daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Ngành Thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Quy mô của ngành Thủy sản ngày càng mở rộng và vai trò của ngành thủy
sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 2


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thủy sản trong sản xuất hàng hóa
phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu mua ngoại tệ, từ những năm

cuối của thập kỷ 90, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ thống thủy lợi để
không những phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với vùng Đồng bằng Sông
Cửu Long. Vì vậy, em chọn Công ty Cổ Phần Thủy sản Bạc Liêu là một trong những
công ty Thủy sản nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và đặc biệt Bạc Liêu là một
trong những tỉnh phát triển phát triển nhất về nuôi trồng Thủy sản ở đây để hoàn thành bài
báo cáo và cũng để hiểu thêm về nền kinh tế chủ yếu của quê hương mình.
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bạc Liêu thành lập vào ngày 20 tháng 07 năm 2006
và hoạt động cho đến nay. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là chế biến,
bảo quản Thủy sản và sản phẩm từ Thủy sản; buôn bán Thủy sản; kinh doanh xuất
nhập khẩu bao gồm: xuất khẩu và bán nội địa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hàng
thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, nhập khẩu phương tiện vận tải, máy móc thiết bị,
nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất kinh doanh; khai thác Thủy sản; nuôi các loại Thủy
sản; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng khác; nhập khẩu
các loại thực phẩm chế biến; gia công hàng điện tử gia dụng; thu đổi ngoại tệ; kinh
doanh xuất, nhập khẩu các loại phân bón.

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 3


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

Báo cáo tài chính là báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính gồm có: bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
Thông qua phân tích các tỷ số tài chính, thẩm định viên có thể xác định tình hình
tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Các tỷ số tài chính cũng tạo điều kiện
cho việc so sánh sự phát triển của doanh nghiệp giữa các thời kỳ và so sánh với các
doanh nghiệp khác hay giá trị trung bình của ngành.
Để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thẩm định viên có thể phân tích
các nhóm tỷ số sau:
Các tỷ số thanh khoản
Các tỷ số hoạt động kinh doanh
Các tỷ số đòn cân nợ
Các tỷ số lợi nhuận
Các tỷ số giá trị kinh doanh
I. Các tỷ số thanh khoản.
1. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn






Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản
có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó
đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Công thức:

Trong đó:

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 4


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười

− Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn bao gồm vốn bằng tiền như tiền mặt tồn quỹ,

tiền gửi ngân hàng,…..
− Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoảng thời gian ngắn (thường
là dưới 1 năm).
Tiêu chuẩn đánh giá:
− Tỷ số này thường được chấp nhận ở mức:

1< Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn <4
• Khi tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1: doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn để


tài trợ cho các loại tài sản cố định.
Thông thường chỉ số này là 2 là tốt nhất , tuy nhiên một số doanh nghiệp có tỷ

số luân chuyển tài sản lưu động chỉ là >1, nhưng có thể hoạt động rất hiệu quả.
− Giữa 2 xí nghiệp mặc dù có tỷ số luân chuyển tài sản lưu động như nhau, nhưng
điều kiện tài chính và tiến độ thanh toán các khoản nợ lại khác nhau, điều này phụ
thuộc vào tài sản tồn kho.
Ý nghĩa:
− Khi giá trị của tỷ số này giảm: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và mức độ


rủi ro khánh tận tài chính gia tăng.

− Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá

nhiều vào tài sản lưu động hay việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp
không hiệu quả vì có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi.
− Trong nhiều trường hợp tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh khoản

do nhiều hàng hóa tồn kho là những hàng hóa khó bán nên doanh nghiệp rất khó
biến chúng thành tiền để trả nợ.
Nhận xét:
− Tỷ số này của doanh nghiệp được chấp thuận hay không tùy thuộc vào sự so sánh

với giá trị trung bình ngành của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
− Đồng thời nó cũng được so sánh với các tỷ số này của doanh nghiệp trong những
năm trước đó.

SVTH: Trần Kim Tuyến – LTDH08TD

Page 5


Phân tích BCTC Công ty CP Thủy sản Bạc Liêu

GVHD: Trần Thị Mười


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top