daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thiết lập mô hình đặt hàng hiệu quả EOQ trong quản trị hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn tiểu luận
Bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, để đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và liên tục thì điều đòi hỏi một
lượng hàng tồn kho nhất định. Bởi tồn kho được xem như là “miếng đệm an
toàn” giữa cung ứng và sản xuất.
Thường thì giá trị hàng tồn kho chiếm khoảng 40% tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị phải kiểm soát lượng tồn kho thật cẩn thận
thông qua việc xem xét lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số
bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý, cũng như các biện
pháp cần thiết để nâng hay giảm lượng hàng tồn kho. Vì nếu tồn kho với số
lượng quá nhỏ hay quá lớn đều không đạt hiệu quả tối ưu. Tồn kho cao sẽ làm
tăng chi phí đầu tư, nhưng nó lại biểu hiện sự sẵn sàng cho sản xuất hay đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Tồn kho thấp sẽ làm giảm chi phí đầu tư nhưng sẽ tốn
kém trong việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất, bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận.
Vậy tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Đây luôn là một vấn đề đối với doanh
nghiệp. Làm thế nào để xác định mức tồn kho tối ưu với chi phí tồn kho thấp
nhất?
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên tui chọn đề tài “Thiết
lập mô hình Quản trị hàng tồn kho EQM tại Công ty Cổ phần Thương mại và
Dịch vụ Công đoàn Phủ Qùy”. Qua đề tài này, chúng tui sẽ có cơ hội áp dụng
các lý thuyết đã học vào điều kiện kinh doanh thực tế, để rút ra những kiến thức
cần thiết trong quản trị tồn kho đem vận dụng vào thực tiễn một cách tốt nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tui muốn tìm hiểu rõ hơn về
công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty. Vận dụng những kiến thức học được
trên lý thuyết vào thực tế, để xem giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác nhau

như thế nào. Từ đó tìm ra mô hình quản trị hàng tồn kho tối ưu góp phần làm
3
giảm chi phí tồn kho cho doanh nghiệp, cũng như nâng cao hiệu quả trong việc
quản lý hàng tồn kho.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhân viên
trong Công ty. Trực tiếp đến một vài kho của Công ty quan sát, tìm hiểu tình
hình thực tế.
- Số liệu thứ cấp:
+ Tham khảo sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Thu thập số liệu thực tế tại tổ kế toán của Công ty, phòng kế toán
của Công ty.
3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được.
4. Phạm vi nghiên cứu
Công ty chuyên về vận chuyển hàng hóa, trong đó có tồn kho chính là:
sữa tươi đóng hộp TH TRUE MILK và các sản phẩm sữa đóng hộp khác của
Công ty CPTP sữa TH.
Qua chương này người đọc có thể hiểu vấn đề mà chúng tui sẽ nghiên cứu
trong đề tài là tìm hiểu về quy trình quản lý hàng tồn kho từ đó thiết lập mô hình
quản trị hàng tồn kho tại Công ty. Có thể nói mục tiêu của chúng tui là tiếp cận
công tác quản lý thực tế, vận dụng lý thuyết đã học vào điều kện thực tiễn. Điều
này sẽ giúp tui nâng cao được các kỹ năng cần thiết, tiếp cận được với phương
pháp nghiên cứu khoa học làm tiền đề cho công việc sau này. Mặc dù phạm vi
nghiên cứu ở đây chỉ gói gọn trong mặt hàng sữa tươi đóng hộp TH true Milk tại
Công ty, nhưng sẽ có rất nhiều vấn đề mà ta cần có phương pháp để thu thập và
xử lý số liệu thích hợp.
4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG TỒN KHOI

I. Cơ sở lý thuyết
1.1: Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ.
Hàng tồn kho là nguồn vật lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho dự trữ
• Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp
thường bao gồm: dự trữ thường niên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
• Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường
• Thời gian vận chuyển từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp
• Xu hướng biến động giá cả hang hóa, nguyên vật liệu
• Độ dài chu kỳ thời gian sản xuất sản phẩm
• Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp
• Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.2: Chi phí hàng tồn kho
Tiêu chí để đánh giá một mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả là tố
thiểu háo chi phí hàng tồn kho. Quản trị hàng tôn fkho liên quan tới 3 loại chi
phí sau:
• Chi phí đặt hàng.
Là toàn bộ chi phí liên quan tới việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí
tìm nguồn hàng , thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông
báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc vân chuyển hàng đến kho
của Doanh nghiệp.
• Chi phí lưu kho (chi phí tồn trữ)
Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ như chi phí
về nhà của, kho hàng (tiền thuê và khấu hao nhà cửa,chi phí cho bảo hểm nhà
kho, chi phí thuê nhà đất), chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện (tiền thuê khấu
hao dụng cụ, phương tiện, chi phí năng lượng, chi phí vận hành thiết bị), chi phí
5

về nhân lực cho hoạt động giám sát, quản lý, phí tổn cho đầu tư vào hàng tồn
kho (phí tổn cho việc vay mượn vốn, thuế đánh vào hàng tồn kho, bảo hiểm cho
hàng tồn kho), chi phí cho thiệt hại do hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hay không
sử dụng được).
Các lọai chi phí trên lớn hay nhở còn phụ thuộc vào từng doanh ngiệp,
đặc thù sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh hay đại điểm của
doanh nghiệp, lãi suất hiện hành. Ngoài 2 loại chi phí chính trên còn một số chi
phí khác như chi phí mua hàng và chi phí do thiếu hàng…
• Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng hóa của
đơn hàng và của một đơn vị. Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng
tới tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng.
• Chi phí do thiếu hàng: là chi phí phản ánh kết quả kinh doanh khi
thiếu hàng trong kho, việc hết hàng trong kho sẽ dấn tới 2 trường hợp:
Trường hợp 1: bắt khách hàng phải chờ cho tới khi có hàng . Điều này có
thể mất đi thiện chí muốn hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai.
Trường hợp 2: nếu không có sắn hàng thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng
Như vậy tiền lời bị mất do bán được ít hàng và thiện cảm của khách hàng
giảm sút có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai
1.3: Một số mô hình tồn kho.
Các mô hình tồn kho sau đây đều tìm cách giải đáp 2 câu hỏi quan trọng
là: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu? Và khi nào thì tiến hành đặt
hàng?
1.3.1: Mô hình đặt hàng hiệu quả - EOQ.
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có
thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp. Khi sử dụng mô
hình này cần tuân theo một số giả định sau:
- Nhu cầu trong một năm được biết trước và ổn định.
- Thời gian chờ hàng không thay đổi và phải được biết trước.
- Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực
hiện.

6
- Toàn bộ số hàng đặt mua nhận được cùng một lúc.
- Không có chiết khấu theo số lượng.
Để xác định EOQ, chúng ta phải tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí
bảo quản. Mục tiêu của mô hình này là tối thiểu hóa chi phí đặt hàng và chi phí
bảo quản.
= +

=
D.P
Q
+ C.
Q
2
Ta có thể mô tả mối quan hệ của hai loại chi phí trên bằng đồ thị sau:
Như vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng hàng đặt có hiệu quả thì:
7
Tổng chi phí
bảo quản
Tổng chi phí
đặt hàng
Tổng chi phí
tồn kho
Chi phí
Chi phí lưu kho
TC
Độc dốc = 0
Tổng chi
phí tối
thiểu

Chi phí đặt hàng
Mô hình chi phí theo EOQ
Đơn hàng tối ưu (Q*)
EOQ =

2 DP
C

Trong đó: EOQ: số lượng hàng đặt có hiệu quả.
D: Tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng
thời gian nhất định.
P: chi phí cho mối lần đặt hàng
C: chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
Công thức cho thấy EOQ tỷ lệ thuận với nhu cầu và chi phí đặt hàng, tỷ lệ
nghịch với chi phí bảo quản.
Xác định thời điểm đặt hàng lại:
Điểm tái đựt hàng là chỉ tiêu phản ánh mức hàng tối thiếu còn lại trong
kho để khởi phát một yêu cầu đặt hàng mới.
= *
1.3.2: Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất – POQ.
Mô hình quản trị hàng tồn kho POQ là mô hình được áp dụng trong
trường hợp hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho
đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết. Mô hình này cũng được áp dụng trong
trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hay doanh nghiệp tự sản xuất
lấy vật tư để dùng. Trong những trường hợp này cần quan tâm tới mức sản xuất
hàng ngày của nhà sản xuất hay mức cung ứng của nhà cung ứng. Điểm khác
biệt duy nhất giữa mô hình POQ với EOQ là hàng được đưa đến thành nhiều
chuyến.
Ta gọi:
p: mức cung ứng (hay mức sản xuất) hàng ngày

d: nhu cầu sử dụng hàng ngày


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thiết kế, lắp đặt mô hình điều khiển ghế điện sử dụng điều khiển lập trình để nhớ ghế Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
E Thiết lập mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm thải ra từ nguồn giao thông đường Q Luận văn Sư phạm 0
D Thiết bị giảm chấn sử dụng chất lỏng thiết lập bài toán và một số kết quả mô phỏng số : Luận văn ThS Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu về nồi hơi trong nhà máy nhiệt điện,thiết lập mô hình mô phỏng thể hiện công nghệ điều kh Tài liệu chưa phân loại 5
T THIẾT LẬP, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Luận văn Kinh tế 0
A Thiết lập bộ mô hình mô phỏng phục vụ xây dựng quy trình vận hành hệ thống liên hồ chứa thủy điện tr Tài liệu chưa phân loại 0
I THIẾT LẬP MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
S Thiết lập một quy trình sản xuất muối ăn từ nước biển cho các đồng muối quy mô nhỏ Tài liệu chưa phân loại 0
C Cơ sở lý luận và thực tiến của việc thiết lập mô hình cơ quan tài phán hành chính thuộc Chính phủ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top