nh0cthjckkh0c

New Member

Download miễn phí Các giải pháp tăng cường hoạt động marketing trong xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam





 

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM. 65

I. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may. 65

1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới và xu hướng biến động của môi trường. 65

1.1. Dự báo nhu cầu hàng dệt may của thế giới 65

1.2. Xu hướng biến động của môi trường 66

1.2.1. Môi trường kinh tế 66

1.2.2. Môi trường chính trị, pháp luật. 67

1.2.3. Môi trường cạnh tranh. 68

2. Mục tiêu và triển vọng phát triển xuất khẩu mặt hàng dệt may. 69

II. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 73

1. Các thông tin cần thu thập. 74

1.1. Quy mô cơ cấu của thị trường may mặc xuất khẩu. 74

1.2.1. Môi trường dân cư: 75

1.2.2. Môi trường kinh tế: 75

1.1.3. Môi trường văn hoá xã hội: 76

1.1.4. Môi trường luật pháp: 78

1.1.5. Môi trường cạnh tranh: 79

2.Lựa chọn và mở rộng thị trường xuất khẩu. 80

3. Mô hình BCG về việc quản lý thị trường xuất khẩu. 83

III.Hoàn thiện các chính sách Marketing - mix. 86

1. Chính sách sản phẩm. 86

1.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm. 88

1.2. Đa dạng hoá kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm. 88

1.3.Vấn đề nhãn hiệu sản phẩm 89

2. Chính sách giá xuất khẩu. 89

3. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. 92

4.Đẩy mạnh truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. 93

IV. Một số kiến nghị về phía môi trường vĩ mô nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và Marketing xuất khẩu. 95

1. Chính sách về đầu tư phát triển 95

2. Chính sách về thị trường xuất khẩu 95

3. Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm 96

4. Chính sách về phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. 96

5. Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo 97

6. Chính sách thuế và các thủ tục xuất khẩu. 98

7. Một số biện pháp khác. 98

KẾT LUẬN 100

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uất khẩu nước ta có thể đề ra các biện pháp đồng bộ để khai thác triệt để mọi lợi thế của ta ở mỗi thị trường, do đó sẽ mang lại sự tăng trưởng và phát triển cũng như hiệu quả to lớn cho ngành may mặc xuất khẩu nước ta.
1.2. Nghiên cứu các nhân tố của môi trường xuất khẩu liên quan đến mặt hàng may mặc.
Môi trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu. Khi doanh nghiệp muốn xâm nhập vào một thị trường nước ngoài thì cần phân tích thị trường dưới các mặt chủ yếu sau:
1.2.1. Môi trường dân cư:
Dân số, cơ cấu dân cư theo tuổi, giới tính, theo nghề nghiệp, theo vùng… ảnh hưởng quan trọng đến các sản phẩm dệt may về kiểu cách, màu sắc, chất liệu vải.
Ví dụ: Trẻ em với đặc điểm tâm sinh lý hiếu động thì yêu cầu sản phẩm may mặc phải rộng rãi, thoải mái, yêu cầu vệ sinh là quan trọng, song với các thiếu nữ hay thanh niên nói chung yêu cầu làm đẹp, thích thời trang, kiểu mốt phong phú là yêu cầu chủ yếu. Với người lớn tuổi lại ưa dùng sản phẩm may mặc trịnh trọng, điềm đạm… Giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động chân tay và lao động trí óc yêu cầu về quần áo rất khác nhau.
1.2.2. Môi trường kinh tế:
Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu tỷ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập quốc dân của dân cư, xu hướng thay đổi các tỷ lệ đó.
Hàng may mặc vừa là hàng hoá có nhu cầu thiết yếu nhưng đồng thời lại có nhu cầu xa xỉ, khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần chú ý đến thu nhập của người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm có chi phí hợp lý, thoả mãn nhu cầu của từng thị trường. Ví dụ ở những nước có thu nhập như các nước Châu Phi, Mỹ la tinh và một số nước Châu á thì họ chủ yếu quan tâm đến giá cả và độ bền của sản phẩm tức là chất liệu vải và giá cả là mối quan tâm hàng đầu.
Ở những nước có thu nhập cao thì người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến mẫu mốt, kiểu dáng, bởi vậy vòng đời sản phẩm đối với họ là rất ngắn. Chẳng hạn như thị trường EU là thị trường dân cư có thu nhập cao, chi tiêu cho may mặc nhiều nên yêu cầu cao về kiểu mốt, mẫu mã chất lượng. Với thị trường này yêu cầu về chức năng bảo vệ của quần áo chỉ chiếm khoảng 10 - 15% còn yêu cầu về thẩm mỹ, mốt, mẫu thời trang chiếm tới 85 - 90% giá trị sử dụng. Hay như thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường được cung cấp rất tốt, người tiêu thụ chỉ mua cái gì thích hợp với mình. Người tiêu thụ Nhật Bản quan tâm đến chất lượng là trên hết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp phải cố gắng để tìm ra mặt hàng nào mà người tiêu dùng thực sự mong muốn để hướng vào đó mà sản xuất và phải sản xuất ra với chất lượng cao.
1.1.3. Môi trường văn hoá xã hội:
Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội, các yếu tố về khí hậu địa lý…
Sản phẩm may mặc không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu bảo vệ (nhu cầu cơ bản, cấp thấp) mà còn phải đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị, phẩm chất, đặc tính con người. Nói cách khác nó liên quan chặt chẽ tới yếu tố tinh thần của con người, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội của mỗi dân tộc.
Các nhu cầu đó thường được thể hiện qua một số các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm may mặc nhằm thực hiện cả hai chức năng cơ bản của sản phẩm may mặc là bảo vệ và làm đẹp như:
- Yếu tố về nguyên liệu: Về nguyên liệu chính (các loại vải dệt kim, dệt thoi…) và các phụ liệu (mex, đệm, túi, khoá, khuy, cúc, chỉ…), sản xuất mặt hàng may mặc nào đó thì yêu cầu của thị trường mỗi nước cũng thay đổi tuỳ theo sở thích tập quán của người tiêu dùng cũng như điều kiện địa lý của mỗi nước. Với các nước Châu Âu, các nước công nghiệp phát triển, nam giới rất thích các loại áo sơ mi làm từ vải bông 100% vì loại vải này có tính vệ sinh cao, khả năng thấm mồ hôi tốt. Nó thích hợp cho việc tạo ra những nét khoẻ khoắn của các bộ quần áo du lịch, dã ngoại của thanh niên. Như quần Jean là loại quần áo được ưa chuộng đối với thanh niên ở hầu hết trên thế giới, đều làm từ vải 100% sợi bông. Ngược lại nam giới ở một số nước lại ưa chuộng áo sơ mi sợi bông pha sợi tổng hợp ở các tỉ lệ khác nhau.
- Kiểu dáng kích thước: Yếu tố này ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm về tập quán, lối sống, đặc điểm nhân trắc còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo. Những sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu để có thể thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm may mặc có cỡ số phù hợp với người tiêu dùng ở mỗi nước, ví dụ người Châu Âu thì phải có kích cỡ lớn hơn người Châu á.
Kiểu dáng cũng phụ thuộc vào tập quán, sở thích, phong cách ở từng thị trường. Nó luôn luôn thay đổi, biến động theo thời gian. Do vậy nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu cũng phải đoán được cả xu hướng thay đổi để đưa ra sản phẩm thích hợp. Ví dụ với thị trường Nhật Bản ưa chuộng quần áo có kiểu đơn giản, không cầu kỳ nhưng lịch sự và sang trọng. Sự ưa chuộng này khá bền vững và ổn định trong thị trường may mặc Nhật Bản. Ngược lại ở các thị trường Tây Âu ưa sự tinh vi cầu kỳ và mang tính nghệ thuật cao trong các sản phẩm may mặc và sự biến động của các yếu tố này rất nhanh.
Sở thích của con người đối với sản phẩm may mặc chịu ảnh hưởng của lối sống các tầng lớp dân cư trong xã hội, do đó các nhà nghiên cứu phân tích thị trường may mặc phải càng chú ý phân khu thị trường của mình dựa trên lối sống của khách hàng.
- Yếu tố màu sắc:
Đặc biệt đối với sản phẩm may mặc, giữa các nước hay các đoạn thị trường của mỗi nước có sự khác nhau quan trọng về sở thích màu sắc. Màu sắc là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Nó còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo nhất định. Hơn nữa, sự ưa chuộng về màu sắc trong trang phục cũng thay đổi rất nhanh, có thể từng mùa, từng năm hay nhanh hơn thế. Vấn đề là muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc phải nắm bắt được những sở thích, thị hiếu cũng như xu hướng thay đổi về sở thích thị hiếu màu sắc của mỗi thị trường, mỗi nước để làm ra các sản phẩm thích nghi với từng thị trường xuất khẩu.
Các yếu tố nguyên liệu, kích thước, kiểu dáng, màu sắc là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sử dụng, đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu, cần tìm hiểu một cách cặn kẽ, cụ thể các đặc điểm đó cũng như đoán được xu hướng của nó để thiết kế, sản xuất các loại sản phẩm may mặc phù hợp với mỗi thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của doanh nghiệp có bán được hay k...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top