Download miễn phí Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Chương Dương





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT
khu vực Chương Dương 2
1.1. Hình thành 2
1.2. Quá trình phát triển của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 3
Phần II: Mô hình tổ chức của Chi nhánh 4
2.1. Sơ đồ tổ chức 4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ 5
Phần III: Tình hình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 12
3.1. Công tác huy động vốn 12
3.2. Đầu tư và cho vay 13
3.2.1. Cho vay nền kinh tế 14
3.2.2. Cơ cấu dư nợ 14
3.2.2.1. Phân theo thời hạn cho vay 14
3.2.2.2. Phân theo thành phần kinh tế 15
3.2.2.3. Chất lượng tín dụng 15
3.2.2.4. Công tác xử lý nợ tồn đọng 16
3.3. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu` 17
3.3.1. Kinh doanh ngoại tệ 17
3.3.2. Nghiệp vụ chi trả kiều hối 17
3.3.3. Thanh toán quốc tế 18
3.3.3.1. Thanh toán hàng nhập 18
3.3.3.2. Thanh toán hàng xuất 18
3.3.4. Nghiệp vụ bảo lãnh 19
3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ 19
3.4.1.Công tác thu chi tiền mặt 19
3.4.2. Công tác quản lý an toàn kho quỹ .19
3.5. Công tác kế toán tài chính 20
3.6. Công tác kiểm tra, kiểm toán và xét khiếu tố 20
3.7. Công tác tổ chức hành chính 21
Phần IV: Những khó khăn và tồn tại 22
Phần V: Phương hướng và một sô giáp pháp phát triển chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 23
5.1. Phương hướng phát triển 23
5.2. Giải pháp pháp triển 24
Kết luận 26
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rực tiếp với khách hàng, cung cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ NHCT Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hay không thực hiện các giao dịch.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở đóng các tài khoản; Các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản; Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc, nhờ thu phi thương mại; Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như bảo quản giấy tờ, cho thuê két; Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc kiểm tra và tính lãi cho vay và lãi huy động.
Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá.
Quản lý hồ sơ thông tin của khác hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.
- Phòng tài trợ thương mại:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến L/C xuất khẩu, L/C nhập khẩu, các nghiệp vụ nhờ thu liên quan tới xuất nhập khẩu. Phối hợp với phòng Khách hàng số 1, phòng Khách hàng số 2 để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ.
Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: Như xây dựng giá mua, giá bán hàng ngày, thực hiện việc mua bán ngoại tệ.
Phối hợp với phòng Kế toán Giao dịch thực hiện chuyển tiền sang nước ngoài theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Phòng Khách hàng số 1( Doanh nghiệp lớn).
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn (có số vốn kinh doanh từ 10 tỷ VND trở lên). Phòng Khách hàng số 1 thực hiện các nghiệp ngân hàng chủ yếu sau:
Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là những doanh nghiệp lớn.
Phối hợp với phòng Tiếp thị Tổng hợp làm công tác chăm sóc khách hàng và phát triển sản phẩm.
Thẩm định hạn mức tín dụng, thực hiện nghiệp vụ cho vay hay bảo lãnh. Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay trong và sau khi cho vay.
Phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan thực hiện việc thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí.
- Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Đây là phòng nghiệp vụ có chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nhiệm vụ của phòng Khách hàng số 2 tương tụ như nhiệm vụ của phòng Khánh hàng số 1 chỉ khác về đối tượng giao dịch.
- Phòng Khách hàng cá nhân.
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ. Phòng Khách hàng cá nhân thực hiện các nhiệm vụ giống như phòng Khách hàng số 1 và số 2, chỉ khác nhau về đối tượng khách hàng giao dịch.
Ngoài ra phòng Khách hàng cá nhân còn tổ chức việc thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; thực hiện các nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Phòng thông tin điện toán.
Đây là phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính ở chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Thông tin điện toán là thực hiện công tác quản lý về mặt công nghệ với toàn bộ hệ thống thông tin của Chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Thực hiện và triển khai các hệ thống, phần mềm mới, các phiên bản mới cập nhật từ phía NHCT Việt Nam cho Chi nhánh. Ngoài ra phòng Thông tin điện toán còn thực hiện việc lập và gửi các báo cáo bằng FILE theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước.
Quản lý hệ thống giao dịch trên máy như việc thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của Chi nhánh.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ.
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho các Quỹ tiêt kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Phòng Tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ phối hợp với phòng Kế toàn giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thực hiện việc điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với Ngân hàng Nhà nước, các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ.
Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, MASTERCARD về Trụ sở chính hay các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu.
Phòng cũng có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo kịp thời lên Ban giám đốc để xử lý.
- Phòng Tổ chức Hành chính.
Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam. Thưc hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.
Nhiệm vụ của phòng Tổ chức Hành chính là quản lý, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực và yêu cầu chuyên môn. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo cán bộ công nhân viên.
Thực hiện việc mua sắm, xây dựng cơ bản theo đúng chế độ, yêu cầu để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho các công tác ngân hàng.
Ngoài ra phòng Tổ chức Hành chính còn tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT Việt Nam.
- Phòng kiểm tra nội bộ.
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành.
Phòng Kiểm tra nội bộ không trực tiếp tham gia các giao dịch nhưng lại có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hay các nghiệp vụ theo quy định.
Phòng trực tiếp tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top