Link tải miễn phí luận văn
Luật công ty (LCT) Nhật Bản và Luật doanh nghiệp (LDN) Việt Nam đều có những qui định tương đồng về quyền của cổ đông như qu yền hưởng lợi tức cổ phần, qu yền biểu quyết, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, qu yền xem xét trích lục các thông tin, v.v… và qui định về tổ chức nội bộ công ty cổ phần (CTCP) bao gồm Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS). Bảo vệ cổ đông của CTCP và xây dựng mô hình tổ chức nội bộ phù hợp là những vấn đề trung tâm trong LCT Nhật Bản và LDN Việt Nam.

CTCP ở Việt Nam có sự tham gia của cổ đông nhà nước trong cơ cấu cổ đông, mặc dù đạt được mục đích duy trì qu yền chi phối trong công ty nhưng trong nhiều công ty, vị thế của cổ đông nhà nước bị lạm dụng dẫn tới làm thiệt hại cho cổ đông nói chung. Ở Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng hình thức hóa của HĐQT, BKS đã xây dựng mô hình tổ chức nội bộ mới trong đó thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT trong đó có Ủy ban giám sát làm nhiệm vụ giám sát thường xuyên hoạt động quản lý điều hành công ty thay cho BKS của mô hình cũ.

Từ sự so sánh đối chiếu cho thấy rằng, tạo ra tổ chức nội bộ phù hợp nhằm kiểm soát thường xuyên trong cơ quan thường trực quản lý giám sát hoạt động kinh doanh là HĐQT. Sự du nhập mô hình tổ chức nội bộ mới ở Nhật Bản tạo ra sự phân qu yền và giám sát lẫn nhau trong HĐQT trong thực hiện hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh và giám sát. Đây có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho hoàn thiện pháp luật công ty để bảo vệ cổ đông và xây dựng mô hình tổ chức nội bộ phù hợp.

1. Tình hình nghiên cứu so sánh pháp luật về công ty cổ phần ở Nhật Bản và Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, có nhiều nghiên cứu của các học giả kinh tế và pháp luật về CTCP trong nước như nghiên cứu CTCP gắn với thị trường chứng khoán, nghiên cứu về quản lý của CTCP và quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong CTCP có một số nghiên cứu so sánh LDN ở Việt Nam và các nước [1].

Về nghiên cứu pháp luật CTCP Nhật Bản và Việt Nam, có một số bài viết như chế độ sở hữu cổ phần, về quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con [2]; và quyền thay mặt tố tụng của cổ đông [3]. Ngoài ra, có một số Luận văn thạc sỹ và Luận án tiến sỹ luật học có đề cập đến mô hình tổ chức nội bộ CTCP của Nhật Bản. Các nghiên cứu này ít nhiều đã đề cập đến thực trạng pháp luật của Nhật Bản và so sánh, đối chiếu với những vấn đề pháp lý liên quan theo LDN Việt Nam nhằm đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các qui định của LDN Việt Nam.

Do nguồn tư liệu hạn hẹp nên việc nghiên cứu về LCT của Nhật Bản chưa nhiều. Nhìn chung, phương pháp đối chiếu pháp luật vận dụng là phù hợp nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các chế định LDN Việt Nam so với LCT Nhật Bản. Việc sử dụng phương pháp so sánh luật học còn hạn chế do thiếu các nguồn thông tin cần thiết để đánh giá các qui định sửa đổi đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của Nhật Bản.

2. Một số so sánh về quyền của cổ đông và tổ chức nội bộ theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam

Trong phần này, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề về quyền của cổ đông và tổ chức nội bộ CTCP từ góc độ so sánh, đối chiếu LCT Nhật Bản và LDN Việt Nam.

2.1. Công ty cổ phần trong Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam

CTCP là loại hình công ty có thể huy động vốn từ nhiều tổ chức và cá nhân bằng cách phát hành và chào bán cổ phần. Ở Việt Nam, LCT năm 1990 công nhận hình thức CTCP, từ năm 1995, loại hình công ty này đã trở thành phổ biến cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Hiện nay, CTCP là loại hình doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô vốn thông qua thị trường chứng khoán.

Ở Nhật Bản, CTCP được coi là trụ cột của nền kinh tế. Luật thương mại (LTM) Nhật Bản với bề dày lịch sử hàng trăm năm đã công nhận sự tồn tại của loại hình công ty này. Qua nhiều lần sửa đổi, LTM đã hoàn thiện để điều chỉnh phù hợp với thực tế phát sinh. Năm 2005, LCT đã được hiện đại hóa về ngôn ngữ, được tách ra khỏi LTM trở thành một đạo luật độc lập.

Ở Việt Nam, LDN 2005 là sản phẩm của kinh nghiệm lập pháp 15 năm. Từ những điều khoản sơ khai về CTCP và công ty trách nhiệm hữu hạn trong LCT 1990, những chế định pháp luật đã được cụ thể bằng nhiều điều khoản trong LDN 1999, đây chính là nền tảng cho ra đời LDN 2005. LDN hiện hành với 172 điều khoản, trong đó có 54 điều khoản qui định riêng về CTCP.

LDN Việt Nam và LCT Nhật Bản có các qui định tương đồng về CTCP, như qui định về vốn điều lệ, cổ phần, quyền của cổ đông, chuyển nhượng cổ phần, tổ chức nội bộ, v.v…

2.2. Quyền của cổ đông trong công ty cổ phần

Theo LDN Việt Nam, cổ đông được hiểu là người sở hữu cổ phần đã phát hành bởi CTCP, cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của công ty (LDN Điều 77, Khoản 1 Điểm c). Với vị trí này, cổ đông có những quyền của người góp vốn bao gồm: quyền dự họp ĐHĐCĐ, quyền biểu quyết, quyền đề cử thành viên HĐQT, BKS, quyền tiếp cận thông tin, quyền được hưởng cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phần mới, quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần, quyền nhận tài sản còn lại khi công ty phá sản.

Quyền của cổ đông được phân loại phụ thuộc vào cổ phần nắm giữ. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều qui định cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông trong CTCP, và chiếm đa số trong CTCP.

Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi trong CTCP. Cổ đông ưu đãi có quyền và lợi ích đặc biệt mà cổ đông phổ thông không có như quyền ưu đãi biểu quyết, quyền ưu đãi cổ tức, quyền ưu đãi hoàn lại.

Ở Việt Nam, cơ cấu cổ đông của CTCP khác với Nhật Bản ở chỗ có sự tham gia của cổ đông nhà nước trong các CTCP. Cổ đông nhà nước có thể sở hữu đa số cổ phần để giữ vai trò chi phối trong CTCP. LDN qui định hình thức pháp lý để thực hiện quyền sở hữu của cổ đông nhà nước. Cụ thể là: DNNN là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Điều 4 Khoản 22). Phần vốn góp của sở hữu nhà nước là phần vốn góp được đầu tư từ nguồn vốn NSNN và nguồn vốn khác của Nhà nước do một cơ quan nhà nước hay tổ chức kinh tế làm thay mặt chủ sở hữu (Điều 14, khoản 8). Không phải trong tất cả CTCP, nhà nước đều sở hữu cổ phần, đối với một số CTCP được hình thành cổ phần hóa DNNN hoạt động trong lĩnh vực nhà nước cần giữ vai trò chi phối như bảo hiểm, ngân hàng, xây dựng, v.v… thì tỉ lệ sở hữu được duy trì trên 50%. Còn trong nhiều CTCP hoạt động trong lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối thì cổ phần do nhà nước có thể được bán tùy thuộc vào chủ trương của Chính phủ và cơ quan quản lý vốn nhà nước trực tiếp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

luan261

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Một số so sánh về công ty cổ phần theo luật công ty Nhật Bản và luật doanh nghiệp Việt Nam

cho mình xin tài liệu này nhé. thanks
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2-50 thành viên, bình luận về thực trạng các công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
T Tổng quan về Chính Phủ Điện Tử Việt Nam và so sánh với dịch vụ công của một số nước trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
L BÀI THẢO LUẬN: Tổng quan về Chính Phủ Điện Tử Việt Nam và so sánh với dịch vụ công của một số nước t Luận văn Kinh tế 0
B [Free] So sánh quy định về Nhãn hiệu nổi tiếng của Công ước Paris và Luật sở hữu trí tuệ của Lào năm Tài liệu chưa phân loại 0
Q Trang web chuyên về so sánh giá cả các sản phẩm công nghệ - SoGia.VN nè mọi người InterNet 0
D Giới thiệu chung về các hình thức trợ cấp dành cho nguời lao động trên thế giới và so sánh với các hình thức này ở việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
J Truyền thuyết và lễ hội về Tứ vị Thánh Nương ở Đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ Văn học dân gian 3
I Nguyên cứu so sánh thành ngữ tục ngữ về lời ăn tiếng nói trong tiếng Việt và tiếng Nhật Văn hóa, Xã hội 2
F So sánh đặc điểm sử dụng phép liên kết nội dung qua hai tác phẩm viết về Bác Hồ (Búp sen xanh của Sơ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top