Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
TỈNH BẮC GIANG
1 - Điều kiện tự nhiên
1.1 - Vị trí địa lý kinh tế
Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 229 xã, phường, thị trấn. Vị trí của tỉnh nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Trung tâm Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km; cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 240C, nhiệt độ thấp nhất : 40C, nhiệt độ cao nhất 390C . Độ ẩm không khí trung bình 83%. Địa hình phong phú bao gồm cả miền núi, trung du, đồng bằng, tạo ra nhiều cảnh đẹp và đa dạng sinh học. Địa chất, thuỷ văn thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp lớn.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là: 3.822 km2 (bình quân: 413 người/ km2) trong đó có 124 ngàn ha đất nông nghiệp; 129 ngàn ha đất lâm nghiệp, 90 ngàn ha đất chuyên dùng, 420 đất nuôi trồng thuỷ sản. Đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp, gần 35 ngàn ha. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền kề với các trục giao thông quan trọng. Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư các khu công nghiệp lớn, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và nuôi trồng thuỷ sản. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân gôn, khu nghỉ dưỡng...
Đến nay, đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng... Một số mỏ than đã được khai thác ở quy mô lớn.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) quan trọng của Quốc gia chạy qua. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quóc lộ 1A. Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Lục Nam. Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km, trong đó chiều dài đang khai thác là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.
Hình 1.1. BẢN ĐỒ TỈNH BẮC GIANG


Nguồn: NXB Bản Đồ


1.2 - Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình 100 ÷ 150m độ dốc từ 10 ÷150. Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chính của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn, độ cao trung bình từ 300- 400m, độ dốc trung bình từ 20÷ 300. Có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
1.3 - Khí hậu
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29 – 300C. Độ ẩm không khí trung bình 83%.
Chế độ gió: Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông.
Thuỷ văn: Bắc Giang có hệ thống sông, hồ khá dày, trong tỉnh có 3 sông lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
Theo số liệu điều tra tại 2 trạm thuỷ văn là Bắc Giang và Cầu Sơn cho thấy: Mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m3/s. Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.400m3/s. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang 6,2- 6,8m thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.
Diễn biến nhiệt độ: Các số liệu về diễn biến nhiệt độ không khí qua các năm của Bắc Giang cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm ít thay đổi, số tháng có nhiệt độ không khí dưới 150C không có, số tháng có nhiệt độ trên 270C là 4 tháng, các tháng còn lại nhiệt độ trung bình khoảng 240.
Về độ ẩm, ở Bắc Giang các tháng mùa khô cũng luôn có độ ẩm không khí từ 74- 80%, độ ẩm trung bình trên 80%, một số tháng trên 85%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có xu thế giảm dần năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm tháng 11, 12, 1, 2 năm 2001 bình quân 25 mm, nhưng tháng 11, 12, 1, 2 năm 2004 bình quân chỉ có 15 mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũng giảm nhiều.
Biến động về số giờ nắng: Trong các năm là không nhiều (từ 1.590 đến 1.812 giờ). Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây nam khô nóng (không nhiều) và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương muối.
Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.
2 - Tiềm năng và nguồn lực
2.1- Nguồn nhân lực
Tổng số người trong độ tuổi lao động tính đến năm 2006: 1.002.360 người, chiếm 63%.
Lao động bổ sung hàng năm và nhu cầu việc làm:
- Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm bình quân là 35.200 người, qua tuổi lao động: 9.700 người.
- Số lao động cần sắp xếp việc làm mới hàng năm bình quân 22.500 người. Trong đó: Lao động phổ thông chưa qua đào tạo có nhu cầu việc làm là: 5.000 người, số học sinh tốt nghiệp các trường là 13.500 người, thất nghiệp năm trước chuyển sang và phát sinh trong năm là 4.000 người.
Tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế trong những ngành kinh tế quốc dân: 851.120 người (nữ: 428.970 người, chiếm tỷ lệ 50,4%). Trong đó:
- Chia theo thành thị, nông thôn: Thành thị: 69.780 người, nữ 35.250 người (chiếm 50,52%); Nông thôn: 781.340 người, nữ: 393.720 người (chiếm 50,48%).
- Chia theo ngành sản xuất: Nông - lâm nghiệp 72,49%; Công nghiệp và xây dựng 11,68%; Thương mại - dịch vụ 15,83%.
- Chia theo thành phần kinh tế: Nhà nước: 6,41%; Tư nhân: 2,17%; Cá thể, hộ gia đình: 90,61%; có vốn đầu tư nước ngoài: 0,56%.
- Chia theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động(từ đủ 15 đến đủ 59 tuổi):
+ Nhóm đủ 15- 34 tuổi: 406.410 người ( bằng 47,75%).
+ Nhóm 35 - 44 tuổi: 242.230 người (bằng 28,46%).
+ Nhóm 45 – đủ 59 tuổi: 202.480 người (bằng 23,79%).
Tiền lương bình quân: Lương bình quân các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay từ 800 đến 1.000.000 đồng/người/tháng. Với lao động quản lý thì cao hơn tuỳ từng trường hợp vào vị trí công việc.
Cơ cấu lao động qua đào tạo:
Tổng số lao động qua đào tạo năm 2006 là: 254.731 người , trong đó:
- Công nhân kỹ thuật không có bằng: 33.831 người;
- Công nhân kỹ thuật có bằng: 34.868 người;
- Sơ cấp, chứng chỉ nghề: 77.244 người;
- Trung cấp chuyên nghiệp: 54.478 người;
- Cao đẳng, Đại học trở lên: 54.760 người (Trong đó: Tiến sỹ 9; Thạc sỹ 353).
Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn vẫn là vấn đề quan trọng luụn được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tõm. Sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn được coi trọng để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao. Ngành nụng nghiệp nụng thụn Bắc Giang cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa phỏt huy những kết quả, thành tựu đạt được trong 10 năm qua.Tớch cực thay mặt cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và cấp uỷ, chớnh quyền cỏc cấp . Trước mắt cần tập trung thực hiện thắng lợi cỏc mục tiờu, nhiệm vụ từ nay đến năm 2010:
- GDP trong nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 4 - 4,2%/năm;
- Cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp chiếm 29,5 - 31,5% GDP của tỉnh;
- Giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp đạt 33 – 34 triệu đồng/ha/năm;
- Tỷ lệ dân được dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn là 85%;
Để đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu trên đây toàn ngành chúng ta phải phấn đấu nỗ lực rất cao. Thuận lợi có nhiều, nhưng khó khăn, thách thức cũng rất lớn. Trong 5 năm tiếp theo giai đoạn 2006 - 2010 ngành Nông nghiệp & PTNT Bắc Giang tập trung cao độ để tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI.
Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề vẫn còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ văn phòng Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cùng sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin Thank cô: Th.s NGUYỄN THỊ HẢI YẾN đã giúp đỡ em !










PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
* QUỸ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
- Qũy ruộng đất là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo một ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một dơn vị sản xuất ( hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp…) của một địa phương ( xã, huyện, tỉnh ) hay cả nước.
- Đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương, quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng đều có giưới hạn về mặt diện tích. Đặc trưng này của các loại quỹ đất được quy định bởi đặc điểm của đất đai. Trong đó, đặc điemr có tính hữu hạn về số lượng đất đai và tính vô hạn về sự sinh lời của đất đai chi phối một cách rõ rệt nhất.
- Mỗi loại đất hình thành một quỹ riêng trong đó có quỹ đất nông nghiệp. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp có sự biến động và diễn ra theo hai hướng:
+ Do quá trình đô thị hóa, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn., do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quý đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Đây là xu hướng vận động tất yếu. Nhưng vấn đề đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng thế nào cho hợp lý. Tình trạng chuyển đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp cần được hạn chế.
+ Do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc đưa đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết.
* Yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất là yêu cầu tối cao của sử dụng đát nông nghiệp trong cơ chế thị trường. Nó đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều nông sản với chất lượng cao, giá thành hạ, đapf ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư trong điều kiện nguồn lực ngày càng hạn chế.
- Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động : Đất đai và lao động là hai yếu tố cơ bản tạo ra các sản phẩm nông nghiệp.
- Kết hợp sử dụng có hiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
* Phương hướng sử dụng đất nông nghiệp
Đáp ứng các yêu cầu cơ bản về sử dụng và phát triển nông nghiệp theo định hướng “ Xây dựng nền nông nghiệp tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng nông nghiệp sinh thái. Thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tăng nhanh nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhân dân với nhu cầu ngày càng cao và xuất khẩu đạt hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới ”. Việc sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện theo các phương hướng sau:
Kết hợp sử dụng đất theo chiều rộng với chiều sâu, trong đó theo chiều sâu là con đường cơ bản và lâu dài. Đẩy mạnh thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt, coi trọng tăng vụ và khai hoang.
Bố trí cây trồng và mùa vụ phù hợp. Khai thác và sử dụng tổng hợp đất đai, sức lao động và tài nguyên thiên nhiên khác.
Kết hợp nông nghiệp và lâm, ngư nghiệp.
Tăng cường pháp luật trong sử dụng đất nông nghiệp.
→ Việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang như hiện nay có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Hiện tại em đang thực tập ở Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang nên để làm chuyên đề thực tập em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang ”.

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC GIANG 1
1 - Điều kiện tự nhiên 1
1.1 - Vị trí địa lý kinh tế 1
1.2 - Đặc điểm địa hình 3
1.3 - Khí hậu 4
2 - Tiềm năng và nguồn lực 5
2.1- Nguồn nhân lực 5
2.2 - Tiềm năng về đất 7
2.3 – Tài nguyên nước 9
2.4 - Tài nguyên rừng. 10
2.5 - Tài nguyên khoáng sản 11
3. Tình hình kinh tế - xã hội 13
PHẦN II: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG 18
1 – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG 18
2 – HỆ THỐNG TỔ CHỨC , CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ VÀ PHÂN CÔNG CÁN BỘ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG 19
2.1. Chức năng: 19
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn: 19
2.3. Bộ máy tổ chức và phân công cán bộ của sở nông nghiệp tỉnh Bắc Giang 22
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 36
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG 36



Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
I. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp:
1. Khái niệm về đất nông nghiệp.
2.Những đặc điểm của đất nông nghiệp nước ta .

II. Vị trí , vai trò của đất nông nghiệp.
1.Vị trí của đất nông nghiệp.
2.Vai trò của đất nông nghiệp.
III. Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng và quản lý sử dụng.
1.Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả
2. Các yêu cầu đặt ra cho việc sử dụng và quản lý sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả:
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hướng sử dụng đất nông nghiệp


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
I – GIỚI THIỆU TỈNH BẮC GIANG
1 – Điều kiện tự nhiên
2 – Tiềm năng và nguồn lực
3 – Tình hình kinh tế - xã hội
II – SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
1 – Qũy đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG
1.1 – Phân loại đất nông nghiệp
1.2 – Phân bố đất nông nghiệp
2 – Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG
2.1 – Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.2 – Yêu cầu và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.3 – Biện pháp sử dụng đất nông nghiệp
3 – Đánh giá sử dụng đất nông nghiệp tỉnh BẮC GIANG
3.1 – Phương pháp đánh giá
3.2 – Chỉ tiêu đánh giá và hiệu quả sử dụng đất
III – QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG
1 – Chức năng quản lý
2 – Nhiệm vụ quản lý
3 – cách quản lý

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CHẶT CHẼ VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top