Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa ra khái niệm, các đặc trưng, phân loại cơ cấu kinh tế. Phân biệt cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch, xu hướng vận động của cơ cấu ngành kinh tế. Đồng thời khái quát quan điểm, đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam qua các kỳ đại hội và phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2005. Chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Đề xuất giải pháp và phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các phương án để lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Qua hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi sự trì trệ,
có bước phát triển tốt, tận dụng các nguồn lực bên ngoài và nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực
trong toàn bộ nền kinh tế cũng như trong các ngành, các lĩnh vực, các địa
phương. Chúng ta đã đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong những năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển quá trình
chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng địa phương cũng còn những hạn
chế, bất cập. Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có
ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp
lý là một trong những nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nước ta. Đảng ta xác định nội dung “cốt lõi” của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là sự phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản kỹ thuật và công nghệ, phân công
lao động xã hội, phát triển mạnh mẽ các ngành có hàm lượng khoa học, công
nghệ hiện đại nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
Ninh Bình là một tỉnh mới được tách lập từ năm 1992, là một tỉnh
thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm của
phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tỉnh Ninh Bình tiếp giáp với
các tỉnh: Thanh Hoá, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình. Là tỉnh có vị trí và điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nhanh và toàn diện kinh tế, xã hội.
Cùng với quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước,
việc tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh
Ninh Bình được Đảng bộ tỉnh đề ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ninh Bình đã đạt được những thành tích đáng kể:
tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng tăng lên qua các năm, cơ cấu kinh tế bước đầu
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trước yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ninh
Bình còn nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết. Các vấn đề như tiềm năng lao
động, đất đai, và lợi thế địa lý chưa được khai thác hợp lý, kinh tế phát triển
chưa toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nền kinh tế vẫn còn ở
trình độ thấp và cơ bản vẫn là tỉnh nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến,
chưa tạo ra những ngành, vùng sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ, du
lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, hệ thống tài chính ngân hàng,
kết cấu hạ tầng có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng mà Đảng bộ và nhân
dân trong tỉnh đặt ra tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Việc chọn đề
tài : “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình ” thực sự đáp ứng
yêu cầu lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nói riêng
đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu như :
- Ngô Đình Giao : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
nền kinh tế quốc dân “ tập II – Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội 1994.
- Lê Du Phong- Nguyễn Thành Độ “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
điền kiện hội nhập với khu vực và thế giới” Nxb Chính trị Quốc gia năm
1999.
- Phạm Kiêm Ích- Nguyễn Đình Phan “CNH và HĐH ở Việt Nam và
các nước khu vực” Nxb Thống kê – Hà Nội 1994.
- Ngô Đình Giao “Suy nghĩ về CNH, HĐH ở nước ta” Nxb Chính trị
Quốc gia Hà Nội 1996.
- Đỗ Hoài Nam “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” Nxb Khoa học-Xã hội
Hà Nội 1996.

Nói chung, các tài liệu tham khảo nói trên đã đề cập nhiều nội dung
quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng chưa có tài liệu nào tập
trung nghiên cứu đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình.
Vì thế, việc nghiên cứu một cách có hệ thống sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở tỉnh Ninh Bình thực sự cần thiết.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực
trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Ninh Bình những năm vừa
qua, đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế thiếu sót từ đó đề ra
những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục thực hiện việc
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên , luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành
kinh tế.
- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình từ 2001 đến năm 2005.
- Đề ra các phương hướng, mục tiêu, giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Luận văn lấy vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình
làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận văn có đề
cập tới một số vấn đề có liên quan khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung,
đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
- Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, nghiên cứu và
đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trong thời
gian từ năm 2001-2005

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyenlee9999

New Member
Re: [Free] Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình

up cho t bài này với ad ơi, tks ad nhiều
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kin Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top