life_00

New Member
Luận văn: Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 85
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2013
Chủ đề: Triết học Mác-Lênin
Nông dân
Giai cấp nông dân
Văn hóa nông thôn
Miêu tả: 108 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Phân tích khái niệm giai cấp nông dân, những sự biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay. Làm rõ một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. Làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY
DỰNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN...............................................7
1.1. Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay ..........................................................7
1.1.1. Khái niệm giai cấp nông dân......................................................................7
1.1.2. Sự biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam.............................................9
1.2. Xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn mới Việt Nam hiện nay..........18
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay ..........................................18
1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn ...........................................................................................................21
1.2.3. Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn Việt Nam hiện nay.............................................................................36
Kết luận chƣơng 1................................................................................................46
CHƢƠNG 2: VAI TRÕ GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN NƢỚC TA NHỮNG NĂM
ĐỔI MỚI VỪA QUA –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...................................47
2.1. Thực trạng và nguyên nhân thực trạng vai trò giai cấp nông dân
Việt Nam trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn nƣớc ta
những năm qua....................................................................................................47
2.1.1. Những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông dân trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta những năm đổi mới vừa qua.......47
2.1.2. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông
dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay ...............71
2.2. Những giải pháp chủ yếu để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nông
dân trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn.........................................73
2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức...................................................................732.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo .....................................................78
2.2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa – xã hội........................................................84
2.2.4. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội ..........................................................91
Kết luận chƣơng hai ............................................................................................92
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................96
PHỤ LỤC...............................................................................................................100
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nông dân có tầm quan trọng đặc biệt về lý luận và thực tiễn. Đây là
vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô
sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, giai cấp
công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình – xóa bỏ chủ nghĩa tư bản,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải lôi kéo và nắm lấy
một lực lượng cách mạng là giai cấp nông dân. Từ nhận thức đó các nhà kinh điển có
những luận điểm đúng đắn về nông dân, vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa, hình thành tư tưởng kết hợp cách mạng vô sản với phong trào của nông
dân và nêu nguyên lý về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân, coi đó là nguyên tắc quan trọng của chuyên chính vô sản. Hồ Chí Minh đã vận
dụng sáng tạo học thuyết cách mạng của Mác – Lênin vào thực tiễn nước ta, đã giải
quyết đúng đắn vấn đề nông dân - một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Khi
tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Người viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp
Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì
vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách
mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực
chất là chính quyền của công – nông”. Do vậy, Đảng ta đã tiến hành tổ chức, động
viên, tập hợp giai cấp nông dân cùng với giai cấp công nhân nước ta hình thành đội
quân chủ lực hùng mạnh, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Môi trường văn hóa Việt Nam là thành quả sáng tạo hàng ngàn năm của
nhân dân các tộc người Việt Nam trên các vùng lãnh thổ, là chiếc nôi nuôi dưỡng
biết bao nhiêu thế hệ người trong lao động, giao tiếp, phát triển nhân cách, hình
thành lối sống; là mái nhà chung của cả cộng đồng dân tộc. Môi trường văn hóa
Việt Nam là gắn liền với lối sống lâu đời của nông dân có quan hệ chặt chẽ đến
cách thức sản xuất, xây dựng nơi cư trú, quan hệ huyết tộc, môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Hàng ngàn năm, nước ta là một nước nông nghiệp. Trước đây hơn 90% nhân
dân sống bằng nghề nông và đã kiến tạo thành những môi trường buôn sóc, mường2
bản, làng xã. Và giờ đây, tuy xã hội ta có lai ghép ít nhiều công nghiệp, song vẫn
còn trên dưới 50 % cư dân sống bằng nghề nông, săn bắt và làm ruộng, làm vườn.
Vì thế lối sống của tuyệt đại bộ phận nhân dân vẫn là lối sống nông dân. Khi đề cập
đến việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Văn kiện Hội nghị Trung ương
lần thứ V khóa VIII đã đặt ra vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trong
quá trình xây dựng môi trường chung của toàn xã hội.
Chúng ta cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn bởi vì
nước ta là một nước nông nghiệp, văn hóa ở nông thôn không phát triển thì xã hội
của ta không thể trở thành văn minh và hạnh phúc. Thực trạng văn hóa nông thôn ở
nước ta còn cùng kiệt nàn cần được quan tâm đầy đủ. Theo thời gian, nông thôn
Việt - làng Việt giờ đây đã khác xưa. Nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn
ra mau lẹ, cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội biến đổi, quỹ thời gian của con người trở
nên eo hẹp, không gian văn hóa làng Việt – nông thôn Việt cũng theo đó mà biến
đổi dần. Vẫn còn hồn xưa trong lễ hội làng, nhưng các khu công nghiệp đã “tràn về”
sát vách; những làng quê yên ả, giờ đang rộn rã công trường xây dựng; những làng
lúa, làng hoa, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; không
gian kiến trúc của làng mất dần đi, nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng
nước mái đình; các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng thưa vắng hay mai một
dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông
thôn. Mối liên hệ của con người nông thôn đã tăng lên nhiều và trở nên đa dạng
hơn, đặc biệt mối liên hệ với thành thị ngày càng phát triển. Vấn đề con người đặt ra
ngày càng sâu sắc hơn. Hiện nay gia đình nông nghiệp đang trải qua một sự biến đổi
do những nhân tố bên ngoài và bên trong… Trong xã hội nông thôn cũng như ở nơi
khác, một số lĩnh vực trong đó thường xảy ra một sự giảm dần một số giá trị theo
kiểu xói mòn khó nhận thấy, đồng thời với giá trị hoá chậm chạp một số yếu tố mới.
Người ta nhận thấy rằng dù tiến hoá tới đâu, thế giới nông thôn vẫn kế thừa quá khứ
của nó, kiểu văn hoá cổ truyền có thể được duy trì trong chiều sâu.
Nông thôn Việt Nam bao gồm một vùng đất rộng lớn. Ở khu vực miền Bắc
và miền Trung bao gồm ba vùng lãnh thổ: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven
biển. Ở miền Nam bao gồm hai vùng sinh thái: Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng
sông Cửu Long có các sinh hoạt văn hóa khác nhau. Nói chung các vấn đề cơ bản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
của văn hóa, môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam đều xoay quanh các vấn đề
gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, các phong tục tập quán, các lễ hội, sự phát triển nhân
cách, hệ tư tưởng và các sinh hoạt văn nghệ.
Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm 69,6 % dân số
(năm 2010). Giai cấp nông dân có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Nội dung của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên
tất cả các lĩnh vực, trong đó có tiến hành cách mạng tư tưởng - văn hóa. Vì vậy, giai
cấp nông dân là chủ thể có vai trò to lớn trong xây dựng môi trường văn hóa nông
thôn Việt Nam.
Thế giới ngày nay đang biến đổi hết sức mau lẹ. Các thế lực thù địch có
nhiều âm mưu thủ đoạn xảo quyệt và chưa từ bỏ mục tiêu là xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa trên toàn thế giới. Đối với nước ta chúng tập trung mũi nhọn vào địa bàn
nông thôn nhằm vào các đối tượng nông dân. Trên thực tế ở các địa phương trong
những năm qua, tình hình nông dân diễn biến rất phức tạp đặc biệt là về văn hóa tư
tưởng. Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở
nước ta cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa. Đó là lý do tui lựa chọn vấn đề
“Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông
thôn nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Do giai cấp nông dân là giai cấp có vai trò quan trọng trong tiến trình chung
của lịch sử dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì
vậy đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về nông dân: Nxb Sự thật (1955), Vấn
đề nông dân: Trích dịch tác phẩm của Mác – Ăngghen, Lênin, Sta – lin, Mao
Trạch Đông, Hà Nội; M.A.Ocunhépva, Trần Đoàn dịch (1977), Những quan điểm
lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về tính cách mạng của nông dân, Nxb
Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. Những công trình này nhằm cho người
đọc thấy được vị trí vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của
giai cấp công nhân; Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
nông dân và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, Học viện Chính trị
Quốc gia, Hà Nội; Hội nông dân Việt Nam (1999), Công tác vận động nông dân4
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; TS. Đoàn
Minh Duệ (chủ biên) (2002), Giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nghệ An; Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân, hội nông dân ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về nông dân và vai trò của
nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, vai
trò, thực trạng … của nông dân nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nói riêng.
Một số công trình nghiên cứu trực tiếp vai trò của nông dân trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Bùi Thị Thanh Hương
(2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai
đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội; Đặng Thị Phương Duyên (2001),
Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Tô Văn Sông (2002), Phát huy vai trò của nông dân tỉnh Hải Dương,
Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005), Phát huy vai trò của
nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở
Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Tô Mạnh Cường (2008), Quan điểm
của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc
phát huy vai trò đó ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội; Mai Thị
Mến (2010), Vai trò của nông dân tỉnh Thái Bình trong công cuộc đổi mới đất nước
hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội. Các công trình trên đều bàn về đặc
điểm, xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân, tâm lý, ý thức, nhu cầu, nguyện
vọng; vai trò, thực trạng, giải pháp việc phát huy vai trò nông dân trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hay một số đề tài nghiên cứu
về vai trò của nông dân trong phạm vi của một địa phương.
Một số bài báo nghiên cứu về nông dân: Đinh Quang Hải (2007), Liên kết
“4 nhà” – Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4; Võ
Tòng Xuân (2008), Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 785; Nguyễn Cúc (2008), Chính sách nhà
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
nước đối với nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 787; Lê Văn Yên (2009), Quan điểm của
Mác – Lênin về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng,
Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1. Các nghiên cứu trên bàn về vị trí, vai trò; thực trạng
và giải pháp đối với nông dân nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai
trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta một số năm qua, luận văn nêu lên
một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò đó trong xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn Việt Nam những năm tới.
Nhiệm vụ:
- Phân tích khái niệm giai cấp nông dân, những sự biến đổi của giai cấp
nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn.
- Làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường
văn hóa nông thôn nước ta trong những năm đổi mới.
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy
hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa
nông thôn giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây
dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta.
Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi
trường văn hóa nông thôn Việt Nam từ những năm đổi mới đến nay.6
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nông dân… Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những thành quả của những
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn trong những năm gần đây.
Cơ sở thực tiễn: Luận văn được thực hiện qua những báo cáo tổng kết, qua
thu thập tài liệu của bản thân tác giả, dựa vào những thống kê của nước ta về vấn đề
nông dân trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận chung của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng các phương pháp
nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh …
6. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về giai cấp nông dân và
vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trong đó quan trọng
là trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo trong giảng dạy, nghiên cứu các chủ thể xây dựng nông thôn mới và cung cấp
những luận cứ, luận chứng khoa học để các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng
vận dụng trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn gồm 2 chương 4 tiết.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
CHƢƠNG 1:
GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN
1.1. Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay
1.1.1. Khái niệm giai cấp nông dân
Giai cấp nông dân hình thành trong quá trình tan rã của chế độ chiếm hữu nô
lệ. Sự tồn tại của giai cấp nông dân gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do
đó, giai cấp nông dân giữ một vai trò quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Đặc biệt, ở nhiều quốc gia, khi công nghiệp và đô thị chưa phát triển, vai
trò của nông dân được quan tâm đặc biệt. Ở xã hội phương Đông, nông dân là giai
cấp đóng vai trò quan trọng nhất (hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ). Ở phương
Tây, giai cấp nông dân dưới con mắt của những nhà lý luận thuộc phái trọng nông
được đánh giá cao.
Tuy nhiên, nhìn chung, trước Mác, trong con mắt của nhiều nhà tư tưởng
thuộc giai cấp thống trị, giai cấp nông dân chỉ là công cụ để sai khiến và bóc lột.
Chỉ đến khi học thuyết Mác được hình thành, bổ sung và phát triển bằng chủ nghĩa
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì quan điểm khoa học về nông dân mới được hình
thành và phát triển.
Theo William Rosberring, nhà nghiên cứu xã hội học Mỹ “ Nông dân được
coi là những người sản xuất lương thực cho bản thân và cho các nhóm xã hội khác
có địa vị cao hơn” [14; tr 30].
Trong Đại từ điển Tiếng Việt, nông dân là “ người lao động sống bằng nghề làm
ruộng” [38; tr 1283].
Như vậy có thể thấy, nông dân là một bộ phận dân cư lao động gắn liền với
sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chính từ lao động nông nghiệp. Xét về bản chất
xã hội và địa vị của giai cấp nông dân thì nông dân vừa là giai cấp những người lao
động, vừa là giai cấp những người sở hữu.
Trong học thuyết của mình, trên cơ sở nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trung chú ý nhiều tới vấn đề các bạn
đồng minh của giai cấp công nhân, đặc biệt là giai cấp nông dân. C.Mác cho rằng,
Hai là tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội (có 8 tiêu chí) bao gồm:
Về giao thông: tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được cứng hóa bằng bê tông
đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải (phải đạt 100%); tỷ lệ km
đường trục, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận
tải (phải đạt 50%); tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa
(phải đạt 100%, có 30% cứng hóa); tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng
hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện (phải đạt 50%).
Về thủy lợi: hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh
(đạt); tỷ lệ kênh, mương do xã quản lý được kiên cố hóa (phải đạt 45%).
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi101
Về điện: hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện (đạt); tỷ lệ
hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn (phải đạt 98%).
Về trường học: tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia (phải đạt 70%).
Về cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ
văn hóa – thể thao và du lịch (đạt); tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn
đạt quy định của Bộ văn hóa – thể thao và du lịch (phải đạt 100%).
Về chợ nông thôn: chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng (đạt).
Về bưu điện: có điểm phục vụ Bưu chính viễn thông (đạt); có mạng Internet đến
thôn (đạt).
Về nhà ở dân cư: nhà tạm, dột nát (không có); tỷ lệ có nhà đạt chuẩn của Bộ
xây dựng (phải đạt 70%).
Ba là tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí) bao gồm:
Về thu nhập: thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung
của tỉnh (phải cao hơn 1,3 lần).
Về hộ nghèo: tỷ lệ hộ cùng kiệt 7%.
Về cơ cấu lao động: tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm, ngư, nghiệp (phải đạt 35%).
Về hình thức tổ chức tổ chức sản xuất: có tổ hợp tác hay hợp tác xã hoạt động có
hiệu quả (có).
Bốn là tiêu chí về văn hóa – xã hội – môi trường (có 04 tiêu chí) bao gồm:
Về giáo dục: phổ cập giáo dục trung học (đạt); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) (hơn 20%).
Về y tế: tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế (phải đạt 20%);
y tế xã đạt chuẩn quốc gia (đạt).
Về văn hóa: xã có từ 70% thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo
quy định của Bộ văn hóa – thể thao và du lịch (đạt).
Về môi trường: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn
quốc gia (phải đạt 75%); các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
trường (đạt); không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động102
phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp (đạt); nghĩa trang được xây dựng theo quy
hoạch (đạt); chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định (đạt).
Năm là tiêu chí về hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí) bao gồm:
Về hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh: cán bộ xã đạt chuẩn (đạt);
có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định (đạt); Đảng bộ, chính
quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” (đạt); các tổ chức đoàn thể chính
trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên (đạt).
Về an ninh trật tự xã hội: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững (đạt).
Trên đây là Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời còn
là những tiêu chuẩn để đạt được mục tiêu mà Chính phủ ta đã đề ra cho nông thôn
mới ở nước ta hiện nay.
Có thể thấy, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phòng, gồm 11 nội dung sau:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn
mới. Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả
nước làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường;
phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi103
được nhựa hóa hay bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường
thôn, xóm cơ bản cứng hóa);
- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí
nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã,
thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế
trên địa bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về
giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75%
số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có
65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có
45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa). Đến 2020 có 77%
số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông
thôn mới. Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;
- Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
- Nội dung 3: Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm
“mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: vị tí vai trò của hội nông dân việt nam hiện nay, xây dựng môi trường văn hóa ở khu đô thị mới, Vị trí, vai trò, đặc điểm của nông dân, liên hệ trách nghiệm của bản thân trong việc xây dựng cơ cấu giai cấp xã hội ở việt nam trong giai đoạn hiện nay, vị trí vai trò của tổ chức cơ sở hội nông dân việt nam hiện nay, tiểu luận vị trí vai trò của tổ chức cơ sở hội nông dân việt nam, giai cấp nông dân trong xã hội việt nam hiện đại, biện pháp phát huy vai trò của nông thôn trong giai đoạn hiện nay, xây dựng môi trường văn hóa khu công nghiệp, Vị trí của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước, kết luận về giai cấp nông dân, vai trò của giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của giai cấp nông dân, vai trò của hội nông dân việt nam hiện nay liên hệ thực tế bản thân, luan van phát huy vai trò của nông dân bến tre trong giai đoạn hiện nay, vai trò hội nông dân việt nam trong sự nghiệp cách mạng, Những vấn đề chung về Hội Nông dân Việt Nam - Khái niệm - Vị trí, vai trò - Chức năng, nhiệm vụ - Hệ thống tổ chức, xây dựng môi trường văn hóa trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trình bày vị trí vai trò của giai nông dân nước ta hiện nay, phần mở đầu bài thu hoạch vai trò của giai cấp nông dân trong thời đại công nghiệp 4.0
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top