fatdragon31

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổng cục thống kê đưa ra năm 2003 thì số lượng trẻ khuyết tật là 662 000 chiếm 2,4% tổng số trẻ em từ 1 - 18 tuổi [1]. Những trẻ em này là những đối tượng kém may mắn trong xã hội. Các em đó phải chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện được theo dõi và chăm sóc sức khoẻ một cách thường xuyên, đặc biệt là sức khoẻ răng miệng. Các tổ chức xã hội khác cũng như chuyên ngành Răng hàm mặt vẫn chưa có chiến lược chăm sóc sức khoẻ răng miệng ưu tiên cho đối tượng này. Mặc dù các em ngày càng nhận được sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ các cấp, các ngành ở trung ương cũng như địa phương.
Theo các nguồn tài liệu trong và ngoài nước thì đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sức khoẻ, các đặc điểm tổn thương trên trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề răng miệng trên trẻ khuyết tật ở Việt Nam lại chưa nhiều. Trong khi đó nhu cầu tìm hiểu thông tin về kiến thức VSRM và tình trạng bệnh răng miệng trên nhóm đối tượng này là rất cần thiết. Liệu rằng trên thực tế các em đã có kiến thức và thực hành đúng về VSRM hay chưa? Tình trạng sâu răng và viêm lợi ở nhóm trẻ này có gì khác biệt so với trẻ bình thường hay không? Để từ đấy các cơ quan chức năng có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời cũng như phương pháp giáo dục nha khoa hợp lý cho từng đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết, rèn luyện ý thức vệ sinh răng miệng đúng cách cho các em.

Chính vì vậy, chúng tui đã tiến hành: “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em Hòa Bình Hà Nội” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỉ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng viêm lợi ở trẻ khuyết tật 6-17 tuổi tại làng trẻ Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sâu răng
1.1.1. Định nghĩa
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên quan đến sự di chuyển các Ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [2]
1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh bệnh sâu răng
Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus [3]. Ngoài vi khuẩn ra, một số điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển cũng đóng vai trò quan trọng không kém, cụ thể như:
- Chế độ ăn uống tạo điều kiện cho sâu răng phát triển: Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không chải răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không chải răng thường xuyên hay không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Tình trạng của răng và tổ chức cứng của răng: Khả năng chống sâu của răng tuỳ từng trường hợp vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
- Tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
- Tình trạng môi trường miệng như: nước bọt, pH…
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn sâu răng là do chất đường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răng bằng sơ đồ Key:

Hình 1 - Sơ đồ Key, sự phối hợp 3 yếu tố gây sâu răng [12]
Với sơ đồ Key người ta chú ý nhiều đến chất đường và vi khuẩn Streptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng liên quan nhiều đến chế độ ăn như hạn chế đường và vệ sinh răng miệng [4].
Sau năm 1975, đó tìm được nguyên nhân của bệnh sâu răng. Nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ WHITE như sau:
- Răng: ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi, fluoride, dinh dưỡng
- Vi khuẩn: đặc biệt là Streptococcus Mutans.
- Chất nền: ảnh hưởng bời yếu tố VSRM, việc sử dụng Fluor, pH, khả năng trung hòa của nước bọt.
Sơ đồ WHITE cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng như: hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cường quá trình tái khoáng và cá tác dụng bảo vệ răng không bị sâu như nước bọt, khả năng acid của men, các ion F-, Ca++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh… Với những hiểu biết sâu hơn về cơ chế bệnh sinh của quá trình sâu răng nên trong hai thập kỷ qua con người đó đạt được những thành tựu to lớn trong việc dự phòng sâu răng cho cộng đồng.

Hình 2 - Sơ đồ WHITE (1975) [17]
Cơ chế bệnh sinh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình hủy khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng. Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:

Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng.

Hình 3 - Cơ chế gây sâu răng (ADA) [1]
1.1.3. Phân loại bệnh sâu răng
Tuỳ theo tác giả mà có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng cơ bản vẫn dựa trên 5 loại lỗ hàn của Black. Theo diễn biến sâu răng, có: sâu răng cấp tính và sâu răng mãn tính. Theo mức độ tổn thương, có: sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu. Theo bệnh sinh, có: sâu răng tiên phát, sâu răng thứ phát, sâu răng tái phát. Phân loại theo mức độ tổn thương được ứng dụng nhiều nhất [5]
- Sâu men (S1): tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ. Khi chúng ta nhìn thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đường men ngà.
-Sâu ngà: khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà. Sâu ngà được chia làm 2 loại: sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3), đây là 2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.
Các phân loại mới về bệnh sâu răng [2], [6]
Ngày nay các tác giả thường sử dụng 2 bảng phân loại mới để chẩn đoán và điều trị đó là: phân loại theo site and size, phân loại theo Pitts
* Phân loại theo “Site and size”(dựa vào vị trí và mức độ tổn thương)[2]
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng
Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thể tái khoáng
2: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu còn đủ, cần tạo lỗ hàn
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hay nguy cơ vỡ, cần có các phương tiện lưu giữ cơ sinh học
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu giữ cơ học hay phục hình
Để đáp ứng nhu cầu dự phòng cá nhân Brique và Droz đã bổ sung thêm cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đoán được và có khả năng tái khoáng hoá được

* Phân loại theo Pitts:

Hình 4 - Sơ đồ phân loại của Pitts [7], [8]
* Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS)
Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS) của N.Pitts và cs (2004). Ưu điểm của hệ thống này so với các tiêu chí đánh giá sâu răng trước đây là cho phép đánh giá được các sang thương sâu răng sớm kể cả các mức độ mất khoáng ban đầu, đồng thời chỉ số này cũng cho phép đánh giá mức độ hoạt động của sang thương sâu răng ở trẻ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện nay: sâu răng là một quá trình, tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và lỗ sâu là giai đoạn cuối của quá trình này.
Hệ thống phát hiện và đánh giá sâu răng quốc tế (ICDAS) gốm 3 chỉ số sâu, mất và trám. Chỉ số trám (chỉ số I- ICDASI), chỉ số sâu (chỉ số II- ICDASII), và chỉ số mất.
Chỉ số Sâu: (ICDAS II) liên quan đến mức độ tổn thương sâu thân răng, được đánh gái từ 0-6 với mã số càng lớn thì tổn thương càng rộng.
- Mã 0: không tìm thấy bất kỳ tổn thương SR nào trên bề mặt răng sau khi thổi khô 5s. Đổi màu xung quanh rìa miếng trám phục hồi hay hở rìa miếng trám nhỏ hơn 0,5mm mà không liên quan đến tổn thương sâu răng . Chú ý: một số bệnh giống như sâu răng như nhiễm Fluor (thiểu sản men), đổi màu răng ngoại sinh và nội sinh mà không có dấu hiệu sâu răng thì vẫn ghi mà mã 0

Hình 5 - Mã 0
- Mã 1: Tổn thương sớm nhìn thấy được trên men răng. Quan sát thấy tổn thương sớm trên bề mặt men răng sau khi thổi khô 5s. Tuy nhiên trong hố rãnh, tổn thương đổi màu tối có thể nhìn thấy trên bề mặt men răng ướt. Chú ý: tổn thương đổi màu tố có thể bị nhầm với vết đổi màu hố rãnh do trà hay café (mã 0). Tuy nhiên những đổi màu này có thể thấy hầu hết ở tất cả các hố rãnh.

Hình 6 - Mã 1
- Mã 2: Tổn thương trên men dễ quan sát được. Nếu tổn thương dễ nhận biết hơn mã 1, thậm chí không phải làm khô răng để nhận biết (có thể quan sát được trên bề mặt ướt hay khô). Tổn thương mã 2 có màu trắng hay nâu. Sử dụng tay xịt hơi để phân biệt mã 2 và mã 3. Ở mã 3 men bị mất (có thể nhìn thấy rõ khi xịt khô).

Hình 7 - Mã 2
- Mã 3: Cấu trúc men răng bị vỡ do sâu, không có tổn thương ngà răng nhìn thấy được. Nếu bề mặt men bị vỡ do sâu thì ghi mã 3. Khi quan sát ở bề mặt răng ướt, tổn thương có màu trắng hay đổi màu nhưng sau khi xịt khô thì có thể nhận biết được cấu trúc bị mất. Trên răng có miếng trám phục hồi, khoảng cách giữa miếng trám và răng nhỏ hơn 0,5mm nhưng dấu hiệu mới đục hay đổi màu do hủy khoáng thì đánh giá mặt răng đó ở mã 3. Chú ý: ở mã 3, men răng mất nhưng không có tổn thương ngà. Có thể dung cây thám tram để xác định khấc trên bề mặt men răng.

Hình 8 - Mã 3
- Mã 4: Bóng đổi màu của ngà răng dưới lớp men, chưa hình thành lỗ sâu ở ngà. Mã 4 được ghi khi tổn thương xuất hiện bóng của ngà răng bị đổi màu có thể nhìn thấy được dưới lớp men, lớp men này có thể bị vỡ hay không. Dấu hiệu này có thể nhận biết dễ dàng hơn khi bề mặt răng ướt và khi nó đổi sang màu xám, xanh hay nâu. Nếu trên răng có miếng trám Almagam, cẩn trọng phân biệt với ánh của miếng trám. Mã 4 được ghi khi có dấu hiêu mất khoáng trên bề mặt. Chú ý: Mã 4 được khi ở bề mặt của răng mà tổn thương sâu răng bắt đầu từ đó, ví như nếu nhìn thấy bóng đổi màu từ phía mặt nhai, nhưng là do răng đó có tổn thương sâu ở diện tiếp giáp thì không ghi mã 4 cho mặt nhai.

Hình 9 - Mã 4
- Mã 5: Tổn thương sâu ngà dễ nhận biết. Nếu lớp men đục đổi màu có liên quan đến lớp ngà sâu bên dưới thì mã 5 được ghi theo chỉ số sâu răng. Trên răng có miếng trám, khoảng cách giữa miếng trám và răng lớn hơn 0,5mm thì ghi mã 5. Chú ý mã 5 có tổn thương ít hơn một nửa bề mặt nhưng không sâu đến tủy răng.

Hình 10 - Mã 5
- Mã 6: Tổn thương ngà tộng và sâu. Tổn thương rộng hơn một nửa bề mặt răng hay tổn thương đến tủy.

Hình 11 - Mã 6
Bảng 1 - Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS (International Caries Detection and Assessment System)[9]
Mã số Mô tả
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hay thay đổi giới hạn ở hố rãnh
2 Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men ( không lộ ngà)
4 Có bóng đen bên dưới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5 Có lỗ sâu lộ ngà răng
6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng

Chỉ số Mất :
Mất răng do sâu : ghi 97
Mất răng do nguyên nhân khác : ghi 98
Chưa mọc : ghi 99
Răng mất được thay thế bằng implant hay cầu răng: ghi P
Phụ lục 3: Cách tính điểm thực hành chăm sóc răng miệng

Câu 1: Những trẻ chải răng:
- “Hai lần một ngày” hay “Nhiều hơn hay bằng ba lần 1 ngày” được tính 1 điểm.
- “Một lần một ngày” hay “Cả ngày không chải lần nào” được tính 0 điểm.
Câu 2: Những trẻ:
- “Có bàn chải riêng” được tính 1 điểm.
- “Không có bàn chải riêng” được tính 0 điểm.
Câu 3: Những trẻ chải răng theo cách:
- “Đánh cả 3 mặt” hay “Đánh chậm và xoay tròn” hay “Đánh dọc và chậm” được tính 1 điểm.
- “Đánh nhanh và kéo ngang” hay “Đánh ngang và chậm” hay “Không biết, không nhớ” được tính 0 điểm.
Câu 4 và Câu 5: Những trẻ:
- “Không hay ăn” hay “Có hay ăn nhưng có chải răng sau ăn” được tính 1 điểm.
- Những người “Có ăn và không chải răng sau ăn” được tính 0 điểm.
Câu 6: Những trẻ:
- “Chưa bị đau răng bao giờ” được tính 1 điểm.
- “Bị đau răng rồi” hay “Không nhớ, không biết” được tính 0 điểm.
Tổng điểm: là điểm của các câu hỏi trên (dao động từ 1 đến 5 điểm):
- Nếu tổng điểm ≤ 2 điểm là “Thực hành chưa tốt”.
- Nếu tổng điểm ≥ 3 điểm là “Thực hành tốt”.




MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh sâu răng 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Bệnh nguyên, bệnh sinh bệnh sâu răng 3
1.1.3. Phân loại bệnh sâu răng 6
1.1.4. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em 13
1.2. Bệnh quanh răng 14
1.2.1. Giải phẫu lợi 14
1.2.2. Sinh bệnh học viêm lợi 15
1.3. Mối liên quan giữa kiến thức - thực hành vệ sinh răng miệng với sâu răng và viêm lợi 16
1.4. Tình hình bệnh răng miệng trên thế giới và Việt Nam hiện nay 18
1.4.1. Bệnh sâu răng 18
1.4.2. Bệnh lợi 20
1.5. Bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật 21
1.5.1. Định nghĩa và phân loại trẻ khuyết tật 21
1.5.2 Nguyên nhân 21
1.5.3 Tình hình trẻ khuyết tật ở Việt Nam 21
1.5.4 Tình hình bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật 23
1.6. Vài nét về trẻ khuyết tật làng trẻ Hòa Bình Thanh Xuân Hà nội 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu 25
2.2.1. Thời gian 25
2.2.2. Địa điểm 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu 25
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.2. Cỡ mẫu 25
2.3.3. Các biến số nghiên cứu 26
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.4. Phương pháp thu thập thông tin 28
2.4.1. Khám lâm sàng xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh răng miệng 28
2.4.2. Phỏng vấn trẻ khuyết tật theo “Bộ câu hỏi nghiên cứu” 28
2.5. Một số khái niệm và chỉ số răng miệng 29
2.5.1. Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế 29
2.5.2. Chỉ số lợi 35
2.5.3. Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản 37
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 39
2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 40
2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 42
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo dạng khuyết tật. 42
3.1.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi 42
3.1.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 43
3.2. Thực trạng bệnh sâu răng viêm lợi ở trẻ khuyết tật. 43
3.2.1. Tỷ lệ SR chung 43
3.2.2. Tỷ lệ SR chung theo giới và tuổi. 44
3.2.3. Tỉ lệ sâu răng theo dạng khuyết tật 45
3.2.4. Tỷ lệ sâu mất trám răng sữa. 46
3.2.5. Tỷ lệ sâu mất trám răng vĩnh viễn. 47
3.2.6. Tỉ lệ viêm lợi chung 47
3.2.7. Tỉ lệ viêm lợi theo giới 48
3.2.8. Tỉ lệ viêm lợi theo nhóm tuổi 49
3.2.9. Tỉ lệ viêm lợi theo dạng khuyết tật 49
3.2.10. Phân độ viêm lợi theo nhóm tuổi 50
3.2.11. Phân độ viêm lợi theo giới. 50
3.2.12. Tình trạng vệ sinh miệng của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 51
3.2.13. Tình trạng vệ sinh miệng của đối tượng nghiên cứu theo giới 51
3.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ sâu răng viêm lợi ở trẻ khuyết tật. 52
3.3.1. Tỷ lệ hiểu biết về vệ sinh răng miệng của trẻ theo nhóm tuổi 52
3.3.2. Phần thực hành vệ sinh răng miệng của trẻ theo nhóm tuổi. 52
3.3.3. Liên quan giữa số lần chải răng và bệnh sâu răng 53
3.3.4. Liên quan giữa bệnh sâu răng và cách chải răng 53
3.3.5. Liên quan giữa bệnh sâu răng và chải răng sau ăn 54
3.3.6. Liên quan giữa bệnh viêm lợi và số lần chải răng 54
3.3.7. Liên quan giữa bệnh Viêm lợi và cách chải răng 55
3.3.8. Liên quan giữa bệnh viêm lợi và chải răng sau ăn 55
3.3.9. Tương quan tuyến tính của các yếu tố nguy cơ đến sâu răng và viêm lợi 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 58
4.2 Thực trạng bệnh sâu răng và viêm lợi của nhóm nghiên cứu. 59
4.2.1. Thực trạng bệnh sâu răng: 59
4.2.2. Tình trạng viêm lợi: 62
4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ đến sâu răng viêm lợi của nhóm nghiên cứu 65
4.4.1. Các yếu tố liên quan đến sâu răng : 65
4.4.2. Các yếu tố liên quan đến viêm lợi: 66
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tỷ lệ viêm lợi ở nam 57,5% và ở nữ 42,5% (Bảng 3.10). Trong đó số trẻ bị viêm lợi thì 75,8% có độ tuổi 12 – 17 và 21,1% ở độ tuổi 6 – 11. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.05 (bảng 3.11). Bảng 3.12 cũng cho ta thấy tỉ lệ viêm lợi ở nhóm chậm phát triển trí tuệ là cao nhất 28,7%. Chúng tui nhận thấy một đặc điểm chung rằng tỷ lệ viêm lợi có xu hướng tăng dần lên theo lứa tuổi. Càng lớn lên cùng với quá trình mọc và thay răng thì tổ chức quanh răng cũng thay đổi cấu trúc để phù hợp với hàm răng vĩnh viễn. Nếu vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây tích tụ mảng bám răng, hình thành cao răng và gây viêm lợi. Chưa kể đến một số yếu tố khác ảnh hưởng đến viêm lợi khi trẻ lớn lên như thay đổi nội tiết, hay những đặc điểm bất thường của bộ răng vĩnh viễn như răng mọc chen chúc, sang chấn khớp cắn, hình thể răng … khiến việc VSRM khó hơn. Nhưng yếu tố hàng đầu được nhắc đến khi nói về căn nguyên gây viêm lợi là mảng bám. Do đó để giảm tỷ lệ mắc viêm lợi thì các biện pháp VSRM đặc biệt là phương pháp chải R phải làm sao để có thể loại trừ mảng bám R một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, chải R đúng cách cần được giáo dục và hướng dẫn cho trẻ ngay khi còn nhỏ đặc biệt là đối tượng trẻ khuyết tật để trẻ hình thành một thói quen chải R đúng từ bé. Đồng thời kết hợp cung cấp cho trẻ kiến thức và hiểu biết cơ bản về các bệnh răng miệng hay gặp như SR, viêm lợi. Để từ đó trẻ có thái độ và thực hành đúng đắn về VSRM.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Tiến Hùng và Ngô Thị Quỳnh Lan (2003) trên trẻ khiếm thính có tỷ lệ nha chu lành mạnh ở nhóm 6 – 11 tuổi là 82,2% và nhóm 12 tuổi trở lên là 58,3% [2].
Kết quả này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Vignehsa (Singapore, 1990) thì thấy tỷ lệ viêm lợi trên trẻ câm điếc lại thấp hơn những nhóm khuyết tật khác [14].
Nhìn chung, tình trạng VSRM ở trẻ khuyết tật còn chưa tốt. Thực tế khi khám chúng tui thấy các em còn chưa để ý đến VSRM, hơi thở hôi, răng lợi bẩn, nhiều em trong miệng còn rất nhiều thức ăn, mảng bám,các răng sữa đến tuổi thay lung lay không được nhổ, răng vĩnh viễn mọc chồi lên lệch ra ngoài cung hàm, các răng sâu không được điều trị gây biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh cuống, mất hết thân răng… có những em cao răng độ 3, viêm lợi độ 3 nhưng lại chưa được lấy cao răng bao giờ.
Như vậy, giáo dục nha khoa cho trẻ khuyết tật là vô cùng cần thiết và vấn đề đặt ra trước hết là phải tìm một phương pháp giáo dục hợp lý cho từng đối tượng trẻ khuyết tật. Trong nghiên cứu của Bùi Tiến Hùng và Ngô Thị Quỳnh Lan (2003) về phương pháp giáo dục SKRM thích hợp cho trẻ khiếm thính bằng hình thức giáo dục nha khoa có bổ sung quan sát trực quan. Kết quả nghiên cứu rất khả quan: khảo sát kiến thức trước giáo dục SKRM ở hai nhóm giáo dục bình thường và giáo dục có bổ sung quan sát trực quan thì không có sự khác biệt nhiều giữa hai nhóm trẻ. Sau khi giáo dục SKRM ở hai nhóm theo hai phương pháp khác nhau với cùng một nội dung truyền tải thì, tỷ lệ trẻ có kiến thức tốt về VSRM ở nhóm giáo dục có bổ sung quan sát trực quan cao hơn nhiều nhóm chỉ giáo dục bình thường. Kết quả này đã thể hiện ưu điểm của giáo dục SKRM bổ sung quan sát trực quan đối với trẻ khiếm thính. Nên chăng chúng ta có thể áp dụng phương pháp này một cách rộng rãi tiến hành giáo dục nha khoa cho trẻ khiếm thính và đồng thời tìm thêm phương pháp truyền tải thích hợp cho các nhóm trẻ khuyết tật khác [2].

Kết quả thu được ở bảng 3.22 và 3.23 cho thấy tất cả học sinh đều có chỉ số DI-S ở mức trung bình ( 0.25). Tỷ lệ học sinh có tình trạng VSRM tốt (gồm DI-S mức độ 0 và DI-S mức độ 1) là (35,7 và 11,4). Điều này có thể giải thích một phần là do ý thức VSRM của học sinh và sự quan tâm của gia đình đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ thể hiện qua chỉ số DI-S là chưa được tốt.
4.4. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ đến sâu răng viêm lợi của nhóm nghiên cứu:
4.4.1. Các yếu tố liên quan đến sâu răng :
Những yếu tố liên quan đến sâu răng và viêm lợi có rất nhiều.Trong đề tài nghiên cứu của chúng tui chỉ đề cập đến mối liên quan giữa sâu răng và CSRM của học sinh.
Qua các bảng nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến sâu răng của chúng tui cho thấy tỷ lệ sâu răng ở những học sinh nghiên cứu với các yếu tố như số lần chải răng trong ngày ,VSRM sau ăn , kỹ thuật chải răng, số lần thay bàn chải trong năm, số lần khám răng miệng trong năm là chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Đồng quan điểm với báo cáo của tác giả Trần Ngọc Thành, năm 2005, ở học sinh lứa tuổi 6-12, tại trường tiểu học Khương Thượng, nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và sâu răng vĩnh viễn, cho thấy học sinh lứa tuổi 9-12 có nguy cơ bị sâu răng cao gấp 2 lần học sinh lứa tuổi 6-8, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Còn các yếu tố khác như chải răng sáng, chải răng tối, chải răng sau khi ăn, xúc miệng sau khi ăn đồ ngọt, cách chải răng và thời gian chải răng chưa có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với sâu răng [16].
Tác giả Trịnh Đình Hải khi đánh giá về vấn đề VSRM của trẻ em ở tuổi học đường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của VSRM trong việc phòng sâu răng. Tình trạng VSRM kém thì sâu răng ở mức độ cao và ngược lại VSRM tốt thì sâu răng ở mức thấp hơn rõ rệt [7] điều này khác với kết quả của chúng tôi, sự khác biệt này có thể do nhiều nghuyên nhân khác nhau tác động đến như : yếu tố địa dư, nguồn nước sinh hoạt, các thói quen ăn uống,… mà trong phạm vi nghiên cứu của chúng tui không thực hiện.
4.4.2. Các yếu tố liên quan đến viêm lợi:
Nhóm tuổi có liên quan chặt chẽ đến viêm lợi. Qua nghiên cứu của chúng tui thấy có sự khác biệt về tỷ lệ viêm lợi giữa các nhóm số lần chải răng trong ngày với độ tin cậy 95%.Tỷ lệ này cao ở hai nhóm 1 và 3 lần ,thấp ở 2 lần điều này thể hiện được tầm quan trọng của việc chải răng đúng cách và ở thời điểm thích hợp có thể làm giảm tình trạng viêm lợi của học sinh.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh của người nhiễm HIV/AIDS Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D Thực trạng rối loạn cơ xương khớp của điều dưỡng, kỹ thuật viên tại bệnh viện đại học y hà nội Y dược 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2020 Y dược 0
D Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan gây stress ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2017 Y dược 0
D Thực trạng phương pháp trả lương tại bệnh viện Mắt Hà Nội Y dược 0
D Thực trạng phương pháp trả lương tại bệnh viện mắt tỉnh ninh bình Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016 Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top