daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

1. Tổng quan về bao bì thủy tinh 1
2. Giới thiệu về bao bì thủy tinh: 2
2.1. Đặc tính chung: 2
2.2 . Phân loại 2
2.2.1. thủy tinh vô cơ: 2
2.2.2. Thủy tinh hữu cơ: 3
2.3. Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần: 3
2.4. Nắp bao bì thủy tinh: 3
2.5. Đặc điểm bao bì thủy tinh: 3
2.6. Đặc điểm bao bì thủy tinh silicat: 4
2.7. Nguyên liệu và phối liệu trong sản xuất bao bì thủy tinh trong công nghiệp thực phẩm 4
2.7.1. Nguyên liệu nấu thủy tinh oxyt silic (SiO2) 4
2.7.2. Nguyên liệu phụ 6
2.8. Ưu và nhược điểm của bao bì thủy tinh: 6
2.8.1. Ưu điểm: 6
2.8.2. Khuyết điểm: 7
2.9. Các dạng thực phẩm thường dùng bao bì thủy tinh 7
2.9.1. Rượu, bia, nước giải khát 7
2.9.2. Thực phẩm lên men 8
2.10. Các dang khuyết tật: 8
3. Quy trình sản xuất bao bì thủy tinh 8
3.2. Sơ đồ quy trình 8
3.3. Thuyêt minh quy trình 10
4. Ứng dụng bao bì thủy tinh trên sản phẩm cụ thể: Nước mắm 11
4.2. Quy trình sản xuất nước mắm 11
4.3. Bao bì, đóng chai nước mắm 13
4.4. Lưu ý khi sử dụng bao bì thủy tinh 13
4.5. Các tiêu chuẩn và quy định về việc sử dụng bao bì thủy tinh 14
5. Tổng kết 19

Tổng quan về bao bì thủy tinh
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, bao bì hàng hoá trở thành một vấn đề được nhiều nhà sản xuất kinh doanh thương mại quan tâm bởi vì bao bì tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng ta đều biết rằng, tất cả các ngành công nghiệp (trừ ngành khai thác than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) mọi sản phẩm của họ đều phải dùng một loại bao bì nào đó để bao gói, chứa đựng, bảo quản và vận chuyển sản phẩm của mình. Với nhu cầu ngày càng cao hiện nay, công nghiệp bao bì được hình thành và chia thành nhiều lĩnh vực theo đối tượng được bao gói, trong đó thực phẩm chiếm vị trí khá quan trọng. Chính vì vậy mà sự phát triển của ngành kĩ thuật bao gói đã tác động đến ngành Công nghệ thực phẩm.
Người ta nghiên cứu bao bì gắn liền với quá trình lưu thông hàng hoá và các yếu tố chi phí liên quan đến quá trình đó. Bao bì là những biện pháp kinh tế mang lại cho sản phẩm sự thể hiện, sự bảo vệ, sự nhận biết thông tin, sự chứa đựng, thuận tiện cho người tiêu dùng. Ở đây, bao bì được xem xét trong toàn bộ quá trình quản lý sản phẩm đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình đó diễn ra theo trật tự nhất định: từ lưu kho thành phẩm (lưu bãi) đến vận chuyển, trưng bày, sử dụng. Sản phẩm được đóng gói trong bao bì sẽ bị tác động của nhiều yếu tố trong mỗi khâu của quá trình vận động sản phẩm. Bao bì có tác dụng bảo vệ chất lượng hàng hóa từ khi sản xuất đến trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại sự tiện lợi, hiệu quả kinh tế và thể hiện sự phát triển của xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra chỉ để tiêu dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì phải là điều kiện để vận chuyển sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Bao bì phải giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm để lựa chọn, biết cách sử dụng các sản phẩm chứa đựng trong bao bì. ở góc độ này, người ta lại nhấn mạnh tác dụng của bao bì trong lưu thông sử dụng sản phẩm. Bao bì gắn với sản phẩm nhưng người sử dụng không sử dụng hay có thể sử dụng bao bì chứa đựng những sản phẩm mà họ mua cho một mục đích nào đó. Giá trị bao bì gắn với giá trị sản phẩm. Việc chi phí một số tiền nhất định để tiêu dùng một sản phẩm nào đó có phần chi phí cho bao bì hàng hoá. Hơn nữa đối với bao bì không sử dụng khi tiêu dùng sản phẩm, bao bì sẽ bị thải loại gây ra các loại rác thải cho môi trường. Vì thế, vấn đề đặt ra cần có quan niệm khác về bao bì sao cho nó vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của người tiêu dùng, người kinh doanh, vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường.
Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn: bao bì giấy, thủy tinh, bao bì plastic, bao bì kim loại,... Mà trong đó bao bì bằng thuỷ tinh chiếm số lượng không hề nhỏ trong việc lựa chọn sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp. Trước đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ tinh đã được sử dụng ở Ai Cập. Những bao bì này được sản xuất bằng phương pháp thủ công đơn giản. Chai lọ thuỷ tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và được giữ lại để tái sử dụng cho đến khi bị vỡ. Chúng có khả năng tái sinh do có khả năng thu hồi và lập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh mới. Nhưng viêc tái sinh lại cũng gặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía người tiêu dùng, việc sử dụng công nghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh không được thu hồi đã gây ra tác hại với môi trường đất. Bao bì bằng thuỷ tinh ngày nay đã được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ thuật.
Giới thiệu về bao bì thủy tinh:
Đặc tính chung:
- Bao bì thủy tinh gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat để chứa đựng thực phẩm. Vật liệu chế tạo ra chúng thường tồn tại dưới dạng:
+ Dạng khí.
+ Dạng rắn tinh thể.
+ Vật thể rắn vô định hình.
- Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng.
- Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình.
- Cấu trúc của thủy tinh trong khối thủy tinh được xem như giống nhau.
. Phân loại
Thủy tinh vô cơ:
- Thủy tinh đơn nguyên tử là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các nguyên tố này thuộc nhóm V,VI của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng đóng rắn của S, P, Se, As...
- Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng hoại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B¬2O3, SiO2, GeO2 (oxyt germanium), P2O5.
-> Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như:
+ Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả...
+ Lọ đựng rau quả ngâm....
Ví dụ: boroalumino silicat, natri, kali, canxi
Thủy tinh hữu cơ:
có độ bền cơ học cao chế tạo đắc tiền, được dùng trong chế tạo kính chống đạn, kính ôtô, trong y học,….
Tính chất của thủy tinh bị ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần:
Trên lý thuyết thì khi thủy tinh là một hỗn hợp vật lý của các oxyt thì tính chất của thủy tinh được xem là tương đương với các tính chất của các oxyt đó ở dạng tinh thể hay thủy tinh thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy hỗn hợp các oxyt thì chúng tương tác nhau, sắp xếp vị trí trong mạch vô định hình làm thay đổi tính chất của chúng so với khi ở dạng tự do (hay tính chất riêng phần).
-> Do đó, 1 lượng nhỏ các oxyt kiềm và kiềm thổ được cho vào để tạo nên những chức năng mới cho thủy tinh silicat, đáp ứng những yêu cầu khác nhau cho các mục đích sử dụng thủy tinh khác nhau.
Nắp bao bì thủy tinh:
- Loại A: có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren. Chứa chất lỏng không có áp lực khí, cồn < 400
VD: rượu vodka,...
- Loại B: có cấu tạo thành miệng chai khá dày, được đậy kín bằng nút bấc (còn gọi là gỗ bần), dây thép được buộc bên ngoài miệng chai giúp cho nút bấc chịu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai.
VD: rượu vang, rượu champagn...
- Loại C: cấu tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hay cao su để có thể áp chặt khít vào miệng chai, tạo sự kín hoàn toàn.
VD: chai nước giải khát
Đặc điểm bao bì thủy tinh:
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên. Tái sinh dễ, không gây ô nhiễm. Dẫn nhiệt kém. Tái sử dụng nhiều lần. Trong suốt. Ít bị ăn mòn hóa học trong môi trường acid hay kềm. Khối lượng nặng, vận chuyển khó. Dễ vỡ do va chạm cơ học.
- Độ bền nhiệt: khi rót nóng, chai sẽ dãn nở tạo ứng lực vòng trong và ngoài chai.
- Nếu nhiệt độ dung dịch và bao bì chênh lệch quá 700C đột ngột gây vỡ chai.
- Màu sắc bao bì thủy tinh:

Trạng thái màu Oxyt kim loại tạo màu
Không màu
Màu xanh da trời
Màu tím
Màu xanh lá cây
Màu nâu
Màu vàng nâu
Màu vàng
Màu cam
Màu đỏ
Màu đen CeO2, TiO2, Fe2O3
Co3O4, Cu2O + CuO
Mn2O3, NiO
Cr2O3, Fe2O3 + Cr2O3 + CuO, V2O3
MnO, MnO + Fe2O3, TiO2+ Fe2O3,MnO + CeO2
Na2S
CdS, CeO2 + TiO2
CdS + Se
CdS + Se, Au, Cu, UO3 + Sb2S3
Co3O4 (+ Mn, Ni, Fe, Cu, Cr dạng oxyt)

Đặc điểm bao bì thủy tinh silicat:
Nguyên liệu tự nhiên phong phú (cát trắng bờ biển)
Tái sinh dễ, không ô nhiễm môi trường,
Dẫn nhiệt rất kém
Tái sử dụng nhiều lần nhưng cần chế độ rửa đảm bảo an toàn vệ sinh
Trong suốt
Ít bị ăn mòn hóa học ( bởi kiềm và axit)
Có thể vỡ do va chạm cơ học
Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm chứa đựng bên trong
Không thể in, ghi nhãn trực tiếp
Nguyên liệu và phối liệu trong sản xuất bao bì thủy tinh trong công nghiệp thực phẩm
Nguyên liệu sản xuất thủy tinh (từ thủy tinh chỉ cho thủy tinh silicat): là các hợp chất vô cơ từ quặng thiên nhiên: các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm và oxyt kiềm thổ, trong đó oxyt silic SiO2 chiếm tỷ lệ cao nhất và là thành phần chính.
Nguyên liệu phụ: nhằm hỗ trợ kỹ thuật chế tạo là các hợp chất vô cơ được dùng ở lượng nhỏ hay rất nhỏ để khử bọt, khử mài, nhuộm màu, hay làm biến màu, đục thủy tinh.
Trong thực tế người ta thường dùng các nguyên liệu như cát (oxyt silic thô), đá vôi CaCO3 thô, tràng thạch đôlômi, sođa, sunfat, borat hay một số các oxyt tinh khiết, hay phế liệu thủy tinh để nấu thủy tinh silicat dùng trong công nghiệp thực phẩm.
Nguyên liệu nấu thủy tinh oxyt silic (SiO2)
SiO2 là thành phần chính của thủy tinh công nghiệp. Phân tử SiO2 bị nấu chảy ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành SiO4, có cấu tạo khối tứ diện đều mà trọng tâm là nguyên tử Si, nối với 4 nguyên tử O, phân bố như đỉnh của khối tứ diện đều, tạo khung cơ bản cho thủy tinh. Thủy tinh silicat thuần khiết được gọi là thạch anh, có tính bền nhiệt, bền hóa, tính chiết quang rất cao.
Thủy tinh công nghiệp có thành phần SiO2 là 55-75%. Nguồn nguyên liệu chính là cát biển (SiO2 thô), trong cát có thể lẫn chất bẩn thải trong biển. ngoài SiO2 còn có Al2O3, CaO, MgO, K2O, Na2O, là thành phần cần được phối vào thủy tinh công nghiệp. Bên cạnh đó có thể có những oxyt nhuộm màu, các oxyt ảnh hưởng độ chiết quang của thủy tinh như: Fe2O3, MnO2, Cr2O3,..
Yêu cầu cát nấu thủy tinh có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng tạp chất Fe2O3 rất nhỏ (Fe2O tạo thủy tinh màu vàng, FeO tạo cho thủy tinh màu xanh lá cây) do đó hàm lượng oxyt sắt tổng trong thủy tinh cho phép là 0,012-0,3%.
Yêu cầu kích thước, đường kính trung bình của hạt cát là 0,1-0,8mm, những hạt có đường kính lớn hơn 0,8-2mm sẽ gây khuyệt tật, tạo phế phẩm trong quá trình chế tạo thủy tinh do cát có kích thước kháu nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Hạt cát nhỏ, mịn, đồng đều kích thước, tròn, rất thuận lợi để sản xuất thủy tinh chất lượng cao.
Ở Việt Nam có những nơi có cát tốt như Cát Bà, Phả Lại, Quảng Bình, Đà Nẵng.
Oxyt Kali (K2O): K2O được cho vào thủy tinh từ nguồn K2CO3 tạo cho thủy tinh vẻ bóng sang bề mặt, nên K2O là phụ gia sản xuất thủy tinh cao cấp như pha lê, thủy tinh màu, thủy tinh quang học, thủy tinh dùng trong phân tích hóa học, chén, đĩa, ly, tách, chai, lọ, làm bao bì thực phẩm.
Oxyt canxi (CaO): CaO được cung cấp bởi nguồn đá vôi, đá phấn (có thể có chứa oxyt sắt), CaO là một trong những thành phần cơ bản của thủy tinh caO giúp cho quá trình nấu, khử bọt dễ và thủy tinh có độ bền hóa học cao.
Oxyt bari (BaO): BaO tạo cho thủy tinh vẻ sang bóng, trọng lượng riêng tăng cao, do đó BaO là phụ gi để sản xuất thủy tinh quang học và rút ngắn quá trình nấu.
Oxyt chì (Pb2O5): trong thực tế thường dùng P2O5, giúp cho quá trình nấu thủy tinh dễ khử bọt, thủy tinh chì có chiết suất cao, trọng lượng riêng cao, dùng để sản xuất thủy tinh quang học, pha lê, thủy tinh bát đĩa cao cấp, ngọc thạch nhân tạo.
Oxyt kẽm ( ZnO): ZnO làm giảm hệ số giãn nở nhiệt tăng khả năng truyền nhiệt của thủy tinh, gây đục thủy tinh, tạo tính bền nhiệt, bền hóa học cao.
Oxyt boric B2O3: được cung cấp từ nguồn
Axit boric, borat (hàn the)
Quặng asarit
Nếu cho B2O3 thay thế Na2O thì hệ số giãn nở nhiệt giảm tạo nên thủy tinh bền nhiệt, bền hỏa tăng cao, khử bọt tốt, rút ngắn quá trình nấu, B2O3 cần thiết cho sản xuất thủy tinh quang học, chai lọ, làm bao bì thực phẩm và một số thủy tinh đặc biệt
Nhóm oxyt Al2O3: được cho vào khi sản xuất thủy tinh cao cấp. Loại thủy tinh alumino silicat và các thủy tinh cao cấp khác có hàm lượng Al2O3 ≥ 5%, từ nguồn các oxyt nhóm kỹ thuật hay hydroxyt nhôm.
Oxyt natri (Na2O): Na2O có ảnh hưởng không tốt trong sản xuất thủy tinh công nghiệp, hàm lượng Na2O cao sẽ làm giảm tính bền nhiệt, bền cơ, bền hỏa của thủy tinh. Bên cạnh đó, Na2O có tác dụng hạ nhiệt độ nấu, do đó thủy tinh dễ bị bọt, bị lỗi, khuyết tật.
Nguyên liệu phụ
Chất nhuộm màu thủy tinh gồm chất nhuộm màu phân tử hay nhuộm màu khuếch tán. Chất nhuộm màu phân tử sẽ không làm thay đổi tính chất của thủy tinh, cho màu ổn định và trong suốt đối với tất cả các quá trình gia nhiệt khi sử dụng thủy tinh. Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán sẽ cho thủy tinh thành phẩm có màu thay đổi theo sự gia nhiệt, màu đục của thủy tinh thành phẩm cũng thay đổi tùy theo độ phân tán, kích thước hạt keo, kim loại tạo màu, chế độ gia công thủy tinh.
Thủy tinh có thể được nhuộm bởi các phụ gia FeS, Fe2O¬3 làm cho thủy tinh có màu vàng rơm, màu xanh lá cây.
Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán
Hợp chất selen: tạo màu đỏ và hồng tùy theo hàm lượng Se khoảng 0,05-0,2%.
Hợp chất vàng Au nhuộm màu thủy tinh từ hồng đến đỏ để tạo màu như loại đá hồng ngọc, có thể thêm hàm lượng thiếc 0,01-0,02%
Muối bạc AgNO3 tạo màu vàng
Oxyt đồng Cu2O tạo ra màu đỏ cho thủy tinh, nhưng trong môi trường có tính oxy hóa thì tạo màu xang da trời do Cu2+
Ưu và nhược điểm của bao bì thủy tinh:
Ưu điểm:
Khả năng chống xuyên thấm tốt
Tạo cảm giác an toàn, sạch sẽ, sang trọng
Có thể nhìn được sản phẩm bên trong nên có giá trị cao về mặt cảm quan
Trơ về mặt hóa học
Có khả năng tái sử dụng, tái chế giúp giảm chi phí, hạn chế về mặt ô nhiễm môi trường
Một số loại bao bì thủy tinh chắn sáng giúp bảo vệ và tránh gây hư hỏng cho sản phẩm
Khuyết điểm:
Dễ dàng vỡ khi vận chuyển, chịu sốc cơ kém và chịu nén tốt
Bao bì thủy tinh có khối lượng lớn, có thể lớn hơn cả sản phẩm chứa bên trong bao bì gây khó khăn về mặt di chuyển, vận chuyển, lưu trữ ... và đôi khi cho cả người sử dụng
Dẫn nhiệt kém, giãn nở nhiệt lớn, cấu trúc bao bì chứa các bọt khí dẫn tới việc chịu sốc nhiệt kém
Không thể in, ghi nhãn lên bao bì do chi phí khắc chữ cao vì vậy bao bì thủy tinh thường được dán nhãn
Bao bì thủy tinh không thể tự phân hủy, các mảnh vỡ thủy tinh có thể gây nguy hiểm cho con người
Các dạng thực phẩm thường dùng bao bì thủy tinh
Rượu, bia, nước giải khát
Rượu
Rượu là một dạng thực phẩm mang mùi mạnh và có tính axit nhẹ. Bao bì thủy tinh lại trơ về mặt hóa học, chống xuyên thấm rất tốt vì vậy thường được sử dụng cho các loại rượu để hạn chế sự mất mùi, nhiễm khuẩn từ môi trường cũng như tăng thời gian lưu trữ của sản phẩm – 1 tính chất quan trọng cho các loại rượu được lưu trữ lâu để gia tăng mùi vị sản phẩm.
Bao bì thủy tinh thường mang đến cho người dùng cảm giác sang trọng, lịch lãm và bắt mắt. Đây là yếu tố thích hợp cho các sản phẩm rượu có giá thành cao, đối tượng khách hàng nhắm tới thường là giới trung lưu trở lên

1.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với vành uống của các loại bao bì, công cụ tráng men
TT Chỉ tiêu kiểm tra Mức tối đa
1 Cadmi (mg/vành uống) 0,2
2 Chì (mg/vành uống) 2,0
Ghi chú:
Đơn vị tính: mg/vành uống của bao bì, dụng cụ.
2. Yêu cầu về ghi nhãn
Việc ghi nhãn bao bì, công cụ theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định của pháp luật có liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
1. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phương pháp thử
Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chuẩn này. Các phương pháp thử quy định tại Phụ lục số 01 không bắt buộc áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
IV. YÊU CẦU QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
1.1. Bao bì, công cụ nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh phải công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này.
1.2. cách, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, công cụ vi phạm các quy định về kỹ thuật và quản lý quy định tại Quy chuẩn này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, công cụ phải công bố hợp quy theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, công cụ sau khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hay được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
2. Tổng kết
Ngày nay, bao bì bằng thuỷ tinh đã được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ thuật.
Bao bì thuỷ tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và được giữ lại để tái sử dụng cho đến khi bị vỡ. Chúng có thể tái sinh do có khả năng thu hồi và lập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh mới. Nhưng viêc tái sinh lại cũng gặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía người tiêu dùng, việc sử dụng công nghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh không được thu hồi sẽ gây ra tác hại với môi trường đất. Vì vậy, bao bì thủy tinh cũng có những tính chất và ưu nhược điểm cụ thể nên cần lựa chọn cho từng loại sản phẩm thực phẩm thích hợp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top