TheLiem_TheLiem

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không tham gia vào quá trình này. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, hội nhập kinh tế là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và phát huy lợi thế so sánh của mình. Gia nhập WTO, Việt Nam đã điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn; ban hành nhiều văn bản pháp lý để thực hiện cam kết đa phương; mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Cải cách hành chính trong việc đăng ký kinh doanh và cấp phép; quy trình thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản, nhanh chóng hơn... đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động; khuyến khích các khu vực, các loại hình kinh tế phát triển mạnh. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang 150 nước thành viên WTO, quá trình hình thành đồng bộ các yếu tố cơ chế thị trường có những tiến bộ mới, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao...
Trong xu thế phát triển đó, thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại. Đến khi thực tập tại NHCTVN Chi nhánh TP.Hà Nội, em nhận thấy thanh toán quốc tế đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Và trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng rất phát triển, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHCT TP.Hà Nội là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ lý do trên, nên em đã chọn đề tài: "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến thanh toán quốc tế, hiệu quả thanh toán quốc tế tại NHTM
Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCTVN Chi nhánh TP.Hà Nội.
Trên cơ sở lý luận và đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHCT TP.Hà Nội, khóa luận đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế đối với Chi nhánh này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCTVN Chi nhánh TP.Hà Nội trong những năm 2007 đến năm 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu.
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khóa luận bao gồm:
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh... kết hợp với việc minh họa bằng sơ đồ, bảng, biểu số liệu được thu thập qua các năm gần đây nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên trực quan hơn.
5, Kết cấu khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động thanh toán quốc tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Chi nhánh TP.Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng công thương Chi nhánh TP.Hà Nội.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM
1.1.1. Khái niệm TTQT
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, mỗi quốc gia phải thường xuyên tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, khoa học, kĩ thuật... Trong đó bộ phận thanh toán quốc tế đối ngoại là bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại mà chủ yếu là hoạt động ngoại thương luôn chiếm một vai trò chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Và theo đó, hoạt động TTQT ra đời, đó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức và cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan.
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế với ngân hàng thương mại
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây truyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân ngân hàng.
Trước hết, nó tạo ra một khoản lợi nhuận không nhỏ đóng góp vào khoản lợi nhuận chung của ngân hàng. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng có nhu cầu TTQT, trên cơ sở đó ngân hàng tăng được quy mô hoạt động của mình.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Đồng thời ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh.
Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường quốc tế cũng như uy tín đối với khách hàng, từ đó ngân hàng có thể khai thác được các nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngân hàng vượt khỏi phạm vi quốc gia và hồ nhập với các ngân hàng thế giới.
Tóm lại, có thể khẳng định vai trò vai trọng của hoạt động TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng.
1.1.3. Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT được thuận tiện, có hiệu quả, người ta sử dụng các phương tiện thanh toán thích hợp. Phương tiện thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện trả tiền trong quan hệ buôn bán với nhau. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối quan hệ thương mại, quan hệ thanh toán, có thể lựa chọn và sử dụng một trong những phương tiện thanh toán như: séc, hối phiếu, kỳ phiếu, thẻ thanh toán.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top