm Hàn Quốc như cũng như hơn Tiếng Anh- dịch vụ thân thiện. Nhiều
công ty đầu tư nước ngoài đang tiến hành kinh doanh thành công trong sự hài hòa với các
nền kinh tế Hàn Quốc.
Năm 2010, Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi để cải thiện hệ
thống đầu tư nước ngoài hiện hữu và thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch
vụ (Luật số 10.232, vào ngày 5 tháng 4 năm 2010 ban hành, có hiệu lực vào ngày 06 tháng
10). Luật đầu tư sửa đổi cho phép cơ quan có thẩm quyền địa phương cung cấp hỗ tợ tài
chính cho doanh nghiệp nước ngoài nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài. Bộ luật
cũng cho phép bổ nhiệm thanh tra nước ngoài theo lệnh của Tổng thống có quyền yêu cầu
các cơ quan hành chính của chính phủ gửi dữ liệu để giải quyết các vấn đề khó khăn gặp
phải trong lĩnh vực quản lý đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm
tới R&D công nghệ cao, và những nhà đầu tư muốn chuyển các trụ sở khu vực tới Hàn
Quốc sẽ được tiếp cận nguồn hỗ trợ tiền mặt lớn hơn.
Chế độ bảo vệ với nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể phải
đối mặt với nhiều khó khăn, do tình hình chính trị và kinh tế của một quốc gia, trong đó họ
hoạt động, bên cạnh rủi ro kinh doanh bình thường. Với các yếu tố nguy cơ, Hàn Quốc đã

thực hiện chế độ bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các quy định về đầu tư nước
11
ngoài và Giới thiệu Công nghệ quy định về hạn chế và các doanh nghiệp hạn chế.
Ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn: Hàn Quốc miễn giảm
thuế 7 năm với doanh nghiệp FDI có vốn trên 50 triệu USD. Hàn quốc cho phép nhà đầu tư
nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,
sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối
Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và
giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã thấy được
tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ
sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ nhằm tạo môi trường hấp
dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.
Coi trọng đầu tư cho giáo dục: Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử
dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao
động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí
dạy tin học cho mọi đối tượng.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Hàn Quốc chú
trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng
mức lợi nhuận thỏa đáng.
Thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tại Hàn Quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp nước ngoài nhập cảnh và thành lập.
Cải thiện môi trường đầu tư: Người nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Hàn Quốc mà không hạn chế, mặc dù có thể áp dụng giới hạn khi đầu tư
được coi là có hại cho an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe và phúc lợi của công
dân Hàn Quốc, hay bảo vệ môi trường, hay đi ngược lại với đạo đức xã hội đã thiết lập,
hải quan, pháp luật của Hàn Quốc. Thông qua FIPA, đầu tư nước ngoài được cung cấp với
một mức độ cao hơn của bảo vệ đầu tư hơn so với đầu tư gián tiếp, chẳng hạn như đầu tư
thông qua các chứng khoán và trái phiếu. Kiều hối lợi nhuận từ các cổ phiếu được mua lại
bởi các nhà đầu tư nước ngoài và các giao dịch chứng khoán, hiệu trưởng và lệ phí thanh
toán theo hợp đồng vay vốn theo Đạo luật Xúc tiến đầu tư nước ngoài (FIPA), và bồi

thường theo hợp đồng nhập khẩu công nghệ được đảm bảo phù hợp với những gì đã được
phép và báo cáo theo đầu tư nước ngoài nhập khẩu công nghệ hợp đồng tại thời điểm
chuyển tiền.
Hàn Quốc mở các trung tâm hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung các giám
đốc dự án giúp đỡ mọi việc từ tìm địa điểm tốt nhất cho nhà máy, đến giải quyết các vấn đề
quản lý, nộp đơn xin tất cả các chương trình hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ. Chính phủ
đang nỗ lực khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm tới R&D công nghệ cao, và những nhà
đầu tư muốn chuyển các trụ sở khu vực tới Hàn Quốc sẽ được tiếp cận nguồn hỗ trợ tiền
mặt lớn hơn.
2.2. Đánh giá về thành công và hạn chế của những chính sách này
2.2.1. Thành công trong chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc
Sự gia tăng quy mô FDI và mức độ đóng góp quan trọng của sản lượng xuất khẩu
của Hàn Quốc là kết quả của những chủ trương và chính sách đúng đắn mà Hàn Quốc đã
áp dụng trong thời gian qua. Có thể tổng kết và rút ra một số nhận xét như sau:
Chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc phản ánh rõ nét cách tiếp cận của quá trình
cải cách và mở cửa nền kinh tế ở nước này nói chung. Cách tiếp cận này tỏ ra thích hợp vì
nó giúp Hàn Quốc rút ra được những bài học cần thiết trong quá trình tạo lập môi trường
pháp lí đối với FDI. Trong quá trình đó, những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại
cho nến kinh tế Hàn Quốc dần được bộc lộ, khuôn khổ pháp lí đối với FDI ở Hàn Quốc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
A Giá - Chính sách giá trong kinh doanh lữ hành tại công ty Du lịch - dịch vụ Tây Hồ (thực trạng và giải pháp thu hút khách) Công nghệ thông tin 2
T Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến khách sạn Hoàng Hà Hà Nội Công nghệ thông tin 2
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
R Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam Luận văn Kinh tế 0
O Hoàn thiện chính sách giá nhằm thu hút khách đến Khách sạn Ngọc Mai Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top