Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục

Nội dung
I)Lời mở đầu.
II)Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
1.Nguồn gốc, cơ sở hình thành.
a, Về lý luận
b, Về thực tiễn.
c, Về nhân cách, sức cảm hoá của cá nhân Hố Chí Minh.
1. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
a, Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và quyết định mọi thành công của cách mạng Việt Nam.
b, Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ hành đầu của cách mạng Việt Nam.
c, Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
d, Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Đại đoàn kết là một yếu tố khách quan của cách mạng Việt Nam.
4. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
III)Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Bài làm
I_Lời mở đầu.
Từ xưa đến nay, đoàn kết dân tộc luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được thể hiện suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại - đã để lại cho chúng ta một hệ thống tư tưởng vô giá, có giá trị trường tồn với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Trong đó có tư tưởng đại đoàn kết.
Đại đoàn kết là nội dung rất cơ bản của tư tưởng HCM, là tư tưởng nổi bật đã trở thành chiến lược đại đoàn kết của ĐCSVN. Đại đoàn kết, đó là chiến lược, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam và đã trở thành cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam gắn với tên tuổi và sự nghiệp của HCM. Để hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng đại đoàn kết của HCM cần tìm hiểu về những quan điểm của Người về đại đoàn kêt.

II_Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
1.Nguồn gốc, cơ sở hình thành.
a, Về lý luận
Tư tưởng của Người có nguồn gốc, cơ sở từ truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc đã được hình thành từ cội nguồn lịch sử sâu xa, được hun đúc qua quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người Việt Nam.Ngoài ra Người còn tiếp thu những giá trị nhân bản ( những tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo…), những tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà cách mạng lớn trên thế giới như Tôn Trung Sơn với tư tương Tam dân. Cơ sở lý luận quan trọng nhất của TT HCM về đại đoàn kết là chủ nghĩa Mac-Lênin, vì ở đây Người đã tìm thấy con đường cứu nước, con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tâp hợp lực lương cách mạng trong phạm vi từng nước và trên thế giới.
b, Về thực tiễn.
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết còn chịu ảnh hưởng từ thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân VN trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với chuỗi thất bại liên tiếp càng làm tăng thêm sự tàn ác của kẻ thù. Ra đi tìm đường cứu nước HCM chứng kiến sự thành công cũng như thất bại của các cuộc cách mạng, của phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc khác, Người đúc rút ra được những nhận thức quan trọng từ thực tiễn trong nước và trên thế giới, đó chính là những cơ sở vững chắc cho sự hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết.
c, Về nhân cách, sức cảm hoá của cá nhân Hố Chí Minh.
Nói đến cá nhân HCM là nói đến nhân cách lớn của một con người lớn, chính nhân cách lớn ấy đã cảm phục, thu phục được lòng người, không chỉ ở riêng Việt Nam mà cả các dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng chính là nguồn gốc quan trọng hình thành nên tư tưởng HCM về đại đoàn kết, làm nên chiến thắng đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

1. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
a, Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và quyết định mọi thành công của cách mạng Việt Nam.
Chúng ta thường nhắc đến vấn đề chiến lược, sách lược trong TT HCM về đại đoàn kết nhưng sách lược là gì?, chiến lược là gì? Cũng cần hiểu để có thể phân biệt rõ. Chiến lược là đường lối chung chỉ đạo việc đấu tranh lâu dài để đạt được mục tiêu cách mạng, chiến lược cách mạng là đường lối chung và cơ bản về nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, phương pháp đấu tranh, về tổ chức sắp xếp lực lượng, phân định bạn, thù trong từng giai đoạn cách mạng. Sách lược là đương lối tổ chức, biện pháp, hình thức, khẩu hiệu đấu tranh, vận động cách mạng trong thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng.
Đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và quyết định mọi thành công của cách mạng được thể hiện qua đường lối chiến lược của cách mạng nước ta từ khi có Đảng đến nay. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng chính là ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đây cũng chính là mối quan hệ giai cấp và dân tộc, dân tộc và dân chủ. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có ghi rõ cách mạng VN phải trải qua hai giai đoạn là thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Như vậy mục đích cuối cùng của Đảng là thực hiện Chủ nghĩa cộng sản ở nước ta.
Xét trên tổng thể thì nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN là độc lập dân tộc và CNXH nhưng trong mỗi giai đoạn thì Đảng đã đưa ra những sách lược thích hợp phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cách mạng. Như vậy, có thể thấy đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Nếu so sánh một chút chúng ta có thể thấy rõ hơn điều này. Trong thời kỳ phong kiến, chiến tranh liên miên, đất nước muốn độc lập thì vua tui phải đồng lòng chung sức. Dựa vào điểm tương đồng là cả vua và dân đều muốn có độc lập, rất nhiều lần sức mạnh của cả dân tộc đã được đoàn kết lại, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, vì sau khi đất nước được độc lập thì triều đình lại quay sang bóc lột nhân dân. Còn đoàn kết trong cuộc cách mạng tư sản cũng chỉ là sách lược, thủ đoạn chính trị, vì sau khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản cũng lại quay sang bóc lột lại nông dân, công nhân. Qua thự tiễn cách mạng Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản. Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa, trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng. Qua từng thời kỳ phương pháp cách mạng đếu khác nhau và lực lượng cách mạng được kêu gọi tập hợp cũng khác nhau, nhưng đại đoàn kết luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, có như vậy khối đại đoàn kết toàn dân mới được giữ vững.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lan1995

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

chào ad, mình đang học và thi tư tưởng HCM thấy bài viết rất hay nên mong muốn được tham khao
Mong ad chia sẻ
Mình cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Slide Nội dung cơ bản của tư tưởng lão tử, rút ra ý nghĩa Văn hóa, Xã hội 0
D Nét tương đồng về tư tưởng của thach lam và nam cao trong truyện ngắn trước cách mạng tháng tám Luận văn Sư phạm 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D Tư tưởng triết học của phơrăngxít bêcơn và sự ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại Môn đại cương 0
C Sự ảnh hưởng của tư tưởng giới hạn đến sự phát triển của kinh tế học hiện đại Luận văn Kinh tế 0
D Những tư tưởng cơ bản trong học thuyết "Kiêm Át" của Mặc Tử và ý nghĩa của chúng trong xây dựng đạo Văn hóa, Xã hội 0
D Sự chuyển biến tư tưởng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top