daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của
Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi
theo. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người.
Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã đi qua chặng đường hơn 20 năm. Thành tựu
mà Đảng và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới có ý nghĩa lịch sử vô
cùng to lớn. Qua hơn 20 năm đổi mới, mà trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức lý
luận của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, là
đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay, Đảng càng phải vững mạnh, trong sạch
để đảm bảo sự phát triển liên tục của cách mạng và sự bền vững của chế độ. Hơn
bao giờ hết, Đảng cần quán triệt và vận dụng một cách sâu sắc tư tưởng Hồ Chí
Minh vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng thật sự trong sạch, vững
mạnh, xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là của toàn
dân tộc lãnh đạo đất nước đi đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.
Và để được tìm hiểu về tất cả những điều trên, nhóm tiểu luận chúng em xin
chọn đề tài: “Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản
trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay”. Đối tượng tìm hiểu là Tư Tưởng
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam với phương pháp nghiên cứu là phương
pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Làm cho toàn Đảng, toàn
dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo
đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Để thấy rõ được vai trò của Tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với Đảng, làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những
nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh
niên, học sinh nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô

tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội,
góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng.
Kết cấu của bài tiểu luận được chia làm 3 chương:
+ Chương 1: Nội Dung Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đảng Cộng Sản Việt
Nam
+ Chương 2: Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Trong Việc Chỉnh Đốn và
Đổi Mới Đảng Hiện Nay
+ Chương 3: Vận Dụng Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Trong Giáo Dục
Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay
1
NỘI DUNG
Chương 1: Nội Dung Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đảng Cộng Sản Việt Nam
Những luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam:
1.1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam
đến thắng lợi:
Tiếp thu, vận dụng Chủ Nghĩa (CN) Mác-Lênin, Hồ Chí Minh không chỉ
nhận thức rõ vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân mà còn phát hiện rằng sức
mạnh của quần chúng chỉ có thể phát huy đầy đủ, đúng đắn khi có sự lãnh đạo của
một đảng cách mạng chân chính. Từ đó người khẳng định rằng muốn làm cách
mạng “trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Đảng có vững
cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.[2]
Người khẳng định Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách
mạng Việt Nam đến thắng lợi. Đảng có trách nhiệm giác ngộ, tập hợp, tổ chức nhân
dân đấu tranh thực hiện giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Đường lối đó
phải là CN Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn
Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, tính quyết định hàng đầu từ
sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Viêt Nam đã được thực tế lịch sử chứng
minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan

nhằm hạ thấp hay nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
đều xuyên tạc lịch sử thực tế cách mạng dân tộc ta. Trái với mặt lý luận cũng như
thực tiễn, đều đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội Việt Nam.[1]
1.2. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp Chủ Nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước:
Là người hiểu rất rõ đặc điểm tình hình Việt Nam là một nước thuộc địa nửa
phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh cho rằng nếu kết hợp CN
Mác-Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ
bé, phong trào công nhân còn non yếu.[2] Trong khi đó, phong trào yêu nước rất
mãnh liệt của nhân dân Việt Nam đã được hình thành qua hàng nghìn năm dựng
nước và giữ nước, vì vậy phải kết hợp với phong trào yêu nước của đông đảo quần
chúng. Do đó đã tổng kết và khái quát: CN Mác-Lênin kết hợp với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
vào đầu năm 1930.
Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi đó là một trong ba
yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì:
2
+ Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình
phát triển của dân tộc Việt Nam.
+ Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì
hai phong trào đó đều có mục tiêu chung.
+ Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân
+ Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]
1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng
của dân tộc Việt Nam. Tại Đại hội II của Đảng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: trong
giai đoạn này quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của cả dân
tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và

nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam.
Nói Đảng của giai cấp đồng thời là của dân tộc, song không có nghĩa là
“Đảng toàn dân” không mang bản chất giai cấp, mà đó là Đảng mang bản chất giai
cấp công nhân Sở dĩ có đặc trưng đó là vì khác hẳn các chính đảng của giai cấp bóc
lột, giai cấp công nhân có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và
lợi ích của toàn dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định rõ mục đích của Đảng là “làm tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đảng
liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới.
Theo Hồ Chí Minh cái quyết định bản chất giai cấp công nhân của đảng
không phải chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân, mà cơ bản là nền tảng
tư tưởng của Đảng là CN Mác-Lênin. Mục tiêu, đường lối của Đảng thực sự vì mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩ xã hội (CNXH), vì sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đảng không chỉ kết nạp những
người ưu tú trong giai cấp công nhân mà còn kết nạp cả những người ưu tú trong
giai cấp nông dân, trong đội ngũ trí thức và các thành phần khác đã được giác ngộ,
tự giác đứng trên lập trường của giai cấp công nhân.
Bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn thể hiện ở chỗ Đảng được xây
dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, trong đó lấy tự
phê bình và phê bình làm quy luật phát triển Đảng và Đảng ta là một bộ phận trung
thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.[2]
1.4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt”:
Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải dựa vào lý luận cách
mạng và khoa học của CN Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã khẳng định Đảng ta phải
lấy CN Mác-Lênin “làm cốt”. Từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”
Người đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai
cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng
3
như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, những chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin.”[2]

CN Mác-Lênin chính là học thuyết khoa học “chân chính nhất, cách mạng
nhất”, vì nó chỉ ra cho Đảng mục tiêu, con đường thực hiện sứ mệnh giải phóng
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng dân tộc, xoá bỏ áp bức bất
công, xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp.
Trong việc tiếp cận và vận dụng CN Mác – Lênin, Hồ Chí Minh lưu ý những
điểm sau đây:
+ Một là: việc học tập, nghiên cứu, tuyên truyền CN Mác – Lênin phải luôn
phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với từng đối tượng.
+ Hai là: việc vận dụng CN Mác – Lênin phải luôn luôn phù hợp với từng
hoàn cảnh.
+ Ba là: Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa
những kinh nghiệm tốt của các đảng cộng sản khác, đồng thời Đảng ta phải tổng
kết kinh nghiệm của mình để bổ sung CN Mác – Lênin.
+ Bốn là: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của CN
Mác – Lênin.[1]
Lấy CN Mác-Lênin “làm cốt”, theo HCM không có nghĩa là giáo điều, máy
móc theo từng câu từng chữ mà chính là nắm vững tinh thần, nắm vững lập trường,
quan điểm và phương pháp của CN Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của VN để hoạch định đường lối đúng đắn, đưa cách mạng đi tới thắng lợi.
1.5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc đảng
kiểu mới của giai cấp vô sản:
Tiếp thu, vận dụng những nguyên lý về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản do Lênin đề ra, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nguyên tắc xây dựng đảng:
+ Một là: Nguyên tắc tập trung dân chủ, đây là nguyên tắc cơ bản nhất để
xây dựng Đảng, không biến Đảng thành một câu lạc bộ. Đây chính là nguyên tắc tổ
chức của Đảng. Dân chủ và tập trung có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau,
dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, tập trung trên cơ sở dân chủ.
Người nhấn mạnh đến việc phát huy dân chủ nội bộ, vì có dân chủ trong
đảng mới có thể nói đến dân chủ trong xã hội, mới định hướng cho việc xây dựng
một chế độ dân chủ.

+ Hai là: Nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách: Đây là nguyên tắc
lãnh đạo của Đảng. Việc gì đã được tập thể bàn bạc kĩ lưỡng, kế hoạch đã được
định rõ thì giao cho một người phụ trách, như thế công việc mới chạy, mới tránh
được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia, ỷ vào tập thể. Người kết luận: Lãnh
đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán chủ quan, kết quả là hỏng
việc. Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn vô chính phủ.
4
Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với
nhau.
+ Ba là: Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: Hồ Chí Minh coi đây là nguyên
tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của đảng.
Tự phê bình và phê bình không những là vấn đề của khoa học cách mạng, mà
còn là của nghệ thuật. Người lưu ý cán bộ đảng viên và các cấp bộ đảng không
những phải luôn luôn dùng mà còn phải “khéo dùng” cách phê bình và tự phê bình,
và đòi hỏi mỗi người phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
+ Bốn là: Nguyên tắc kỉ luật nghiêm minh và tự giác:
Yêu cầu cao nhất của kỉ luật Đảng là chấp hành các chủ trương, nghị quyết
của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các
nguyên tắc xây dựng Đảng. Mỗi Đảng viên dù ở cương vị nào, mỗi cấp uỷ dù ở cấp
bộ nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỉ luật của các đoàn thể và pháp luật của
nhà nước.
+ Năm là: Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng:
Hồ Chí Minh nêu rõ, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là nhiệm
vụ của toàn Đảng, của mỗi cán bộ Đảng viên để là nòng cốt cho việc xây dựng sự
đoàn kết thống nhất trong nhân dân, xây dựng nên khối đoàn kết vững chắc, đảm
bảo cho thắng lợi. Để xây dựng sự đpoàn kết thống nhất trong Đảng Người yêu cầu
phải thực hiên và mở rộng dân chủ nội bộ, thường xuyên thực hiện phê bình và tự
phê bình, thờng xuyên tu dưỡng đạo đức CM, chống chủ nghĩa cá nhân, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu, bè cánh, cơ hội, dối trá, chạy theo chức quyền danh lợi.
1.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân:

Vai trò lãnh đạo của Đảng là do dân ủy thác cho. Đảng lãnh đạo, dân làm
chủ. Chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên những luận điểm nổi tiếng trong bản Di
chúc:”Đảng ta phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân.
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu về tăng cường mối quan hệ chặt chẽ
giữa Đảng với nhân dân:
+ Một là, Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư
nguyện vọng của nhân dân.
+ Hai là, thường xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng bằng
mọi hình thức: bằng việc tích cực thực hiện đường lối chủ chương của Đảng.
+ Ba là, Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí. Không thể có một Đảng tri
tuệ nếu nền dân trí thấp.
+ Bốn là, trong quan hệ với dân, đảng “không được theo đuôi quần chúng”.
[1]
Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân.
5
Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau, lãnh
đạo có nghĩa là làm đầy tớ. Đảng cầm quyền lại càng phải ý thức thật sâu sắc mình
là đầy tớ nhân dân, chứ không phải người chủ của nhân dân, tự cho phép mình
đứng trên dân trên nhà nước, trên pháp luật.
Đảng không có quyền lợi gì của riêng mình ngoài quyền lợi của giai cấp, của
dân tộc. Đảng ở trong dân, trong lòng dân, Đảng phải lấy dân làm gốc.
1.7. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn:
Đảng ta đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội và trong thực tế mấy chục năm qua
đã được nhân dân tin yêu vì “Đảng là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho trí tuệ,
danh dự và lương tâm của dân tộc. Nhưng Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn xã hội
và không được nhân dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém, không trong sạch,
không vững mạnh. Hồ Chí Minh nêu rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con
người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và

ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân”.[1]

15
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách
thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng phải
tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm
bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nâng cao tầm trí tuệ. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi
tổ chức đảng, cấp ủy đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng.
Với nhận thức chung đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào những nội
dung, tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách phù
hợp, Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong
nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vận dụng tốt tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh” trong tổ chức Đại hội Đảng các
cấp tiến tới Đại hội lần thứ XI của Đảng có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác xây

dựng Đảng, trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” hiện nay; đáp ứng được yêu cầu chung của công cuộc đổi mới,
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; sự mong đợi của đông đảo cán bộ, đảng
viên và toàn thể nhân dân.
Trên đây là tất cả những phần tìm hiểu của nhóm tiểu luận chúng em về sự
vận dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi
mới Đảng hiện nay. Là một môn lý luận Chính trị nên chúng em không thể không
khỏi còn yếu về mặt hiểu biết cũng như tầm bao quát của một vấn đề lớn. Bài tiểu
luận còn nhiều thiếu xót và sai lệch. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô
giáo để bài tiểu luận của chúng em được chính xác và hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tiểu luận.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh_ Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia_ Xuất
bản năm 2006.
[2] Giáo Trình Bài giảng môn học Tư Tưởng Hồ Chí Minh _ TS. Trần Thị Lan
Hương (Chủ biên)_Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã hội_ Xuất bản năm 2007.
[3] Trang thông tin điện tử - Đảng Bộ Bộ Khoa Học và Công Nghệ:

[4] Website Học Viện Chính Trị - Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh:

%A6/tabid/36/ctl/Details/mid/434/ItemID/1180/Default.aspx
[5] Website Báo Quảng trị:

17
MỤC LỤC
Mở Đầu:…………………………………………………………………………….1
Nội Dung:
Chương 1: ……………………………………………………………………2

Chương 2: ……………………………………………………………………7
Chương 3: ………………………………………………………………… 13
Kết Luận: ………………………………………………………………………….16
Tài Liệu Tham Khảo:…………………………………………………………… 17
Mục Lục:………………………………………………………………………… 18


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tìm hiểu kiến thức sự trao đổi chất và năng lượng ở sinh vật trong chương trình môn khoa học ở tiểu học Văn học 0
D Tìm hiểu sự thành công thách thức của một chuỗi cung ứng Luận văn Kinh tế 0
A Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội Kiến trúc, xây dựng 0
T Bước đầu tìm hiểu về giá trị con trai trong gia đình nông thôn và sự ảnh hưởng của nó đến sự biến đổ Văn hóa, Xã hội 0
W Tìm hiểu sự hình thành tư duy biện chứng Mác-xít Kinh tế chính trị 0
M Tìm hiểu sự nghiệp giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hộ Lịch sử Việt Nam 0
B Tìm hiểu tư tưởng quân sự Phan Bội Châu Lịch sử Việt Nam 0
D Góp phần tìm hiểu sự biến đổi của từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt từ 1930 đến 1960 Văn hóa, Xã hội 0
L Tìm hiểu bộ chương trình tính phát thải khí gây ô nhiễm vùng và đánh giá phân tích sự ảnh hưởng của Khoa học Tự nhiên 0
T \b tìm hiểu những yếu tố gây sự lo lắng khi học nói của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhấ Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top