Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ma túy – không chỉ hủy hoại con ngƣời mà cả gia đình, xã hội, cộng đồng, làm
băng hoại giá trị đạo đức và ngọn nguồn của những vấn đề xã hội khác. Nghiêm trọng
hơn nữa, ma túy chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh HIV/AIDS.
Hiện nay, số ngƣời nghiện ma túy đang gia tăng theo chiều hƣớng tiêu cực: Theo số
liệu báo cáo của các địa phƣơng trên cả nƣớc, tính tới cuối tháng 6 năm 2011 cả nƣớc
có 149.900 ngƣời nghiện ma túy. So với cuối năm 1994, số ngƣời nghiện ma túy đã
tăng khoảng 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6.000 ngƣời nghiện mỗi năm. Ngƣời nghiện
ma túy đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã,
phƣờng, thị trấn trên cả nƣớc (1). Theo báo cáo của ngành Công an (Hội nghị tổng kết
của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội ma tuy và
mại dâm, tổ chức tại Hải Phòng, tháng 3/2012), cả nƣớc có 140.000 ngƣời sử dụng ma
túy đang đƣợc quản lý. Mỗi năm tăng thêm khoảng 7.000 - 8.000 ngƣời sử dụng ma
túy. Với mức tăng nhƣ vậy, đến năm 2015 cả nƣớc có khoảng 160.000 ngƣời sử dụng
ma túy.Với phƣơng thức ƣớc tính trung bình , hiện tại cả nƣớc có
khoảng 210.000 ngƣời sử dụng ma túy, và 240.000 ngƣời vào năm 2015. Theo số liệu
thống kê của các địa phƣơng, tới cuối tháng 6 năm 2011 cả nƣớc có 149.900 ngƣời
nghiện ma túy. So với cuối năm 1994, số ngƣời nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần
so với mắc tăng xấp xỉ 6.000 ngƣời nghiện mỗi năm. Loại hình ma túy đƣợc sử dụng
cũng đa dạng, phong phú. Chính điều này là cản trở không hề nhỏ đối với chính quyền
và cộng đồng trong việc ngăn chặn ma túy phát triển. Để có thể cai nghiện thành công
không chỉ phụ thuộc vào phƣơng pháp cai nghiện, trung tâm cai nghiện, bản thân ngƣời
bị nghiện mà nó còn đƣợc đánh giá và chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác – trong
đó không thể không nhắc đến gia đình ngƣời cai nghiện. Gia đình là tế bào của xã hội,
nó cũng là một xã hội – văn hóa thu nhỏ. Gia đình cũng là nơi chứng kiến từng bƣớc
trƣởng thành của mỗi con ngƣời. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của gia đình đối
với mỗi một cá nhân. Tuy nhiên, với những gia đình có vấn đề xã hội lại khác. Đại đa
số những gia đình khi có con dính vào những tệ nạn xã hội đều là do thiếu sự quan tâm
từ phía cha mẹ; cha mẹ chƣa đƣợc trang bị những kỹ năng, kiến thức cần thiết để
truyền tải cho các con. Đây cũng là một lỗ hổng lớn đối với xã hội. Bên cạnh đó, với
những ngƣời nghiện ma túy, khi vào trung tâm cai nghiện, phải thực hiện nghiêm ngặt
nội quy, quy chế trung tâm, trở về cộng đồng lại đón nhận sự kỳ thị của xã hội xung
quanh; nếu không có gia đình ở bên và hỗ trợ, họ sẽ dễ tái nghiện trở lại khi bị cám dỗ.
Theo khảo sát đƣợc công bố gần đây của là PSD thì hơn 90% ngƣời nghiện khi đƣợc
trở về với cộng đồng đều tái nghiện. Điều này cho thấy một thực trạng rằng: đối với
những ngƣời nghiện, việc đƣợc điều trị bằng thuốc cũng nhƣ chƣơng trình khác là chƣa
đủ, mà nó cần có sự phối hợp từ nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: công tác xã hội nhóm,
tƣ vấn cá nhân – gia đình – nhóm, trị liệu tâm lý cho cá nhân ngƣời nghiện, trị liệu tâm
lý cho gia đình ngƣời nghiện…Tuy nhiên, các trung tâm cai nghiện hiện nay mới chỉ
tập trung vào đối tƣợng cai nghiện, sự liên hệ giữa các trung tâm và gia đình chỉ dừng
lại ở mức thông báo tình hình, diễn biến của ngƣời cai nghiện. Bắt đầu từ năm 2012,
mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cũng đang đƣợc triển khai thí
điểm trên một số tỉnh thành trong nƣớc, tuy nhiên kết quả nhận đƣợc không hề khả
quan. Bởi lẽ, hiện nay chúng ta chỉ tập trung vào đối tƣợng cai nghiện. Đƣa họ trở về
cộng đồng nhƣng lại không có sự chuẩn bị dành cho gia đình, cộng đồng những kỹ
năng, kiến thức cần thiết về cai nghiện ma túy cũng nhƣ có sự hỗ trợ về tâm lý để họ
đối phó với đối tƣợng khi lên cơn nghiện. Đây chính là một trong những thiếu sót lớn
khiến mô hình cai nghiện không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
Ngành Công tác xã hội đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời.
Ngành Công tác xã hội trên thế giới đã đƣợc biết đến từ đầu thế kỷ XX để giải quyết
những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nƣớc phƣơng Tây. Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động Công tác xã hội trở nên rất cần thiết
và đã có tổ chức khá chặt chẽ. Gần đây, các hoạt động Công tác xã hội đã có sự tham
gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. ILO đã đƣa Công tác xã
hội vào nội dung của bảo đảm xã hội. Sau khoảng 100 năm phát triển, ngành Công tác
xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội
của các nƣớc phát triển. Vị thế của Nghề Công tác xã hội, cũng nhƣ của các cán bộ xã
hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trọng đối với xã hội, gia đình và từng cá
nhân. Cán bộ xã hội có mặt ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của ngƣời dân từ
giáo dục, y tế đến tƣ pháp, hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công dân. Sau
một quá trình xuất hiện, hình thành và phát triển, đến năm 2010, Thủ tƣớng chính phủ
đã phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 (đề án 32).
Nghề Công tác xã hội cũng đã có mã ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch
viên chức. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc phát triển nghề công tác xã hội
thành một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội
cũng đƣợc mở rộng theo nhu cầu của xã hội, các đối tƣợng vì thế cũng đa dạng, phong
phú hơn rất nhiều. Một trong những lĩnh vực mà công tác xã hội có thể can thiệp là hỗ
trợ trong các mô hình cai nghiện ma túy hiện nay. Bên cạnh việc tiến hành cai nghiện
ma túy bằng thuốc, các trung tâm đang kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đạt
đến hiệu quả cao nhất, trong đó có phƣơng pháp trị liệu tham vấn. Ngoài ra, công tác
xã hội với ngƣời nghiện ma túy không chỉ dừng lại ở chính những đối tƣợng đang tham
gia cai nghiện ma túy mà nhân viên công tác xã hội còn làm viêc với cộng đồng, gia
đình ngƣời nghiện nhằm hỗ trợ về mặt tâm lý và những kỹ năng ứng phó đối với vấn
đề nghiện ma túy.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tui lựa chọn đề tài “Mô hình Công tác
xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú
Thọ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
“How Social worker helps families of addicts” (Cách thức nhân viên công tác
xã hội trợ giúp gia đình người nghiện ma túy): Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên
công tác xã hội có thể tiến hành tham vấn đối với ngƣời nghiện. Khi một ngƣời nghiện
tìm đến nhân viên công tác xã hội nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, đây chính là bƣớc tiến tích
cực trong tiến trình phục hồi của chính họ. Nhân viên xã hội sử dụng những câu hỏi
nhằm tìm hiểu sâu hơn về ngƣời nghiện, từ đó sử dụng hình thức công tác xã hội cá
nhân hay nhóm, đồng thời cung cấp những giáo dục về căn bệnh cũng nhƣ những tác
hại đối với thân chủ nếu tiếp tục sử dụng những chất gây nghiện (rƣợu, ma túy…).
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tham vấn gia đình là một phần quan trọng của bất cứ
chƣơng trình điều trị về lạm dụng chất gây nghiện. Nó cung cấp sự giáo dục và hỗ trợ
để các thành viên trong gia đình hiểu đƣợc chu kỳ nghiện và phòng tránh bị nghiện/lệ
thuộc vào nó. Nhân viên xã hội đề nghị những ngƣời thân trong gia đình cần tách
cảm xúc yêu thƣơng bởi vì ngƣời nghiện cần chịu trách nhiệm với các vấn đề
cũng nhƣ việc phục hồi của họ. Chƣơng trình 12 bƣớc hỗ trợ cho gia đình, Al-Anon,
cung cấp trợ giúp cho những ai có quan hệ tình cảm hay đang sống với một ngƣời bị
nghiện.
Theo kết quả nghiên cứu của Dishion, Reid và Patterson (1988) đã chỉ ra rằng
sự can thiệp tích cực của gia đình nên hƣớng tới mục tiêu theo dõi cha mẹ, mối quan hệ
bạn bè, việc sử dụng ma túy của bố mẹ, những kỹ năng xã hội và hành vi chống đối xã
hội. Cha mẹ và những can thiệp đồng đẳng là phƣơng pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa
sử dụng ma túy quá sớm ở trẻ vị thành niên.
Từ những nghiên cứu của tổ chức NCCADD đã chỉ ra mối liên hệ giữa gia đình
với đối tƣợng sử dụng ma tuý nhƣ sau: các bậc phụ huynh (đơn thân hay có đầy đủ,
đồng tính hay giới tính bình thƣờng, giàu hay nghèo...) thì việc con mình sử dụng
chất gây nghiện cũng phá hoại mối quan hệ trong chính gia đình đó. Để trợ giúp và
phục hồi, không chỉ cá nhân mà cả gia đình cũng cần cố gắng nhằm hỗ trợ lẫn nhau. Những việc mà gia đình có thể làm để giúp đỡ cho đối tƣợng sử dụng chất gây nghiện
bao gồm:
- Tìm hiểu về rƣợu, ma tuý, chất kích thích và những chất gây nghiện: Khả năng
của chúng ta khi đối mặt với khó khăn là một chức năng phụ thuộc vào những kiến
thức mà chúng ta hiểu biết về vấn đề này để chống lại chúng. Mặc dù bạn đang phải
sống cùng với tệ nạn ma túy và chất kích thích trong một thời gian dài, nhƣng việc tìm
hiểu kiến thức về rƣợu và ma túy là bƣớc đầu tiên trong tiến trình trị liệu. Bạn không
thể chỉ dựa vào những cảm xúc bình thƣờng hay những phản ứng phổ biến (phàn nàn,
hành động nhƣ những ngƣời bị mất kiểm soát, xa lánh đối tƣợng). Tìm hiểu những điều
liên quan đến rƣợu, ma túy và chất kích thích ảnh hƣởng đến cá nhân và gia đình nhƣ
thế nào là một việc làm vô cùng cần thiết.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ cho chính gia đình: nghiện ma túy và sử dụng
chất kích thích là căn bệnh của gia đình và nó ảnh hƣởng đến tất cả mọi ngƣời trong hệ
thống gia đình. Không chỉ những ngƣời sử dụng chất kích thích cần hỗ trợ mà thậm chí
những thành viên trong gia đình cũng cần đƣợc hỗ trợ, điều mà thậm chí chính gia đình
không hề nhận thức đƣợc khi phát hiện hành vi sử dụng ma túy của đối tƣợng. Các
thành viên trong gia đình cần đƣợc hỗ trợ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để tìm ra
cách thức hiệu quả và đảm bảo sức khỏe khi tiếp xúc với đối tƣợng nghiện ma túy để
tạo ra sự miễn nhiễm đối với ma túy và chất kích thích.
- Tìm hiểu về những điều họ có thể làm để giúp đỡ ngƣời nghiện ma tuý: bao
gồm chƣơng trình trị liệu, tham vấn, nhóm hỗ trợ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Không chỉ
những ngƣời sử dụng chất ma tuý và chất gây nghiện mới cần sự giúp đỡ này mà chính
gia đình có thể tạo điều kiện để đƣa ra những quyết định có tính tích cực hơn. Tìm
kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích đối tƣợng trong việc
trị liệu cũng nhƣ trong việc tự lập.
- Nếu cần thiết, có sự can thiệp đối với các thành viên trong gia đình: Nếu một
vài thành viên trong gia đình không quan tâm đến vấn đề cai nghiện ma túy hay không sẵn sàng hợp tác giúp đỡ đối tƣợng, có thể xem nhƣ đây là kế hoạch trợ giúp, tiến trình
can thiệp có định hƣớng một cách chuyên nghiệp. Can thiệp trong gia đình, với sự hỗ
trợ từ những chuyên gia, nhân viên đƣợc đào tạo là một công cụ hiệu quả cho gia đình
trong việc nhận sự giáo dục, hƣớng dẫn và hỗ trợ với những đối tƣợng không hợp tác
trong tiến trình điều trị cai nghiện ma túy.
- Thật kiên nhẫn với tiến trình phục hồi: Cũng nhƣ những căn bệnh khác, mọi
ngƣời cần có thời gian để phục hồi và ổn định sức khoẻ. Cá nhân lẫn những ngƣời thân
trong gia đình đều cần đƣợc trị liệu.
- Có niềm tin vào sự phục hồi lâu dài: Trong khi những ngƣời sử dụng chất kích
thích và nghiện ma túy không có những hiểu biết về phƣơng thức điều trị, việc sử dụng
chất kích thích có thể dừng lại ngay khi một cá nhân tự kiềm chế rƣợu và các chất gây
nghiện khác.[34]
Nghiên cứu của tổ chức NCADD về ảnh hƣởng của ma túy đến gia đình cũng
nhấn mạnh: một trong những thách thức lớn nhất đối với sự phục hồi ở gia đình chính
là niềm tin vào việc mọi thứ sẽ trở về bình thƣờng và ổn định. Nếu nhƣ họ có thể thay
đổi tình thƣơng của họ đối với ngƣời bị nghiện (sử dụng chất kích thích), mọi chuyện
sẽ trở nên bình thƣờng.
Việc hỗ trợ nâng cao hiểu biết của các gia đình chỉ thực sự hiệu quả khi chính
đối tƣợng cũng phải có trách nhiệm với tiến trình phục hồi của mình. Toàn bộ gia đình
cũng cần tham gia, bao gồm cả trẻ em. Khi trong gia đình có ngƣời sử dụng chất
kích thích và bị nghiện, các mối quan hệ trong gia đình khi đó trở nên căng thẳng và
mọi ngƣời luôn trong trạng thái lo lắng, mất niềm tin, mệt mỏi và mất hết hy vọng. Bởi
vì hành vi sử dụng ma túy của một thành viên trong gia đình làm ảnh hƣởng đến toàn
bộ gia đình đó, vì vậy, cần có một giải pháp hiệu quả đƣợc đƣa ra nhằm phục hồi lại
toàn bộ gia đình.[33]
Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Điều dƣỡng và Cai nghiện ma túy
Thanh Đa (TP. Hồ Chí Minh) thì việc tìm kiếm mô hình điều trị cho ngƣời nghiện ma túy là rất khó khăn vì không có mô hình cai nghiện chung nào thích hợp với mọi loại
ngƣời nghiện. Mô hình điều trị tốt cho ngƣời này cũng chƣa chắc đã phù hợp với ngƣời
kia. Trừ một số ít trƣờng hợp nghiện nhẹ, điều trị nghiện ma túy phải sử dụng một biện
pháp tổng hợp, linh hoạt và kịp thời. Việc điều trị cai nghiện cần sử dụng những
liệu pháp sau: Tƣ vấn – Liệu pháp tâm lý – Liệu pháp xã hội – Sinh hoạt cá nhân,
nhóm, gia đình...
Cũng tại trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa, đề tài nghiên cứu về “Các yếu
tố tác động và ảnh hưởng đến việc sử dụng ma túy” đã chỉ ra rằng: Gia đình đóng vai
trò quan trọng trong sự quyết định hay đề phòng việc sử dụng ma túy. Việc sử dụng ma
túy của thanh – thiếu niên cũng có thể là do thái độ phản ứng cách nhìn nhận – đối xử
của cha mẹ mà đối tƣợng không đồng ý. Có những loại hình gia đình ảnh hƣởng đến
hành vi nghiện ma túy của trẻ là: gia đình có ngƣời sử dụng ma túy và gia đình có cha
mẹ sử dụng ma túy…Ngoài ra cũng có rất nhiêu yếu tố thuộc về gia đình dẫn đến hành
vi nghiện ma túy của trẻ nhƣ: gia đình kinh tế khó khăn, gia đình không hòa thuận, gia
đình có bố mẹ ly hôn, gia đình có hành hạ về thân thể và tình dục.[22]
Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hƣơng về vấn đề “Quan hệ bạn bè của thanh
niên nghiện ma túy” (Tạp chí Tâm lý học số 3/2006) đƣợc tiến hành với 162 thanh
niên đang trong quá trình cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện của thành phố Hà Nội
nhằm tìm hiểu khía cạnh tâm lý trong mối quan hệ của nhóm thanh niên này với bạn
bè. Họ thƣờng cảm giác gần gũi, tin tƣởng với bạn bè nhiều hơn gia đình. Đối với họ,
bạn bè chính là niềm tin và chỗ dựa thực sự của họ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây
là bạn bè của những thanh niên nghiện ma túy lại thƣờng là những ngƣời cũng bị
nghiện hay dính dáng đến các vấn đề xã hội. Do đó, tỷ lệ các đối tƣợng cai nghiện khi
trở về cộng đồng bị tái nghiện cũng tăng cao một phần là bởi nguyên nhân này.[7]
Nghiên cứu của Thƣợng tá Nguyễn Minh Đức về “Phòng, tránh vi phạm pháp
luật và tệ nạn ma túy trong lứa tuổi thanh, thiếu niên” đã chỉ ra: Các kết quả điều tra
xã hội học tại một số nƣớc cho thấy nguyên nhân khiến thanh, thiếu niên dễ bị lôi kéo bởi các chất gây nghiện là do môi trƣờng sống, sự tò mò, khao khát thể hiện và khuynh
hƣớng nổi loạn ở tuổi trẻ. Ở các nƣớc đang phát triển thì hành động trên đƣợc xem nhƣ
một phản ứng đối với sự bất toàn của cơ chế xã hội. Còn ở Việt Nam, khi nghiên cứu
về thân nhân của một số đối tƣợng lạm dụng chất gây nghiện dƣới những hình thức
khác nhau cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng chất gây nghiện nói trên
là do sự buồn chán, áp lực học hành và tò mò. Nguyên nhân chính dẫn đến sự buồn
chán đƣợc đánh giá là do thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.[4]
Nghiên cứu về “Công tác xã hội với phòng, chống ma túy ở Việt Nam” của
Nguyễn Thanh Bình (đăng trên báo Dân số và Phát triển số 5- 13 năm 2012) cho rằng
gia đình là một trong 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc nghiện ma túy của ngƣời
nghiện. Chính bởi sự thay đổi trong cấu trúc gia đình cũng nhƣ sự tan rã trong các gia
đình cao; sự giáo dục buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế…đã
dẫn đến tâm lý chán nản trong cuộc sống dẫn đến con đƣờng nghiện ma túy của một số
đối tƣợng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào công
tác xã hội cá nhân đối với chính đối tƣợng cai nghiện ma túy theo 3 bƣớc chính: tiếp
cận đối tƣợng; lập kế hoạch trợ giúp đối tƣợng; giúp đối tƣợng cai nghiện tái hòa nhập
cộng đồng.[1]
“Tư vấn trong thực hành điều trị lạm dụng ma túy” (2008) - Ngô Thanh Hồi
(Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương) - Tài liệu đƣợc sử dụng trong
tập huấn điều trị duy trì Methadone trong tƣ vấn điều trị lạm dụng ma túy tại Hà Nội.
Trong tài liệu, tác giả có đƣa ra những định hƣớng tƣ vấn một số tình huống chính
cũng nhƣ đối tƣợng cần tƣ vấn:
- Những định hƣớng tƣ vấn bao gồm tƣ vấn về chuẩn đoán. Trong đó có các tƣ vấn
về biểu hiện lâm sàng của lạm dụng ma túy; Tƣ vấn về việc sử dụng các xét nghiệm;
Tƣ vấn chọn phƣơng pháp điều trị; Tƣ vấn trong quá trình theo dõi điều trị lâu dài; Tƣ
vấn các rối loạn về tâm lý xã hội – tƣ vấn phòng, chống. - Đối tƣợng của tƣ vấn trong lĩnh vực này là ngƣời nghiện ma túy và thân nhân của
ngƣời nghiện, có khi là những ngƣời có trách nhiệm trong cộng đồng. Có thể nói số
ngƣời cần đƣợc tƣ vấn về phòng chữa lạm dụng mà túy là không hề nhỏ.
Hình thức tƣ vấn trong điều trị đƣợc đánh giá là vô cùng quan trọng, tuy nhiên đội
ngũ về tƣ vấn đƣợc đào tạo chuyên nghiệp và bài bản hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế
về cả số lƣợng lẫn kỹ năng làm việc. [18]
 Có thể nhận thấy, những tài liệu nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã có sự tìm hiểu và
nhấn mạnh vào vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ đối tƣợng cai nghiện ma túy thành
công. Vai trò của gia đình đƣợc nhấn mạnh ngang bằng với vai trò của chính đối tƣợng.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra vẫn còn sơ sài, chƣa thực sự đề cập đến
khía cạnh gia đình trong việc cai nghiện ma tuý thành công tại gia đình, cộng đồng
cũng nhƣ phối hợp với trung tâm cai nghiện ma tuý.
Mặc dù đã có những nhận định, kết quả báo cáo nhấn mạnh đến ảnh hƣởng của
gia đình đến nguyên nhân gây nghiện ma túy cũng nhƣ có những mô hình cai nghiện
ma túy có nhắc đến việc kết hợp với gia đình nhƣng vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế.
Chƣa có cách tiếp cận đối với gia đình có ngƣời cai nghiện theo hƣớng công tác xã hội
hoàn toàn. Đã có một vài công trình có nhắc đến gia đình của ngƣời nghiện nhƣng chỉ
khai thác về khía cạnh hỗ trợ tâm lý cho gia đình khi phát hiện con/ngƣời thân bị
nghiện ma túy. CTXH là một ngành tƣơng đối mới mẻ tại Việt Nam. Những nghiên
cứu đƣợc thực hiện chuyên ngành về CTXH vẫn còn nặng về lý thuyết, thiên về mảng
xã hội học nhiều hơn. Các phƣơng pháp CTXH đƣợc sử dụng trong nghiên cứu cũng
còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu về các gia đình có con đang tham gia cai
nghiện và đề xuất mô hình can thiệp đến các gia đình nhằm hỗ trợ việc cai nghiện
thành công dựa trên gia đình là một điều thực sự cần thiết và mới mẻ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiện cứu: Mô hình công tác xã hội gia đình đối với gia đình có ngƣời cai nghiện (tập
trung vào nhóm đối tƣợng là cha mẹ ngƣời cai nghiện)
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Các gia đình, cộng đồng đang có con em cai nghiện ma tuý hiện đang sinh sống
trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu:
4.1. Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài cung cấp cơ hội cho việc ứng dụng những lý thuyết về công tác xã hội,
tâm lý học và phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu và thực hành. Qua
đó thấy đƣợc tính ứng dụng cao của những lý thuyết đó.
- Gợi ra cách tiếp cận mới đối với công tác xã hội với ngƣời nghiện ma túy, từ
đó đề ra mô hình can thiệp với gia đình ngƣời nghiện nhằm hạn chế tỷ lệ ngƣời nghiện
tái nghiện cũng nhƣ tỷ lệ bị nghiện có nguyên nhân từ phía gia đình.
- Đối với ngành Công tác xã hội, nghiên cứu còn là dịp nhằm kết hợp giữa các
kỹ thuật công tác xã hội và các kỹ năng công tác xã hội trong thực hành. Từ đó, chứng
tỏ sự mật thiết giữa lý thuyết thu nhận đƣợc và áp dụng thực tiễn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Từ những đề xuất can thiệp đối với gia đình có ngƣời cai nghiện theo định
hƣớng Công tác xã hội, các ban ngành – đoàn thể, trung tâm liên quan có thể sử dụng
kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng mô hình can thiệp trị liệu nhằm đạt đƣợc hiệu quả
cai nghiện cũng nhƣ hạn chế tỷ lệ tái nghiện khi hòa nhập cộng đồng.
- Đối với gia đình có ngƣời cai nghiện: nghiên cứu giúp họ thay đổi nhận thức,
có sự phối hợp chặt chẽ với các trung tâm cai nghiện, chính quyền nhằm hỗ trợ ngƣời
thân trong gia đình tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, cũng cung cấp cho họ những kỹ
năng cần thiết khi làm việc với đói tƣợng CNMT tại gia đình và cộng đồng.
- Đối với bản thân học viên: kết quả của nghiên cứu là minh chứng cho quá
trình học tập, lĩnh hội kiến thức xuyên suốt từ đại học đến bậc sau đại học. Nó còn là dịp để học viên ứng dụng những điều mình đƣợc học vào thực tế, đƣợc làm những việc
giúp ích cho xã hội.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất mô hình can thiệp CTXH phù hợp nhất đối với gia đình có đối tƣợng
cai nghiện ma túy tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ dựa trên đặc điểm nhận thức, hƣớng
can thiệp cũng nhƣ những nhu cầu về trợ giúp của chính các gia đình đối với con em
đang cai nghiện ma túy theo hính thức cai nghiện tại trung tâm và cai nghiện ma túy sử
dụng thuốc thay thể Methadone.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập thông tin, phân tích, tìm hiểu về tình trạng, hoàn cảnh của các gia
đình có ngƣời cai nghiện ma tuý.
- Đánh giá sự ảnh hƣởng của mối quan hệ các thành viên trong gia đình, định
hƣớng gia đình đến hành vi – nhận thức của ngƣời cai nghiện khi rời trung tâm.
- Đánh giá mức độ nhận thức, nhu cầu của các gia đình với vấn đề cai nghiện
ma túy cho đối tƣợng.
- Xây dựng mô hình CTXH gia đình đối với gia đình có ngƣời cai nghiện.
6. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu:
6.1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Nhận thức và can thiệp của gia đình đối với những ngƣời đang cai nghiện tại
trung tâm cai nghiện ma túy tỉnh Phú Thọ hiện nay nhƣ thế nào?
- Nhu cầu của các gia đình đối với việc can thiệp, trợ giúp con em họ trong quá
trình cai nghiện ma túy nhƣ thế nào?
- Mô hình CTXH nào phù hợp với họ?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu:
- Nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma tuý hiện nay vẫn bị ảnh hƣởng
bởi yếu tố cộng đồng. Họ có hiểu biết sơ sài và không hình thành nhu cầu tìm hiểu các thông tin về cai nghiện ma tuý. Hƣớng can thiệp khi biết con mình bị nghiện ma tuý
của các gia đình chỉ dừng lại ở việc đƣa con vào trung tâm cai nghiện, sau đó giao phó
trách nhiệm cho các cán bộ trung tâm quản lý và giám sát việc cai nghiện ma tuý của
đối tƣợng.
- Nhu cầu của gia đình chỉ hình thành khi việc cai nghiện ma tuý cho đối tƣợng
tại trung tâm cai nghiện không thành công nhiều lần. Nhu cầu chính của họ chỉ tập
trung vào việc đƣợc cung cấp những kiến thức về cai nghiện ma tuý cũng nhƣ kỹ năng
khi làm việc với đối tƣợng tại gia đình.
- Do các gia đình còn thiếu hiểu biết về cai nghiện ma tuý nên mô hình nâng cao
nhận thức cho các gia đình sẽ mang tính hiệu quả cao khi đƣa vào thực tế.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Nghiên cứu này sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau, các sách về nghiện ma
túy, gia đình, cai nghiện ma túy…Các bài viết đăng trên tạp chí xã hội, Internet đề cập
đến vai trò của gia đình với đối tƣợng bị nghiện ma túy cũng nhƣ phƣơng pháp hỗ trợ
gia đình. Các tài liệu về Công tác xã hội, Trị liệu gia đình, bao gồm những tài liệu tiếng
Việt và tài liệu nƣớc ngoài nhƣ “The essentials of Family therapy” – Michael P.Nichol
nhằm nghiên cứu về trị liệu gia đình, từ đó đƣa ra mô hình CTXH hỗ trợ gia đình cụ
thể.
Mặt khác, đề tài cũng sử dụng những thành quả nghiên cứu của các đề tài đi
trƣớc về vấn đề ma túy. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng những tài liệu đề cập đến
gia đình ngƣời nghiện ma túy hiện nay không nhiều, vẫn còn rất hạn chế. Từ trƣớc đến
nay, mọi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào ngƣời nghiện cũng nhƣ cách thức hỗ trợ
họ trong việc cai nghiện ma tuý mà không tìm hiểu khía cạnh gia đình cũng nhƣ đánh
giá nhu cầu của gia đình để có sự hỗ trợ đối với họ.
Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu những thông tin về hồ sơ đối tƣợng, từ lý
lịch gia đình đến quá trình đi cai nghiện. Ngoài ra, thu thập từ nguồn thông tin xung quanh gia đình để tìm hiểu lịch sử gia đình, những vấn đề liên quan đến việc nghiện ma
tuý và quá trình cai nghiện ma tuý của đối tƣợng cũng nhƣ gia đình.
7.2. Phương pháp quan sát:
- Mục đích quan sát:
Phƣơng pháp quan sát sử dụng trong luận văn nhằm thu thập những thông tin có
liên quan đến thái độ, hành vi, nhận thức của thay mặt các hộ gia đình đến vấn đề cai
nghiện ma túy của con cái.
- Thời gian:
Việc quan sát đƣợc tiến hành thông qua những buổi phỏng vấn sâu diễn ra với
thay mặt gia đình ngƣời dân. Cụ thể nhƣ sau:
- Các gia đình tại phƣờng Phong Châu;
- Các gia đình tại phƣờng Hùng Vƣơng;
- Các gia đình tại phƣờng Âu Cơ;
- Các gia đình ở phƣờng Thanh Vinh;
- Các gia đình ở phƣờng Trƣờng Thịnh.
- Nội dung quan sát:
+ Thái độ của thay mặt hộ gia đình: nét mặt, cử chỉ, lời nói, cách thức khi trả lời
phỏng vấn.
+ Hoàn cảnh gia đình, môi trƣờng sống xung quanh khi tiến hành phỏng vấn sâu
thay mặt hộ gia đình tại nơi sinh sống.
Trong quá trình quan sát, các sự kiện, hiện tƣợng quan sát đƣợc đều đƣợc ghi
chép lại. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, những hành vi của ngƣời đƣợc phỏng vấn cũng
đƣợc ghi chép lại cẩn thận nhằm đánh gia các thông tin thu đƣợc, bổ trợ cho những
thông tin thu đƣợc từ phƣơng pháp khác.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ckhiepham

New Member
Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đồ án Thiết kế và thi công mô hình xe lăn tự hành Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện từ thực tiễn tại bệnh viên nhi trung ương và bệnh viện nội tiết trung ương Y dược 0
D MÔ HÌNH VÀ CÔNG NGHÊ ̣ BÁN HÀNG B2B CỦA VINAMILK Luận văn Kinh tế 0
D Thiết kế và thi công mô hình Radio-Cassette Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết lập mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ trong quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình phân tích SWOT dể hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực internet tại tổng công ty viễn thông quân đội Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình sản xuât tinh gọn (lean manufacturing) trong ngành may mặc nghiên cứu công ty cổ phân quôc tê phong phú chi nhánh nha trang Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại tr Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình tầm quan trọng - hiệu suất (IPA) tại Công ty TNHH MTV Thương Mại & Du Lịch Xứ Đà Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top