daigai

Well-Known Member
Chia sẻ với các bạn đồ án

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DNS, WEB, MAIL 6
1.1. Hệ thống tên miền( Domain Name System) 6
1.1.1. Khái niệm hệ thống tên miền 6
1.1.2. Không gian tên miền 6
1.1.3. Máy chủ tên miền 8
1.1.4. Trình phân giải 9
1.1.5. Các loại bản ghi tài nguyên (Resource Record) 9
1.1.5.1. Bản ghi SOA (Start of Authority) 9
1.1.5.2. Bản ghi NS (Name Server) 11
1.1.5.3. Bản ghi A (Address) 11
1.1.5.4. Bản ghi CNAME (Canonical Name ) 11
1.1.5.5. Bản ghi MX (Mail Exchanger) 11
1.1.5.6. Bản ghi PTR (Pointer) 11
1.1.6. Hoạt động của DNS 12
1.2. Tổng quan về Web 13
1.2.1. Giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) 13
1.2.2. Web Server và cách hoạt động 13
1.2.3. Web Client 15
1.2.4. Web tĩnh 15
1.2.5. Web động 15
1.3. Tổng quan về Mail 16
1.3.1. Khái niệm về thư điện tử 16
1.3.2. Những giao thức mail 16
1.3.2.1. Giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) 16
1.3.2.2. Giao thức POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) 17
1.3.2.3. Giao thức IMAP (Internet Message Access Protocol) 17
1.3.3. Những thành phần trong hệ thống mail 18
1.3.4. Những chương trình mail 18
1.3.4.1. MUA (Mail User Agent) 18
1.3.4.2. MTA (Mail Transfer Agent) 18
1.3.4.3. MDA (Mail Delivery Agent) 18
1.3.5. Hoạt động của Mail Server 19
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH HỆ THỐNG MÁY CHỦ 21
2.1. Giới thiệu hệ thống máy chủ DNS, Web, Mail 21
2.2. DNS Server-Bind 22
2.2.1. Giới thiệu Bind 22
2.2.2. Cài đặt BIND 23
2.2.3. Cấu hình DNS Server 23
2.2.3.1. Cài đặt tên máy 23
2.2.3.2. Cấu hình IP 24
2.2.3.3. Cấu hình named.conf 24
2.2.3.4. Các tệp tin cơ sở dữ liệu vùng (zone file) 28
2.2.3.5. Cấu hình DNS Client 33
2.2.3.6. Một số công cụ kiểm tra DNS 35
2.3. Web Server-Apache 36
2.3.1. Giới thiệu Apache 36
2.3.2. Cài đặt Apache 37
2.3.3. Cài đặt tên máy và cấu hình IP 38
2.3.4. Cấu hình Apache 40
2.3.4.1. Cấu hình Apache cơ bản 41
2.3.4.2. Ánh xạ đường dẫn cục bộ (Alias) 44
2.3.4.3. VirtualHost 47
2.3.4.4. Giám sát Web server 50
2.3.5. Máy chủ Web hỗ trợ PHP 50
2.3.5.1. Giới thiệu PHP 50
2.3.5.2. Cài đặt PHP 51
2.3.5.3. Cấu hình Apache hỗ trợ PHP 51
2.4. Mail Server 51
2.4.1. Cài đặt tên máy và cấu hình IP 51
2.4.2. SMTP server với Postfix 53
2.4.2.1. Giới thiệu Postfix 53
2.4.2.2. Cài đặt Postfix 54
2.4.2.3. Cấu hình Postfix 54
2.4.3. POP3/IMAP server với Dovecot 56
2.4.3.1. Giới thiệu Dovecot 56
2.4.3.2. Cài đặt Dovecot 57
2.4.3.3. Cấu hình Dovecot 57
2.4.4. Webmail server với SquirrelMail 63
2.4.4.1 Giới thiệu SquirrelMail 63
2.4.4.2 Cài đặt website 63
2.4.4.3 Cài đặt, cấu hình SquirrelMail 63
2.4.4.4 Kiểm tra duyệt mail 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, Công nghệ thông tin đang phát triển một cách chóng mặt. Tất cả các sản phẩm công nghệ thông tin đều được đăng ký bảo hộ quyền tác giả và gần như đều được thương mại hoá. Sẽ là một chi phí lớn nếu tất cả các sản phẩm công nghệ thông tin trong cơ quan, tập đoàn kinh tế đều phải đi mua. Sự ra đời của mã nguồn mở đã giảm đi đáng kế, nếu không nói là rất lớn về lợi ích kinh tế cho cơ quan, tổ chức bởi các sản phẩm mã nguồn mở đều có giá thành rất thấp, thậm chí là con số 0.
Để đảm bảo về các vấn đề kinh tế, an ninh, quốc phòng và cả vấn đề học tập, Chính phủ, Bộ Giáo dục, Bộ TT&TT Việt Nam đã kêu gọi tất cả các cơ quan, doanh nghiệp trong nước sử dụng mã nguồn mở.
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở. Nó là một hệ điều hành với các khả năng đa nhiệm, đa tác vụ, đa người dùng. Linux đang là đe doạ lớn nhất đối với Microsoft Windows khi rất nhiều các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp trên thế giới tuyên bố đoạn tuyệt với Windows để chuyển sang dùng Linux. Hệ điều hành Linux được dùng trong hầu hết hệ thống máy chủ của các trường đại học, cao đẳng, trong các cơ quan, cũng như các tập đoàn kinh tế.
Linux cung cấp tất cả các dịch vụ mạng quan trọng. Giá thành thấp, chức năng và sức mạnh vượt trội tiếp tục đưa Linux là hệ thống máy chủ được ưu tiên.
Chính vì những lí do trên, xây dựng hệ thống mạng sử dụng hệ điều hành Linux là rất cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Các dịch vụ mạng DNS, Web, Mail đóng vai trò sống còn trong mỗi hệ thống mạng. Thấy được những giá trị to lớn trên, em đã làm đồ án với đề tài “Xây dựng hệ thống máy chủ DNS, Web, Mail trên nền Linux”. Đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về DNS, Web, Mail
Chương 2: Cài đặt và cấu hình hệ thống máy chủ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DNS, WEB, MAIL

1.1. Hệ thống tên miền( Domain Name System)
1.1.1. Khái niệm hệ thống tên miền
Hệ thống tên miền(Domain Name System hay DNS) bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng cuả nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong tệp hosts.txt, tệp này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một tệp không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miền
- DNS là một cơ sở dữ liệu(CDSL) phân tán.
- DNS hoạt động theo mô hình Client-Server:
+ Server (Name Server): gọi là máy chủ phục vụ tên.
+ Client (Resolver): gọi là trình phân giải tên.
- DNS được thi hành như một giao thức tầng Application trong mô hình TCP/IP.
1.1.2. Không gian tên miền
Để cung cấp một cấu trúc phân cấp cho cơ sơ dữ liệu DNS người ta cung cấp một lược đồ đánh tên được gọi là không gian tên miền (Domain Namespace).
DNS phân bổ theo cơ chế phân cấp tương tự như sự phân cấp của hệ thống tập tin Unix/Linux. CSDL của DNS là một cây đảo ngược. Mức trên cùng được gọi là root và được kí hiệu bằng dấu “.”. Mức tiếp theo là top-level-domain, chúng thay mặt cho kiểu của tổ chức như com, edu, org… hay có thể là một định danh địa lý mức quốc gia.
Mỗi nút trên cây cũng lại là gốc của 1 cây con. Chiều sâu của cây tối đa là 127 cấp. Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Tên miền được đặt bằng các ký tự (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-“. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự.


Mỗi cây con là một phân vùng con trong toàn bộ CSDL DNS gọi là Domain.
Mỗi Domain có thể phân chia thành các phân vùng con nhỏ hơn gọi là các miền con Subdomain.
Địa chỉ tên miền (domain name) tổng quát:
host.subdomain.domain
+ host: tên máy.
+ subdomain: tên miền phụ.
+ domain (top-level-domain): tên miền chính.
Một số top-level-domain thông dụng:
.com : Các tổ chức, công ty thương mại.
.org : Các tổ chức phi lợi nhuận.
.net : Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
.edu : Các tổ chức giáo dụng.
.gov : Các tổ chức thuộc chính phủ.
. . .
Mỗi nước có một top-level-domain riêng gồm 2 ký tự.
VD: .vn :Việt Nam, .us :Mỹ, .ca :Canada, .kr : Hàn Quốc, . . .
1.1.3. Máy chủ tên miền
Máy chủ tên miền (Name Server hay DNS Server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng cho việc chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Như cách phân cấp của hệ thống tên miền, tương ứng với mỗi cấp và mỗi loại tên miền có máy chủ tên miền phục vụ tên miền ở cấp đó và loại tên miền đó. Máy chủ tên miền ở mức root (root name server) quản lý những top-level-domain trên Internet. Tên máy và địa chỉ IP của những máy chủ này được công bố cho mọi người biết. Ở mức quốc gia sẽ có máy chủ tên miền quản lý domain ở mức quốc gia.
Các loại Name Server:
1. Primary Name Server: Mỗi miền phải có một Primary Name Server( Master Server). Người quản trị DNS sẽ tổ chức những tập tin CSDL trên Primary Name Server. Server này có nhiệm vụ phân giải tất cá các máy trong miền hay vùng.
2. Secondary Name Server: Secondary (hay slave) Name Server được sử dụng để sao lưu CSDL cho Primary Name Server. Có thể có một hay nhiều Secondary Name Server. Theo một chu kỳ, Secondary sẽ sao chép những tệp CSDL từ Primary Name Server.
3. Caching Name Server: Caching Name Server không có bất kỳ tệp CSDL nào. Nó được sử dụng để phân giải tên máy trên những mạng ở xa thông qua những Name Server khác.
ư Làm tăng tốc độ phân giải bằng cách sử dụng cache.
ư Giảm bớt gánh nặng phân giải tên máy cho name server.
ư Giảm việc lưu thông trên những mạng lớn.
1.1.4. Trình phân giải
Trình phân giải (Resolver) là những client truy xuất name server. Những chương trình trên máy cần những thông tin về tên miền đều dùng resolver.
Resolver đảm trách việc:
ư Hỏi name server (Querying a name server).
ư Phân giải kết quả (Interpreting responses).
ư Trả kết quả về cho chương trình đã yêu cầu.(Returning the information to the programs that requested it).
ỉ Resolution (Phân giải)
Name server không những chỉ cung cấp cho ta những dữ liệu về những zone mà nó được ủy quyền, nó còn có thể đi tìm thông tin qua domain name space mà không được ủy quyền để lấy dữ liệu, quá trình này gọi là phân giải tên(name resolution hay resolution).
ỉ Root Name Server
Root name server có vai trò rất quan trọng trong việc phân giải. Quá trình phân giải được bắt đầu từ những root name server, điều này làm cho root name server quyết định quá trình hoạt động của DNS, vì vậy nếu tất cả các Internet root name server đều bị hỏng thì quá trình phân giải trong Internet sẽ bị đình trệ, do đó để tránh tình trạng này người ta thiết lập đến 13 root name server phân bố trên những vùng khác nhau. 2 ở MILNET (the U.S. military's portion of the Internet), 1 ở SPAN (NASAs internet), 2 ở châu Âu, và 1 ở Nhật Bản.
1.1.5. Các loại bản ghi tài nguyên (Resource Record)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xây dựng hệ chuyên gia tư vấn chọn trang phục mặc Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống phân loại sản phẩm theo chất liệu Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng phân hệ dịch vụ gọi xe và điều xe taxi tự động có hỗ trợ bản đồ số trên smartphone Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thiết kế hệ thống quản lý vật liệu xây dựng Công nghệ thông tin 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top