daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Lĩnh vực khác
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam VINACONEX được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 1988 theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ, với tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài trực thuộc Bộ xây dựng .
Theo Quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Bộ Xây dựng, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam đã chính thức trở thành một Tổng công ty Nhà nước nhiều thành viên mới là các công ty trực thuộc Bộ Xây dựng trước đây. Sau 19 năm xây dựng và trưởng thành, tới nay VINACONEX đã trở thành một trong những Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây lắp và kinh doanh bất động sản ở Việt Nam.
Hiện nay, Tổng công ty trực tiếp điều hành hoạt động của 24 đơn vị hạch toán phụ thuộc và quản lý phần vốn góp tại 45 công ty thành viên hạch toán độc lập. Ngoài ra, Tổng công ty còn góp vốn không chi phối tại 17 công ty liên kết khác. Tổng công ty cùng với hệ thống các công ty thành viên trải dài từ Hải Phòng, Hà Nội tới Quảng Nam, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng công ty VINACONEX.
1.2.1 Tổng công ty đã trải qua một chặng đường lịch sử gồm các giai đoạn như sau:
Trong suốt 19 năm trưởng thành và phát triển, Tổng công ty đã trải qua những thăng trầm trong công cuộc vươn lên để đạt được những kết quả như ngày nay. Có thể tóm tắt chặng đường lịch sử của Tổng công ty qua 4 giai đoạn phát triển chính như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 1989 đến năm 1991
VINACONEX hoạt động trong giai đoạn này với nhiệm vụ chính là phục vụ và quản lý lao động ngành xây dựng làm việc tại các nước IRAQ, các nước thuộc Liên Xô cũ, Tiệp Khắc, Bungary. Giai đoạn này Công ty đã có những bước phát triển nhanh và tích luỹ vốn nhất định.
Giai đoạn 2: từ năm 1991 đến năm 1995
Năm 1991, hàng vạn lao động của VINACONEX phải về nước trước hạn do những biến động ở những nước Đông Âu. Tổng công ty VINACONEX được thành lập để thu hút số lao động đó, thành lập các công ty xây lắp trực thuộc. Với hoạt động chính là hoạt động xây lắp, cho đến năm 1995, VINACONEX đã trở thành một Tổng công ty có quy mô lớn, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và ngày càng mở rộng ra thị trường quốc tế.
Giai đoạn 3: từ năm 1995 đến trước tháng 12 năm 2006
Đây là giai đoạn Tổng công ty có sự tăng trưởng cao, bình quân mỗi năm trên 20%. VINACONEX trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới.
Giai đoạn 4: từ tháng 12 năm 2006 đến nay
Theo Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 13/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty VINACONEX là một trong những Tổng công ty đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa toàn Tổng công ty. Đến ngày 30/11/2006, Đại hội cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần đã được tiến hành và Tổng công ty cổ phần đã chính thức đi vào hoạt động. Vẫn với hoạt động chính là xây lắp nhưng Tổng công ty đã chuyển từ vai trò là nhà thầu chính sang chủ đầu tư, do quy mô của Tổng công ty ngày càng được mở rộng với ngày càng nhiều các công ty thành viên. Ngoài lĩnh vực hoạt động là xây lắp và kinh doanh bất động sản, Tổng công ty còn mở rộng nhiều ngành nghề kinh doanh khác bổ trợ như sản xuất vật liệu xây dựng và tư vấn thiết kế...
Với chiến lược chuyển đổi các công ty thành viên thành các công ty cổ phần, thành lập nhiều công ty cổ phần mới, hiện nay, VINACONEX đã trở thành một Tổng công ty đa doanh hàng đầu của Bộ Xây dựng.
1.2.2 Những thành tựu mà Tổng công ty đã đạt được trong những năm hoạt động:
Tổng công ty VINACONEX là một tập đoản kinh tế mạnh, là một trong những Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng trên cả nước. Do đó, những thành tựu mà Tổng công ty đóng góp vào nền công nghiệp nước nhà nói chung và đối với ngành xây dựng cơ bản và các ngành nghề có liên quan là vô cùng quan trọng.
Tổng công ty đã hoàn thành được nhiều công trình mang tầm cỡ quốc gia có ý nghĩa rất lớn trong các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội trên cả nước.
Các công trình lớn do Tổng công ty thực hiện trong 03 năm gần đây: Thư viện điện tử - ĐH BK, Mở rộng, cải tạo kho bạc nhà nước TP. HCM, Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Gói CV1, Trung tâm Thương mại dầu khí Hà Nội (phần xây lắp và 08 hệ thống thiết bị), Xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây, Xây dựng móng và tầng hầm trụ sở BIDV, Cầu Thanh Trì – Gói II, Nút giao thông Ngã Tư Sở, Khu TĐC Nam Trung Yên…
Hiện nay, tài sản chủ yếu của Tổng công ty gồm có:
Diện tích nhà xưởng kho tàng bến bãi: 42.288,855 m2
Giá trị nhà cửa, vật kiến trúc: 69.016.461.860 đồng
Giá trị máy móc thiết bị: 300.990.105.428 đồng
Giá trị phương tiện vận tải: 11.349.199.603 đồng
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 349.208.853.035 đồng
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 298.256.763.508 đồng
Phải thu nội bộ: 624.354.342.589 đồng
Đi sâu vào xem xét tình hình kết quả hoạt động của Tổng công ty trong một vài năm trở lại đây, ta có thể xem xét dưới hai thời kỳ: Thời kỳ trước cổ phần hóa và thời kỳ sau cổ phần hoá.
a, Kết quả hoạt động của Tổng công ty giai đoạn trước khi cổ phần hoá ( thời kỳ 2001-2005):
 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005:
Thời kỳ 2001-2005 là thời kỳ phát triển vượt bậc của Tổng công ty VINACONEX, đặc biệt vào năm 2003 khi dự án Khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính của Tổng công ty được hoàn thành và quyết toán. Có thể tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thông qua bảng kết quả hoạt động như sau:




Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005
TT
Chỉ tiêu
Đvt
2001
2002
2003
2004
2005
1
Vốn chủ sở hữu
Triệu đồng
100.961
118.876
490.052
615.919
1.072.52
2
Nợ vay ngắn hạn
Nt
168.264
913.894
1.071.53
1.379.12
1.603.281

Trong đó Nợ quá hạn
Nt
0
0
0
0
0
3
Nợ vay dài hạn
Nt
300.099
539.232
446.773
446.773
1.071.293
4
Tổng số lao động
Người
1.789
2.258
1.082
791
810
5
Tổng quỹ lương
1.000 Đồng
26.835
34.818
24.033
22.951
30.977
6
Thu nhập bình quân (triệuĐ/ ng/tháng)
Nt
1,250
1,285
1,851
2,418
3,187
7
Tổng doanh thu
Nt
362.657
788.849
1.189.111
760.101
1.562.146
8
Tổng chi phí
Nt
348.058
763.502
799.969
689.872
1.372.447
9
Lợi nhuận thực hiện
Nt
14.559
25.347
389.142
70.229
189.699
10
Lợi nhuận sau thuế
Nt
9.900
17.236
346.323
52.539
145.082
11
Tỷ suất LN sau thuế / Vốn Nnước
%
9,8
14,5
70,7
8,5
13,5
Nguồn: Báo cáo tài chính của Khối Văn phòng Tổng Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
Nhận xét chung:
Qua các năm đầu trong quá trình 2001-2005, các chỉ tiêu đều tăng, chứng tỏ sự hoạt động và phát triển của Tổng công ty. Đặc biệt là các chỉ tiêu về Doanh thu, Thu nhập bình quân đầu người, Nợ vay ngắn hạn…điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận, cải thiện đời sống người lao động.
 Tổng hợp và nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty thời kỳ 2001-2005:
Về doanh thu và lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Tổng công ty
Trong thời kỳ 2001-2005, doanh thu của Tổng công ty tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình năm trong những năm qua ở mức cao 59,4% từ 362,657 tỷ đồng năm 2001 lên tới 1562,1 tỷ đồng năm 2005. Doanh thu của Tổng công ty bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác. Trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tới 90% tổng doanh thu và khoảng 90% nguồn doanh thu này tới từ các dự án kinh doanh bất động sản do Tổng công ty làm chủ đầu tư và các dự án Tổng công ty tham gia với tư cách là nhà thầu chính và các đơn vị thành viên là nhà thầu phụ. Cần lưu ý đây là nguồn doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty
Biểu đồ 1 : Tăng trưởng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối Văn phòng Tổng Công ty VINACONEX thời kỳ 2001-2005
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình của Tổng công ty trong những năm qua ở mức 427%/năm, từ 9,9 tỷ đồng năm 2001 lên 346,3 tỷ đồng năm 2003 và 137,3 tỷ đồng năm 2005. Đây thực sự là những tín hiệu đáng mừng và là những yếu tố rất thuận lợi đối với Tổng công ty trước khi tiến hành cổ phần hoá.
 Về Tổng tài sản và nguồn vốn:
Tổng tài sản của Tổng công ty tăng gấp 6,6 lần từ 573,3 tỷ đồng năm 2001 lên 3804,2 tỷ đồng năm 2005.
Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng gấp 10,6 lần từ 100,961 tỷ đồng năm 2001 lên 1072,5 tỷ đồng năm 2005
Doanh thu của hoạt động tài chính:
Đây là nguồn doanh thu từ hoạt động cho vay và hoạt động đầu tư góp vốn của Tổng công ty vào các công ty thành viên, công ty liên kết. Kết quả này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng dần cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm, từ 2,6% năm 2001 đến 7,8% năm 2004. Kết quả này của Tổng công ty là rất tốt cho sự tăng trưởng bền vững trong những thời kỳ sau này.
Biểu đồ 2 : Tăng trưởng doanh thu hoạt động tài chính của Tổng Công ty thời kỳ 2001-2005

Nguồn: Báo cáo tài chính Khối Văn phòng Tổng Công ty VINACONEX thời kỳ 2001-2005
Các tỷ suất tài chính
Ví dụ: khoản mục Phải thu nội bộ trong Bảng cân đối kế toán của Tổng công ty là 200 tỷ, trong đó cho công ty thành viên A vay là 5 tỷ. Khoản mục tiền mặt trong Bảng cân đối kế toán của công ty thành viên A là 20 tỷ, trong đó có 5 tỷ là vay của Tổng công ty. Nếu theo phương pháp cũ (phương pháp cộng giản đơn), Tổng tài sản trong Báo cáo hợp nhất của Tổng công ty sẽ bao gồm cả khoản phải thu nội bộ 5 tỷ và khoản tiền mặt 5 tỷ trong Bảng cân đối kế toán của công ty thành viên gửi lên. Do đó, khoản tiền 5 tỷ sẽ bị tính trùng. Điều này chứng tỏ nếu hợp nhất Báo cáo tài chính mà không thực hiện đúng theo chuẩn mực số 25 thì Tổng tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty sẽ bị đánh giá không chính xác, do tính trùng rất nhiều khoản mục do không loại trừ các giao dịch nội bộ. Nói một cách rộng hơn, giá trị doanh nghiệp bị đánh giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần, có tham gia phát hành cổ phiếu thì giá cổ phiếu phát hành sẽ bị đánh giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó. Cổ phiếu cũng có thể coi là một mặt hàng trên thị trường, nếu như tất cả các doanh nghiệp cổ phần đều làm tăng giá trị cố phiếu của mình lên, tức là làm tăng giá trị doanh nghiệp lên thì sẽ góp phần làm cho lạm phát gia tăng.
Cũng phải nói rằng, để thực hiện được đúng như theo yêu cầu trên là rất khó. Thứ nhất là việc nhận diện các giao dịch nội bộ cũng đòi hỏi mất nhiều thời gian, thứ hai là việc loại trừ các giao dịch này làm tăng thêm khối lượng công việc rất lớn cho phòng kế toán của Tổng công ty. Tổng công ty cần phải có nhiều thời gian để bố trí lại nhân viên, phân công nhiệm vụ và lập lại các kế hoạch kế toán cho bộ máy. Các nhà làm luật, các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt là đội ngũ kế toán của Tổng công ty VINACONEX cần có sự phối hợp và nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng và để Chuẩn mực số 25 đi vào thực tiễn một cách hiệu quả.

4. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới:
Căn cứ vào tình hình tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu của các năm trước cùng với kế hoạch, tiến độ triển khai các dự án trong năm 2008, Tổng công ty cổ phần Vinaconex xây dựng kế hoạch lợi nhuận trong năm 2008 như sau:
Kế hoạch lợi nhuận của Tổng công ty cổ phần Vinaconex năm 2008
Chỉ tiêu
Năm 2008

Kế hoạch
% tăng giảm so với năm 2007
Doanh thu thuần
6.500.000.000.000
16%
Lợi nhuận sau thuế
350.000.000.000
50%
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
5,39%
1,2%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của Công ty cổ phần VINACONEX
Bên cạnh mục tiêu tăng nhanh các chỉ tiêu về số lượng, thì các chỉ tiêu về chất lượng cũng phải được cải thiện và không ngừng phát triển. Đó là việc nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ máy lãnh đạo, quản lý toàn Tổng công ty nói chung cũng như hoạt động của Bộ máy kế toán nói riêng nhằm đạt đến mục tiêu giữ vững sự ổn định và tăng trưởng của Tổng công ty VINACONEX, để VINACONEX luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong cả nước trên lĩnh vực xây dựng.
Mục lục
1. Tổng quan về Tổng công ty VINACONEX 1
1.1 Tên gọi, địa chỉ, loại hình và lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty 1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2.1 Tổng công ty đã trải qua chặng đường lịch sử gồm các giai đoạn: 2
1.2.2 Những thành tựu mà Tổng công ty đã đạt được: 3
a, Kết quả hoạt động của Tổng công ty giai đoạn trước cổ phần hoá: 4
b, Kết quả hoạt động của Tổng công ty giai đoạn sau cổ phần hoá: 9
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị: 11
1.3.1 Chức năng: 11
1.3.2 Nhiệm vụ: 13
1.4 Tổ chức quản lý của đơn vị: 15
1.4.1 Mô hình tổ chức Tổng công ty 15
1.4.2 Mô tả các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức 16
1.4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng: 18
2. Thực trạng tổ chức Bộ máy hạch toán kế toán: 20
2.1 Bộ máy kế toán của Tổng công ty: 20
2.1.1 Chức năng: 20
2.1.2 Nhiệm vụ: 20
2.1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán Tổng công ty: 21
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán 24
2.2.1 Cơ sở tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty: 24
2.2.2 Nội dung công tác kế toán: 24
* Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 24
* Hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán 24
a, Hệ thống tài khoản kế toán mà Tổng công ty sử dụng: 24
b, Hệ thống chứng từ mà Tổng công ty sử dụng: 25
c, Hệ thống sổ sách kế toán mà Tổng công ty sử dụng: 28
* Kế toán các phần hành trong hoạt động kế toán. 29
 Kế toán Tiền mặt 29
 Kế toán Tiền gửi ngân hàng………………………………………30
 Kế toán Tài sản cố định 30
 Kế toán Đầu tư tài chính 31
 Kế toán Hợp nhất Báo cáo tài chính 34
3. Đánh giá chung về Bộ máy kế toán của Tổng công ty 36
3.1 Đánh giá chung về tình hình tổ chức quản lý kinh doanh: 36
3.2 Đánh giá về hoạt động của Bộ máy kế toán 37
3.2.1 Ưu điểm 37
3.2.2 Nhược điểm 38
3.2.3 Những giải pháp khắc phục 39
4. Định hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: 41
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top