dap_xe_ra_pho

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Tính đến hôm nay thị trường chứng khoán đã phát triển được 8 năm, một bước đi không quá ngắn cũng chưa quá dài cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Tuy phát triển khá mạnh mẽ cùng với những đợt IPO của các tổng công ty Nhà nước trong thời gian qua chúng ta cũng đã đạt được những thành công ban đầu. Tuy nhiên việc đánh giá lại hiệu quả của các công ty sau IPO thì đến thời điểm này chưa có ai đánh giá một cách nghiêm túc, xuất phát từ thực tế đó tui đã lựa chọn đề tài “ Phân tích cổ phiếu của một số công ty sau IPO”.
Sau IPO là thời điểm các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán dựa vào đó chúng ta có thể biết được những biến động giá chứng khoán của các công ty này.
Với một mẫu tương đồi đầy đủ và chính xác tui sẽ chọn các công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) để nghiên cứu để có những kết luận và khuyến nghị ban đầu đến các nhà đầu tư chứng khoán, các tổ chức và cá nhân quan tâm.
Chúng ta biết rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá của cổ phiếu nhưng có 2 nhân tố chính sẽ tác động đến đó là lợi suất của cổ phiếu và sự ổn định giá hay chính là lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Mục đích của đề tài là phân tích ở những cổ phiếu khác nhau thì đâu là nhân tố ảnh hưởng tới độ ổn định của cổ phiếu sau IPO.
Với đề tài này có nhiều cách giải quyết khác nhau, nhưng tui sẽ tiếp cận vấn đề theo sự biến động lợi suất của cổ phiếu. Tức là so sánh sự biến động giá của cổ phiếu với nhân tố so sánh là lợi suất của chỉ số thị trừơng mà sử dụng trực tiếp là lợi suất của chỉ sốVN-Index. Từ đó xác định tính dừng của cổ phiếu và đi đến xác định dải giá với các mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Đây là vấn đề mới và do tui mới tiếp cận lần đầu vì vậy không thể không có những sai sót trong quá trình giải quyết vấn đề. Hi vọng đề tài này sẽ thu hút được sự quan tâm và góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
tui xin chân thành Thank sự giúp đỡ của các nhân viên phòng Phân tích và đầu tư Công ty chứng khoán Thăng Long, em xin Thank sự bảo ban giúp đỡ nhiêt tình của thầy giáo Ngô Văn Thứ đã giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và thực tập.















CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU Ở VIỆT NAM

1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
1.1.1. Chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
- TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh được các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của TTCK cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là nhân tố đảm bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế.
- TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua việc các tập đoàn lớn phát hành chứng khoán ra công chúng giảm bớt tỷ lệ cổ phần của nhà nước trong các doanh nghiệp này.
- TTCK tạo điều kiện tách biệt sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát thị trường một cách chặt chẽ hơn tạo điều kiện kết hợp hài hòa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và người lao động.
- Việc mở rộng TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
- TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.
- TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kì kinh doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
1.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
* Sở Giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN.
* Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK)
TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ thống giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường.
* Công ty chứng khoán (CTCK)
CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hay một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, lưu ký chứng khoán.


* Các tổ chức phát hành chứng khoán
Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
* Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.
* Các tổ chức có liên quan khác
- Các ngân hàng thương mại
Trên thị trường sơ cấp
MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU Ở VIỆT NAM 3
1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 3
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 3
1.1.1. Chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 4
1.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 5
1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 8
1.1.4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán 9
2. Các khái niệm về phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO) 10
3. Những điểm thuận lợi và bất lợi của IPO 11
4. Thực trạng các công ty IPO ở Việt Nam 13
4.1 Điều kiện doanh nghiệp được phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt Nam 13
4.2 Nhu cầu về việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt Nam 14
4.3 Đánh giá việc phát hành chứng khoán lần đầu ở Việt Nam 17
4.3.1 Khảo sát thị trường chứng khoán Việt Nam của các công ty niêm yết 17
4.3.2 Những thuận lợi và khó khăn của việc phát hành chứng khoán lần đầu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 28


CHƯƠNG II: CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ÁP DỤNG CHO CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH 33
1.Biến động thị trường của cổ phiếu sau IPO 33
2. Các mô hình và thuật toán sử dụng 33
3. Lựa chọn mô hình cho thị trường chứng khoán Việt Nam 35
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHO MỘT SỐ CÔNG TY Ở THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 41
1. Mô tả tần số IPO 41
2. Tính chất, những biến động cá biệt và đặc trưng quan trọng 42
2.1 Tính chất 42
2.2 Đặc trưng quan trọng 42
3. Thực trạng các công ty niêm yết 42
3. Mô tả chuỗi lợi suất của cổ phiếu 44
4. Ước lượng mô hình 44
4.1 Các bước ước lượng mô hình 44
4.2 Mô hình ước lượng cho từng công ty 45
4.3 Tư vấn đầu tư 51
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54

Trên đây là kết quả ước lượng của 4 công ty gồm: AGF, BBC, BBT, BPC, kết quả ước lượng của 29 công ty còn lại có thể xem thêm trong phần phụ lục. dưới đây là kết quả của 29 công ty trên:
BT6 dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
BTC: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO .
CAN: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO
DHA: dừng sau 180 phiên giao dịch sau IPO.
DPC: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
GIL: dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.
GMD: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO
HAP: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
HAS: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
KDC: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
KHA: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
LAF: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
MHC: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
NKD: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
PMS: dừng sau 90 phiên giao dịch sau IPO.
PNC: dừng sau 270 phiên giao dịch sau IPO.
REE: dừng sau 60 phiên giao dịch sau IPO.
SAM: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
SAV: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
SFC: dừng sau 150 phiên giao dịch sau IPO.
SSC: dừng sau 180 phiên giao dịch sau IPO.
SGH: dừng sau 210 phiên giao dịch sau IPO.
TMS: dừng sau 240 phiên giao dịch sau IPO.
TRI: dừng sau 120 phiên giao dịch sau IPO.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top