daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vệ sinh bao bì thủy tinh và lon


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON 4
1.1. ĐỊNH NGHĨA 4
1.1.1. Bao bì 4
1.1.2. Bao bì thủy tinh 4
1.1.3. Lon (bao bì kim loại) 4
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 4
1.2.1. Bao bì thủy tinh 4
1.2.2. Lon 4
1.3. PHÂN LOẠI 5
1.3.1. Bao bì thủy tinh 5
1.3.2. Lon 5
1.4. ỨNG DỤNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 8
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON 9
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BAO BÌ THỦY TINH 9
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BAO BÌ THỦY TINH SILICAT 11
2.2.1. Đặc điểm bao bì thủy tinh silicat 11
2.2.2. Ảnh hưởng của đặc điểm bao bì thủy tinh đến việc vệ sinh 13
2.3. TÍNH CHẤT CỦA LON 14
2.3.1. Đặc tính chung của lon 14
2.3.2. Lon thép tráng thiếc 14
2.3.3. Lon nhôm 15
2.3.4. So sánh lon thép tráng thiếc và lon nhôm 15
2.3.5. Ảnh hưởng của đặc điểm lon đến việc vệ sinh 16
CHƯƠNG 3: NGUỒN Ô NHIỄM BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON 17
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON 18
4.1. PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH BAO BÌ THỦY TINH 18
4.1.1. Nguyên tắc thực hiện 18
4.1.2. Sơ đồ khối 19
4.1.3. Thuyết minh quy trình 20
4.2. PHƯƠNG PHÁP VỆ SINH LON 22
4.2.1. Nguyên tắc thực hiện 22
4.2.2. Sơ đồ khối 23
4.2.3. thuyết minh quy trình 24
CHƯƠNG 5: TIÊU CHUẨN CỦA BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON SAU KHI VỆ SINH 27
5.1. BAO BÌ THỦY TINH 27
5.2. LON 27



















CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON
1.1. ĐỊNH NGHĨA
1.1.1. Bao bì
- Bao bì là vật chứa đựng,bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
1.1.2. Bao bì thủy tinh
- Bao bì được làm từ chất liệu thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh.
Thuỷ tinh là chất liệu cao cấp: Các đặc tính của thuỷ tinh làm cho nó trở thành một chất liệu với chất lượng cao và hình ảnh đặc trưng. Thuỷ tinh được sử dụng trong nhiều thế kỷ và được coi là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất được sử dụng để chứa sâm banh hảo hạng hay nước ép hoa quả tươi.
1.1.3. Lon (bao bì kim loại)
- Lon là bao bì hình trụ đứng được làm từ kim loại.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
1.2.1. Bao bì thủy tinh
- Cách đây 4000 năm, thủy tinh được phát hiện ra tại Ai Cập
- Trong thế kỉ 1 trước Công nguyên kỷ thuật thổi thủy tinh đã phát triển, có rất nhiều loại hình thủy tinh được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ.
- Đến thế kỷ 7 và thế kỷ 8 vẫn tiếp tục phát triển.
- Đến thế kỷ 11 được đánh giá là nổi bật, tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm đã ra đời
- Cho đến thế kỷ 12, thủy tinh đốm đã không được sử dụng rộng rãi nữa
- Đến thế kỷ 19, ngành sản xuất thủy tinh đã phát triển rất mạnh nhờ các thí nghiệm được tổ chức có hệ thống để xác định các thành phần của các phối liệu.
- Đến thế kỷ 20, trong công nghiệp thủy tinh có tiến bộ nổi bật là sự ra đời các loại thủy tinh nổi tiếng: thủy tinh Jena, thủy tinh Pirec, cả hai có đặc tính quí giá là bền với acid và nước, dãn nở rất ít do đó chịu được sự biến đổi nhiệt độ đột ngột, không vỡ. Chúng được dùng để chế tạo nhiều công cụ thí nghiệm.
1.2.2. Lon
- Bao bì kim loại trở thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX và phát triển phát triển nhất vào đầu thế kỷ XX. Nó vẫn tiếp tục phát triển nhờ ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy chế tạo ra vật liệu kim loại chức năng cao và thiết bị đóng bao bì luôn được cải tiến.
- Nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp thực phẩm tươi sống hay đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến ngày càng tăng. Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền ra đời đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2 - 3 năm, thuận tiện cho chuyên chở phân phối nơi xa.
1.3. PHÂN LOẠI
1.3.1. Bao bì thủy tinh
Phân loại thủy tinh vô cơ:
• Thủy tinh đơn nguyên tử: là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố hóa học, các nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn, đây chính là dạng đóng rắn của S, P, Se, As…
• Thủy tinh oxyt: là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng loại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như Bi2O3, SiO2, Ge2O3, P2O5.
• Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như:
+ Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả...
+ Lọ đựng rau quả ngâm....
1.3.2. Lon
1.3.2.1. Phân loại theo vật liệu bao bì:
• Bao bì kim loại thép tráng thiếc: có thành phần chính là sắt, và các phi kim, kim loại khác như C, Mn, Si, P, S với hàm lượng nhỏ.
- Có những loại thép có tỷ lệ carbon nhỏ 0,15-0,5%. Hàm lượng carbon lớn thì không đảm bảo tính dẻo dai mà có tính dòn (điểm hình như gang). Để làm bao bì thực phẩm, thép cần có độ dẻo dai cao để có thể dát mỏng thành tấm có bề dày 0,15-0,5mm do đó, yêu cầu tỷ lệ carbon trong thép vào khoảng 0,2%.
- Thép có màu xám đen, không có độ bóng bề mặt, dể bị ăn mòn trong môi trường kiềm và axit.
- Khi được tráng thiếc thì thép có bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên, thiếc là một kim loại lưỡng tính nên dể tác dụng với axit, kiềm. Do đó, ta cần tráng lớp vec-ni có tính trơ trong môi trường axit và kiềm.
• Bao bì kim loại thép mạ crom: sau chiến tranh thế giới thứ hai, giá thiếc tăng nên người Nhật đã tìm ra loại vật liệu mới để thay thế thiếc, đó là thép mạ crom. Quá trình mạ crom tương tự như mạ thiếc, tuy nhiên lớp crom mạ sẽ mỏng hơn lớp thiếc. Bề mặt của thép mạ crom mỏng, cứng và nhạy cảm với trầy xước. Lớp véc-ni tráng lên bề mặt thép mạ crom tốt hơn thép tráng thiếc.
• Bao bì kim loại nhôm: Al là bao bì có độ tinh khiết đến 99%, và những thành phần kim loại khác có lẫn trong nhôm như Si, Fe, Cu, Mn, Mg, Zn, Ti.



1.3.2.2. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon:
• Lon hai mảnh:



Lon hai mảnh gồm thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân (như trường hợp ghép mí nắp lon ba mảnh). Lon hai mảnh chỉ có một đường ghép mí giữa thân và nắp, vật liệu chế tạo lon hai mảnh phải mềm dẻo, đó chính là nhôm (Al) cũng có thể dùng vật liệu thép có độ mềm dẻo cao hơn. Hộp, lon hai mảnh được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt tạo nên thân rất mỏng so với bề dày đáy, nên có thể bị đâm thủng, hay dễ bị biến dạng do va chạm. Lon hai mảnh là loại thích hợp chứa các loại thực phẩm có tạo áp suất đối kháng bên trong như là sản phẩm nước giải khát có ga (khí CO2). Bao bì lon hai mảnh có thể có chiều cao đến 110 mm, lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp vì thép không có tính mềm dẻo, không thể kéo vuốt đến chiều cao như lon Al.

• Lon ba mảnh:



Công nghệ làm lon ba mảnh được áp dụng cho nguyên liệu thép. Lon ba mảnh gồm thân, đáy và nắp. Thân hộp được chế tạo từ một miếng thép hình chữ nhật, cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân, nắp và đáy được chế tạo riêng, được ghép mí với thân (nắp được ghép với thân sau khi rót thực phẩm).
Trên thực tế, hầu như rất ít khi thên và nắp có độ dày bằng nhau. Hiện tại ở Việt Nam đa số sắt thân dày hơn sắt nắp. Mặt khác khi sử dụng thép mỏng làm thân hộp, thì nhà sản xuất có thể cán gân thêm để tăng độ cứng vững và chịu được áp lực của thân hộp.


SO SÁNH LON 2 MẢNH VÀ LON 3 MẢNH

Lon 2 mảnh Lon 3 mảnh
Giống nhau Đều có hình trụ, được làm từ kim loại, có độ kín tốt, chứa đựng được nhiều loại thực phẩm (nước ngọt, bia, thịt, cá, rau quả,…).
Khác nhau Vật liệu - Phải mềm dẻo: như nhôm hay cũng có thể dùng vật liệu thép - Vật liệu chế tạp là thép
Cấu tạo - Thân dính liền với đáy, nắp rời được ghép mí với thân.



- Có ít mối ghép → giảm nguy cơ nhiễm độc từ mối hàn
- Thân rất mỏng so với bề dày đáy
- Lon hai mảnh bằng vật liệu thép có chiều cao rất thấp - Thân lon được cuộn lại thành hình trụ và được hàn mí thân, nắp và đáy được chế tạo riêng, được ghép mí với thân.

- Có nhiều mối ghép → nguy cơ nhiễm độc từ mối hàn cao.

- Chế tác từu thép nên thân cứng vững
Công nghệ chế tạo - Được chế tạo theo công nghệ kéo vuốt.
- Công nghệ sản xuất tốn kém hơn

- Công nghệ chế tạo phức tạp do có nhiều mối ghép
Ứng dụng - Sử dụng để đựng các loại nước uống có gas, bia (những loại dung dịch lỏng có tạo áp lực bên trong bao bì).
- Thường được sử dụng để đựng rau quả, thịt, cá…


- Đựng được các loại nước quả.





1.4. ỨNG DỤNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi hỏi phương pháp sản xuất mới, và vì vậy cần có thiết bị mới. Chu kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng tốt hơn.
Các nhà sản xuất bao bì luôn cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định làm như thế nào để bao bì là một thể thống nhất với sản phẩm bên trong và góp phần để gia tăng giá trị của sản phẩm. Không những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì phải vừa khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bày.
Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì phải mỏng hơn, nhẹ hơn, an toàn hơn cho môi trường, năng suất đóng gói cao hơn, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu phục vụ cho ngành này ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và thường xuyên đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày càng nghiêm khắc.
Tất cả các doanh nghiệp bao bì đều đặt xu hướng cắt giảm chi phí lên hàng đầu. Ngày nay chúng ta không thể mong đợi việc giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nếu nhưng không liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ, phải tìm ra các biện pháp phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho khách hàng. Bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu dùng từ mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì.
Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản phẩm đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và phân phối sản phẩm bao bì. Các khách hàng do đó trông đợi vào các nhà sản xuất sẽ mở rộng bao bì cung cấp không chỉ tại chỗ mà còn trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và quyết định. Mối quan hệ giữa các nhà sản xuất bao bì, người sử dụng bao bì và người tiêu dùng đã trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Công nghệ thay đổi, khoa học phát triển đó là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất, tuy nhiên đối với nền công nghiệp bao bì của Việt Nam chỉ khi có sự liên kết chặt chẽ của các nhà sản xuất trong ngành, có định hướng đúng đắn của các nhà quản lý chiến lược thì mới có khả năng cạnh tranh và lớn mạnh h

KHI VỆ SINH

- Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vật liệu thiết bị bao gói chứa đựng thực phẩm được ban hành trong “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm” theo quyết định số 067/1998/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ngày 4/4/1998.

5.1. BAO BÌ THỦY TINH
- Chai lọ được tái sử dụng sau khi rửa sạch. Việc rửa chai lọ nhằm loại các VSV và tất cả các vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát đất, nhãn chai cũ còn dính trên chai.
- Chai lọ thủy tinh đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, vật lý hóa học.
- Bao bì thủy tinh phải bền chắc, không độc, không gỉ, mặt nhẵn, không bị ăn mòn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Bao bì phải đảm bảo vệ sinh an toàn, các điều kiện khử trùng, vô trùng đạt tiêu chuẩn.
- Hình dạng, cấu trúc và thành phần vật liệu không được biến đổi sau quá trình vệ sinh.
- Giữ được độ bền cơ học, độ bền nhiệt.
- Khả năng cho ánh sáng chiếu qua vẫn được đảm bảo để chứa đựng sản phẩm.

5.2. LON
Ngoài những yêu cầu chung đối với bao bì thực phẩm, bao bì kim loại còn phải đáp ứng các yêu cầu:
- Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm.
- Bền đối với tác dụng của thực phẩm.
- Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và sự xâm nhập của vi sinh vật.
- Chịu được sự tác động của các yếu tố hóa học, lí học. Chịu được nhiệt độ và áp suất cao.
- Hộp không bị rỉ, nắp hộp không bị phồng dưới mọi hình thức.
- Lớp vecni phải nguyên vẹn
- Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ.
- Dễ gia công.
- Sử dụng, vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
- Đảm bảo được các chức năng của bao bì.



CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA BAO BÌ THỦY TINH VÀ LON
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BAO BÌ THỦY TINH
Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat.
Trạng thái thủy tinh thường là trạng thái đặc trưng của các hợp chất vô cơ, được xem là trạng thái trung gian của dạng kết tinh và dạng lỏng có đặc tính: trong suốt, cứng giòn ở nhiệt độ thường.
Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi hiệt độ càng tăng; và độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại và mất cả tính linh động khi được đưa về nhiệt độ thường.
Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình biến đổi trạng thái thuận nghịch do gia nhiệt-làm nguội, hay khi bị nấu chảy và làm nguội nhiều lần theo cùng một chế độ.
Thủy tinh thường có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh đồng nhất như nhau, do đó ứng suất theo mọi hướng xuất hiện trong khối thủy tinh xem như tương đương nhau.
Thủy tinh có thể thay đổi tính chất, tùy theo việc lựa chọn tạp chất và hàm lượng pha thêm khi nấu thủy tinh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top