daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2020
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
“Thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Phú Yên năm 2020”
Đặt vấn đề: Tình trạng stress nghề nghiệp xảy ra thường xuyên ở điều
dưỡng viên ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc và hài lòng người bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng
viên và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress nghề nghiệp của điều
dưỡng viên tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2020.
Đối tượng: Nghiên cứu định lượng: 281 điều dưỡng viên đang làm tại 18
khoa lâm sàng của Bệnh viện. Nghiên cứu định tính: Điều dưỡng trưởng các khoa:
Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực - chống độc, Nội thần kinh – Nội tiết,
Nội tổng hợp, Ngoại tổng quát và 9 điều dưỡng viên có tình trạng stress từ mức độ
trung bình tham gia.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô
tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Kết quả nghiên cứu:
- Các điều dưỡng viên trong nhóm nghiên cứu có mức độ stress trung bình.
Trong 8 nhóm vấn đề thì có 4 nhóm có mức độ stress thấp, 4 nhóm vấn đề có mức
độ stress trung bình. Thấp nhất là khi có các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp
điều dưỡng (X ±SD = 1,82 ± 0,36), các vấn đề mâu thuẫn với bác sĩ (X ±SD = 1,90
± 0,44). Cao nhất khi có vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (X ±SD =
2,45 ± 0,46).
- Các biểu hiện stress của điều dưỡng viên về mặt thực thể, tinh thần, cảm xúc
chủ yếu ở mức độ đôi khi và thường xuyên. Các biểu hiện stress về mặt hành vi thì
tần suất xuất hiện ở mức đôi khi và không bao giờ xuất hiện.
- Các yếu tố: Môi trường làm việc, nội dung công việc và yếu tố cá nhân là
yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng.
Kết luận:
Mức độ stress của các điều dưỡng viên làm việc tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Phú Yên ở mức độ trung bình. Yếu tố gây stress cao nhất là vấn đề về người bệnh
và người nhà người bệnh. Tần suất xuất hiện các biểu hiện stress là đôi khi và
thường xuyên. Môi trường làm việc, nội dung công việc và yếu tố cá nhân là yếu tố
liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng.
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC HỘP ...............................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan về stress và stress nghề nghiệp ................................................4
1.2. Thực trạng stress ở điều dưỡng viên ....................................................... 10
1.3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng .................................... 18
1.4. Học thuyết và khung lý thuyết áp dụng .................................................. 22
1.5. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ......................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 26
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .............................................................. 26
2.5. Công cụ nghiên cứu ................................................................................ 27
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 29
2.7. Các biến số nghiên cứu........................................................................... 31
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá ............................................................................... 31
2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu ..................................... 32
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................ 32
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số. ................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 34
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .............................................................. 34
3.2. Thực trạng nguy cơ stress nghề nghiệp và biểu hiện của stress của ĐTNC
...................................................................................................................... 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng viên.......................... 46
3.4 Giải pháp xử trí stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên ......................... 53
Chương 4: BÀN LUẬN ......................................................................................... 54
4.1. Thực trạng stress nghề nghiệp của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Yên. ....................................................................................................... 54
4.2. Một số biểu hiện của stress ở điều dưỡng viên ........................................ 63
4.4. Một số yếu tố liên quan đến stress của điều dưỡng viên.......................... 67
4.5 Giải pháp xử lý stress .............................................................................. 73
Chương 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 75
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 81
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN STRESS NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2020
Phụ lục 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
Phụ lục 3: HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM
Phụ lục 4: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
Phụ lục 5: THƯ XIN PHÉP SỬ DỤNG BỘ CÔNG CỤ ENSS BẰNG TIẾNG VIỆT
Phụ lục 6: ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 7: BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐẶC HIỆU NỘI DUNG
Phụ lục 8: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA
Phụ lục 9: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH ALPHA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress nghề nghiệp là các phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc xảy ra khi
các yêu cầu của công việc không phù hợp với khả năng, nguồn lực hay nhu cầu
của người lao động [34]. Stress nghề nghiệp có thể gây tổn hại đến sức khỏe thể
chất và tinh thần của một người. Stress nghề nghiệp kéo dài gây nên các vấn đề tâm
lý dẫn đến các rối loạn tâm thần. Stress nghề nghiệp là một trong những nguyên
nhân gây nghỉ việc ở người lao động [10]. Viện Stress Hoa Kỳ báo cáo rằng stress
là một yếu tố chính trong 80% các chấn thương liên quan đến công việc và làm
giảm 40% doanh thu tại nơi làm việc [17].
Theo Nightingale (1860) “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường
của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”. Các vai trò công việc của người điều
dưỡng dựa trên lao động thể chất, tâm lý cảm xúc đau khổ của con người, giờ làm
việc, nhân sự và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau [31],[42]. Chính vì vậy
điều dưỡng được coi là một công việc vất vả với áp lực công việc cao và phức
tạp. Áp lực công việc cao và sự kết hợp của quá nhiều trách nhiệm và quá ít thẩm
quyền đã được xác định là một trong những nguồn gây stress nghề nghiệp chính của
điều dưỡng viên [44]. Stress nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
cuộc sống của điều dưỡng và đồng thời làm giảm chất lượng chăm sóc [22].
Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu về tình trạng stress điều dưỡng. Các kết quả
cho thấy đây là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến đã và đang gây ra nhiều tác động
đến sức khỏe của điều dưỡng cũng như ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người
bệnh. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ điều dưỡng bị stress từ 12,5% đến
56,9% theo các nghiên cứu từ các bệnh viên trong cả nước. Đây là mức độ cao đáng
báo động vì stress nghề nghiệp gây tác hại về mặt thân thể, tinh thần và cảm xúc của
ĐDV. Các tác hại về mặt thực thể và tâm lý ghi nhận được từ các nghiên cứu đó là
nhức đầu, mệt mỏi, lo lắng, cáu gắt, giảm tập trung và trí nhớ [1],[5]. Mức độ stress
nghề nghiệp tăng cũng làm giảm khả năng làm việc ở các nhân viên y tế [15]. Các
yếu tố có liên quan đến stress nghề nghiệp của điều dưỡng đã được chứng minh bao
gồm: Đặc điểm nhân viên như tuổi, thâm niên công tác và khoa làm việc [7],[11];
Nội dung công việc như khối lượng công việc cao, không có thời gian nghỉ ngơi và
không được phân công công việc hơp lý [7],[11],[9]; Môi trường làm việc bao gồm
các mối quan hệ trong công việc của điều dưỡng, mức độ hỗ trợ công việc và cơ sở
vật chất làm việc [14]. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề stress nghề nghiệp
ở điều dưỡng, tuy nhiên đa số đều sử dụng cách tiếp cận định lượng để giải quyết
vấn đề. Trong khi đó stress nghề nghiệp là một vấn đề về tâm lý cần có sự phối hợp
giữa cách tiếp cận định lượng và định tính để giải quyết.
Bệnh viện đa khoa Phú Yên là BV tỉnh có 340 ĐD làm việc trong đó có hơn
324 ĐDV làm việc tại 18 khoa lâm sàng. Áp lực BV tuyến đầu của tỉnh nên lưu
lượng người bệnh đến khám và điều trị luôn ở mức cao. Theo thống kê của phòng
điều dưỡng, trong tháng 12/2018, BV tiếp nhận 13559 lượt NB khám thường và
khám cấp cứu trong đó có tới 3439 lượt NB nhập viện điều trị. Tại một số khoa
đông NB như khoa Nội thì ĐD thường xuyên phải trực 3 buổi/tuần và phải làm
thêm giờ vào cuối tuần. Áp lực công việc cao khiến các ĐDV của bệnh viện dễ gặp
stress. Tuy nhiên khoảng trống tri thức về tình trạng stress nghề nghiệp của điều
dưỡng ở đây vẫn đang tồn tại. Đặt ra giả thuyết rằng “Điều dưỡng ở Phú Yên bị
stress trong khi làm việc”. Vậy thực trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên
Phú Yên như thế nào và các yếu tố nào ảnh hưởng tới thực trạng đó? Để trả lời cho
các câu hỏi này chúng tui thực hiện triển khai nghiên cứu “Thực trạng stress nghề
nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viên Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2020”
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về stress và stress nghề nghiệp
1.1.1. Tổng quan về stress
Khái niệm về stress
Khái niệm về stress đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Trong lĩnh vực
nghiên cứu về stress, hai nhà lý thuyết tiên phong là Hans Selye và Richard
Lazarus. Theo Lazarus, stress là một quá trình hai chiều, nó liên quan đến việc sản
xuất các yếu tố gây stress bởi môi trường và phản ứng của một cá nhân chịu các tác
nhân gây stress này [26]. Selye định nghĩa stress là một trạng thái biểu hiện bằng
một hội chứng bao gồm tất cả những thay đổi không đặc hiệu gây ra trong một hệ
thống sinh học [45]. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau trong lĩnh vực nghiên cứu
stress, nhưng hai nhà lý thuyết Hans Selye và Richard S. Lazarus đều đề cập đến
điểm chung đó là stress xảy ra khi các tác nhân tác động lên và làm con người có
những phản ứng đáp ứng lại.
Khái niệm stress được các nhà tâm lý học Việt Nam định là những yếu tố bất
lợi bên ngoài kích thích tác động mạnh vào con người. Nó là phản ứng sinh lý và
tâm lý của con người khi đối phó với những tác động đó. Stress bình thường góp
phần giúp con người thích nghi với môi trường sống khi đặt con người vào quá trình
thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một trạng thái cân bằng mới.
Tuy nhiên nếu sự đáp ứng của cá nhân với stress không đầy đủ, không phù hợp thì
cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý của con
người sẽ xuất hiện [10].
Cơ chế gây stress
Giai đoạn bắt đầu Stress gây ra báo động trong não và cơ thể phản ứng lại
bằng cách chuẩn bị hàng rào phòng thủ. Hệ thống thần kinh được kích thích và các
hormone được giải phóng làm mạch nhanh, hô hấp sâu và căng cơ [34]. Giai đoạn
hai bắt đầu khi stress tiếp tục kích thích. Trong giai đoạn này, các triệu chứng của
phản ứng báo động biến mất, điều này cho thấy sự thích nghi của cơ thể với tác
nhân gây stress. Cơ thể huy động các nguồn lực để đạt được trạng thái cân bằng bất
chấp sựu hiện diện của tác nhân gây stress [43]. Giai đoạn cuối là suy kiệt khi các
tác nhân gây stress không được giải quyết, cơ thể luôn trong trạng thái kích hoạt,
điều này gây quá tải đến hệ thống sinh học. Cuối cùng là các triệu chứng của giai
đoạn đầu xuất hiện trở lại khiến cơ thể mệt mỏi và thương tổn [34],[43].
Nguyên nhân gây stress
Có rất nhiều nguồn gây stress. Stress có thể là kết quả của các tác nhân gây
stress về thể chất, tâm lý và xã hội. Các tác nhân gây stress là tác nhân kích thích
làm mất trạng thái cân bằng của cơ thể. Các yếu tố gây stress có thể là cả bên trong
và bên ngoài. Các yếu tố gây stress bên ngoài bao gồm các tình trạng thể chất bất
lợi như đau hay nhiệt độ nóng hay lạnh hay môi trường tâm lý stress như điều
kiện làm việc kém hay lạm dụng các mối quan hệ. Các yếu tố gây stress bên trong
bao gồm nhiễm trùng hay các tác nhân gây stress tâm lý. Các tác nhân gây stress
về tâm lý và xã hội thường chủ quan hơn là stress về thể chất [43].
1.1.2 Khái niệm về stress nghề nghiệp
Trên thế giới, stress nghề nghiệp được định nghĩa là một tình huống trong đó
các yếu tố liên quan đến công việc tương tác với một nhân viên, những yếu tố đó
làm thay đổi tâm lý và sinh lý theo cách mà người đó bị buộc phải đi chệch hướng
từ hoạt động bình thường [40]. Stress nghề nghiệp được CDC định nghĩa là các
phản ứng có hại về thể chất và cảm xúc xảy ra khi các yêu cầu của công việc không
phù hợp với khả năng, nguồn lực hay nhu cầu của người lao động [34]. Stress nghề
nghiệp còn được hiểu là sự tương tác giữa môi trường công việc với đặc điểm của
nhân viên, yêu cầu công việc thêm và những áp lực khiến người đó không thể làm
nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả [33].
1.1.3. Biểu hiện/ dấu hiệu của stress nghề nghiệp
Stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và
tâm lý của con người đối với tác động đó. Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với
stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới
thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, biểu hiện ra bên ngoài với
những dấu hiệu về thể chất và tâm lý [10].
Về mặt tâm lý, khi bị stress con người cảm giác mệt mỏi, chán nản, lo lắng, có
thể gây khó ngủ và thường xuyên cáu gắt với người xung quanh. Người bị stress
khó thể thư giãn hay tập trung vào một việc gì đấy dẫn đến khó suy nghĩ logic và
đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời người bị stress cũng cảm giác chán nản với
công việc và không muốn gắn bó với công việc đang làm [46].
Khi bị stress nghề nghiệp, ngoài những biểu hiện về tâm lý, con người cũng
biểu hiện một số dấu hiệu về mặt thể chất. Đó là những biểu hiện về bệnh tim như
hồi hộp trống ngực, loạn nhịp tim. Người bị stress thấy đau đầu, có thể có tăng
huyết áp. Những biểu hiện về rối loạn tiêu hóa dễ gặp ở người bị stress là chán ăn,
ăn không tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra những biểu hiện về mặt cơ xương
cũng xuất hiện như đau thắt lưng [10],[46].
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của stress nghề nghiệp
Stress nghề nghiệp liên quan đến tổ chức công việc, thiết kế công việc và quan
hệ lao động. Stress nghề nghiệp xảy ra khi nhu cầu của công việc không phù hợp
hay vượt quá khả năng của người lao động hay khi kiến thức, khả năng của người
lao động không phù hợp với kỳ vọng của tổ chức. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO)
xác định các yếu tố gây stress nghề nghiệp vào năm 1984, đó là sự tương tác giữa
môi trường làm việc, nội dung công việc, điều kiện tổ chức với năng lực, nhu cầu,
văn hóa công việc cá nhân của người lao động [36].
Nội dung công việc bao gồm các lĩnh vực đó là loại công việc thường mang
tính chất đơn điệu, kém kích thích, thiếu sự đa dạng, người lao động cảm giác vô
nghĩa, không hứng thú khi làm việc. Khối lượng và tiến độ công việc quá nhiều
hay quá ít để làm, áp lực thời gian làm việc cũng là nguyên nhân gây stress. Giờ
làm việc là nội dung thường gây stress nhất khi quá nghiêm ngặt hay không linh
hoạt, thời gian làm việc quá dài, đột xuất. Một lĩnh vực gây stress trong nội dung
|Bệnh viện quan tâm giải quyết để tạo điều kiện tốt nhất cho ĐDV làm việc, từ đó
nâng cao chất lượng chăm sóc và hài lòng người bệnh.
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tui thuộc loại nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
được thực hiện với phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Chính vì vậy kết quả thu được
hoàn toàn có thể thay mặt cho toàn bộ ĐDV của bệnh viện. Bên cạnh đó việc sử
dụng 2 bộ công cụ phối hợp vừa xác định các nhóm vấn đề đặc thù gây stress nghề
nghiệp trên ĐDV (Thang đo ENSS) và tìm hiểu các biểu hiện stress thường gặp của
ĐDV (Bộ công cụ biểu hiện stress) để kết quả nghiên cứu có thể mô tả một cách
đầy đủ, rõ ràng nhất thực trạng stress của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra vì nội dung đề tài khai khác là thực trạng stress, đây là vấn đề về mặt cảm
xúc, tâm lý của con người. Chính vì vậy, chúng tui sử dụng phương pháp định
lượng kết hợp định tính để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mô hình kết hợp được áp
dụng là mô hình thiết kế kết hợp giải thích theo trình tự, nghiên cứu định lượng
trước, sau khi phân tích sơ bộ kết quả nghiên cứu định lượng tiến hành nghiên cứu
định tính để có thể khai thác được tối đa vấn đề stress của ĐDV. Cuối cùng là thực
hiện đồng thời phân tích đơn biến và hồi quy nhị phân đa biến để có thể dự báo
chính xác các yếu tô liên quan có thể ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV.
Tuy nhiên việc phối hợp bộ công cụ làm cho bộ công cụ khá dài khiến ĐTNC
mất nhiều thời gian để trả lời, có thể làm ĐTNC mệt mỏi, không muốn trả lời gây
khó khăn cho việc lấy thông tin. Ngoài ra vì là nghiên cứu mô tả nên chưa thể thực
hiện các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Chương 5
KẾT LUẬN
5.1. Thực trạng stress của điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên
Mức độ nguy cơ stress của ĐDV tại Bệnh viện đa khoa tính Phú Yên ở mức
trung bình Trong 8 nhóm vấn đề thì có bốn nhóm vấn đề có mức độ nguy cơ stress
trung bình là đối mặt với cái chết của NB, khối lượng công việc, không chắc chắn
về hướng điều trị cho NB và vấn đề NB và gia đình NB. Trong đó nhóm vấn đề về
NB và gia đình NB có mức độ nguy cơ stress cao nhất. Các nhóm vấn đề có mức độ
nguy cơ stress thấp là mâu thuẫn với bác sĩ, chưa có sự chuẩn bị về mặt cảm xúc ,
các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng và các vấn đề liên quan với cấp
trên. Trong đó, vấn đề có mức độ nguy cơ stress thấp nhất là vấn đề liên quan đến
đồng nghiệp điều dưỡng.
Các biểu hiện stress của ĐDV chủ yếu xuất hiện ở mức độ thỉnh thoảng và
thường xuyên ở mặt thực thể, tinh thần và cảm xúc. ĐDV xuất hiện các biểu hiện
mệt mỏi, nhức đầu là phổ biến nhất về mặt thực thể. Về mặt tinh thần các biểu hiện
giảm tập trung và trí nhớ bị thường xuyên nhất. Khó tính và cáu gắt là các biểu hiện
về mặt cảm xúc. Đa số các ĐDV ít biểu hiện stress về mặt hành vi.
5.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng
- Nghiên cứu ở các ĐDV bị stress cho thấy rằng các yếu tố đến từ tính chất
công việc từng khoa, cơ sở vật chất, an toàn lao động và mức độ đãi ngộ làm việc.
Các yếu tố thuộc nội dung công việc liên quan đến stress nghề nghiệp được nghiên
cứu chỉ ra là khối lượng công việc, phân công công việc, tính chất công việc đặc thù
và các hoạt động giấy tờ quá nhiều. Ngoài ra các yếu tố cá nhân tìm thấy trong
nghiên cứu là yếu tố kinh nghiệm làm việc và năng lực sắp xếp công việc, các
ĐDV đang thực hiện trực ban là những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng stress ở
ĐDV. Ngoài ra các yếu tố khoa phòng, mức độ đãi ngộ làm việc và thâm niên công
tác là yếu tố liên quan đến stress.
KHUYẾN NGHỊ
Từ những kết quả trên, chúng tui có một số khuyến nghị để giảm tình trạng
stress và hạn chế các yếu tố bất lợi gây stress cho điều dưỡng viên nhằm ổn định
nguồn nhân lực, tái tạo sức lao động và nâng cao hiệu suất công việc, tăng cường
chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện:
1. Đối với bệnh viện
Bệnh viện cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có
hiệu quả và phù hợp trong công việc.. Ngoài ra cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời
gian, bổ sung nhân lực, giảm tải khối lượng công việc cho ĐDV. Đồng thời phải tạo
môi trường làm việc tốt, an toàn, hạn chế các tác hại nghề nghiệp và bạo lực y tế
cho NVYT nói chung và ĐDV nói riêng.
Tổ chức sinh hoạt, học tập chuyên môn định kỳ để bồi dưỡng kinh nghiệm làm
việc, chia sẻ cách quản lý công việc, sắp xếp thời gian để các ĐDV trẻ thích ứng
nhanh chóng với công việc. Đối với các khoa có đặc thù tiếp xúc nhiều với người
bệnh và gia đình cần cân nhắc tập huấn nhiều các cách xử lý trước các tình huống
thường gặp có khả năng gây mâu thuẫn, stress cao giữa ĐDV và người bệnh và gia
đình người bệnh.
2. Đối với điều dưỡng viên
Các NVYT trẻ nói chung và ĐDV trẻ nói riêng cần tích cực học tập, nâng cao
kiến thức, kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý tình huống, tích cực học hỏi cách
quản lý thời gian, sắp xếp công việc để thích ứng với công việc.
Các ĐDV khi gặp vấn đề khó giải quyết cần trao đổi với cấp trên, đồng nghiệp
để tìm hướng giải quyết tốt nhất, hạn chế xung đột trực tiếp với người bệnh và gia
đình người bệnh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan gây stress ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2017 Y dược 0
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Thực trạng công tác Kiểm Tra Sau Thông Quan Luận văn Luật 0
D Thực trạng chất lượng tín dụng tại eximbank chi nhánh hà nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top