Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hữu Lũng





MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO & PTNT HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN.

Lời nói đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

1.1 Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ

1.1.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất

1.1.1.1 Khái niệm về hộ sản xuất

1.1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ

1.1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường

1.1.1.4 Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất

1.1.2.1 Vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất.

1.2. Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.1- Khái niệm chất lượng tín dụng.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng NH đối với hộ sản xuất

Chương 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất và chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.1.1 Quá trình hình thành

2.1.3 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hữu Lũng

2.2.1. Công tác nguồn vốn

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn

2.2.3. Kết quả tài chính

2.2.4. Hoạt động ngân quỹ

2.3. Thực trạng cho vay hộ sản xuất chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng

2.3.1. Thực tế thực hiện quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNo & PTNT Huyện Hữu Lũng.

2.3.2. Kết quả cho vay thu nợ đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Hữu Lũng

2.4. Đánh giá về chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Hữu Lũng

2.4.1. Những kết quả đạt được

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế còn vướng mắc

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Hữu lũng

3.1. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất

3.1.1. Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất của Nhà nước

3.1.2. Định hướng chung của NHNo&PTNT Hữu Lũng

3.1.3. Một số phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới

3.2. Một số giải pháp Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng HSX tại NHNo Hữu Lũng

3.2.1. Cho vay tập trung, có trọng điểm

3.2.2. Đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tương trợ (tổ tín chấp)

3.2.3. Thực hiện cho vay không phải thế chấp

3.2.4. Áp dụng các biện pháp phân tích tài chính kỹ thuật trong quy trình tín dụng

3.2.5. Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh

3.2.6. Ngân hàng chủ động tìm các dự án và tư vấn cho khách hàng

3.2.7. Ngân hàng đưa ra các sản phẩm khuyến khích

3.2.8. Duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn

3.2.9. Giải pháp bổ trợ:

3.3. Những kiến nghị và đề xuất

3.3.1- Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.2 Đối với Ngân hàng cấp trên

Kết luận

Tài Liệu Tham khảo

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Tiền gửi tiết kiệm trên 12 tháng cũng tăng khá nhanh so sánh từ năm 2003 đến năm 2005 tăng 15.562 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 7.78 triệu đồng, tạo điều kiện cho NH mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất hiện nay.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn
Là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM, thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu quản lý chủ yếu của NH là lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế. Do làm tốt công tác hoạt động tín dụng là an toàn, bền vững và co hiệu quả. Trong năm qua tuy có nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của NHNo Việt Nam, cùng với sự quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ nên Chi nhánh đã đạt được kết quả:
Bảng 2. Tình hình dư nợ qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh năm 2005 với
(+/-)
(%)
2003
2004
2003
2004
NHNo
103.302
113.722
121.104
17.802
7.382
117,2
106,4
NH N.nghèo
18.065
18.517
21.032
2.967
2.515
116,4
113,6
Tổng dư nợ
121.367
132.239
142.136
20.769
9.897
117,1
107,4
(Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHNo Hữu Lũng)
Năm 2005 tổng dư nợ so với năm 2003 tăng 20.769 triệu đồng. Chủ yếu là tăng dư nợ cho vay của NHNo từ 103.302 triệu đồng năm 2003 lên 121.104 triệu đồng năm 2005. Trong khi đó, NH N. cùng kiệt chỉ tăng trên 2 triệu đồng bình quân mỗi năm. Kết quả này phản ánh đơn vị đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng tín dụng đối với dư nợ NHNo. Đối với NH N.nghèo, vừa cho vay các hộ cùng kiệt đủ điều kiện vay vốn theo hướng dẫn của NH cấp trên.
2.1.3.3 Kết quả tài chính
Bảng 3. Báo cáo kết quả tài chính qua các năm
Đơn vị 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch thu chi
1.404
2.647
3.654
(Nguồn:Báo cáo kết quả tài chính hàng năm của NHNo Hữu Lũng)
Qua bảng trên ta nhận thấy, năm 2005 so với năm 2003 có chênh lệch thu chi lớn là do phát hành kỳ phiếu trả lãi trước, được hạch toán toàn bộ vào số thu lãi trong nội bảng.
2.2.Thực trạng cho vay hộ sản xuất chất lượng tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng .
2.2.1. Quy trình tín dụng cho vay hộ sản xuất .
2.2.1.1 Hồ sơ tín dụng : Hồ sơ NH áp dụng bao gồm:
* Đối với các hộ vay không phải làm thủ tục bảo đảm tiền vay, cụ thể đối với những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc đối tượng theo quyết định số 67 của TTCP, vay 10 triệu đồng trở xuống chỉ cần:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất( bản chính) để NH lưu giữ.
Sau đó khách hàng cùng cán bộ tín dụng ngân hàng lập sổ vay vốn .
* Đối với các hộ vay vốn phải làm thủ tục thế chấp đảm bảo nợ vay cần có:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Phương án sản xuất kinh doanh, hay dự án sản xuất kinh doanh.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính ).
+ Hợp đồng tín dụng .
+ Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Do Huyện Hữu Lũng chưa có phòng công chứng nên phải được UBND Huyện chứng thực, xác nhận .
Ngoài những hồ sơ trên (cả cho vay không phải làm thủ tục đảm bảo tiền vay) phải có:
+ Đơn xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ.
+ Thông báo gia hạn nợ (nếu ngân hàng nhất trí )
+ Phiếu kiểm tra sau khi cho vay
+ Thông báo nợ đến hạn, quá hạn vào những ngày đầu tháng,
+ Thông báo cho vay hay chấm dứt cho vay (nếu có)
+ Các thông báo về đảm bảo xử lý tiền vay( nếu có)
2.2.1.2. Thẩm định khách hàng
* Hồ sơ pháp lý: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người vay như: hộ khẩu thường trú, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở nên không mắc bệnh tâm thần, phải làm chủ được hành vi của mình, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, kết án tù, không đánh bạc, nghiện hút. Đại diện cho hộ gia đình là người được chủ hộ, hay là người được chủ hộ uỷ quyền (thực tế tại Hữu Lũng có nhiều thế hệ sống trong một nhà).
* Xét về năng lực khách hàng :
+ Đối với khách hàng vay vốn không phải bảo đảm thực hiện tiền vay cần xem xét khái quát khả năng, kỹ năng lao động. Cụ thể hộ có còn trong độ tuổi lao động, tình hình kinh tế và kinh nghiệm sản xuất của hộ vay vốn .
+ Đối với khách hàng vay vốn phải thực hiện đảm bảo tiền vay: ngoài các yếu tố khả năng, kỹ năng lao động cần tìm hiểu thêm kinh nghiệm của hộ vay trong các lĩnh vực SXKD nông-lâm-ngư nghiệp cụ thể: Giấy phép kinh doanh, hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác có chứng thực của UBND xã. Giấy phép hành nghề do các cơ quan có thẩm quyền cấp, biên bản họp tổ, quyết định thành lập tổ của UBND xã đối với cho vay trực tiếp thông qua hội nông dân, phụ nữ…
* Xét về quan hệ tín dụng: Theo quy định nếu khách hàng có nợ quá hạn trên 6 tháng thì NHNo & PTNT từ chối cho vay.
* Thẩm định khả năng tài chính của hộ:
+ Đối với khách hàng vay vốn không phải thực hiện đảm bảo tiền vay: cần xem xét thu nhập của hộ, tài sản có giá của hộ như quyền sử dụng đất, nhà cửa, phương tiện sinh hoạt, các khoản nợ khác của hộ nếu có. Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng phải khẳng định được hộ có khả năng tài chính hay không.
+ Đối với khách hàng vay vốn phải thực hiện đảm bảo tiền vay cần xem xét:
- Tình hình SXKD trước khi vay của hộ như: Xem xét tổng thu và tổng chi. Nếu tổng thu lớn hơn tổng chi thì hộ SXKD có hiệu quả và ngược lại.
- Tình hình tái sản xuất: Được định giá bằng số lượng và giá trị tài sản hiện có tài sản là nhà cửa, kiến trúc, quyền sử dụng đất, vườn cây lâu năm ...
- Tình hình công nợ: Nợ gốc, lãi các tổ chức tín dụng và các đoàn thể , nợ phải trả các bạn hàng ( mua chịu) các khoản nợ phải thu (nếu có).
- Nhận xét khả năng tài chính: Căn cứ vào tình hình SXKD và tài sản hiện có, cán bộ tín dụng đưa ra nhận xét khách hàng thuộc hộ khá, trung bình, so sánh nợ phải trả, nợ phải thu và tài sản .
- Xem các khoản nợ đến hạn phải thanh toán để tránh việc cho khách hàng vay vốn để trả nợ các đối tượng khác. Căn cứ thực tế cán bộ tín dụng phải khẳng định hộ có khả năng tài chính hay không để đưa ra quyết định.
* Thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh:
+ Xem xét mục đích xin vay vốn có hợp pháp hay không.
+ Vốn tự có của khách hàng: Để xác định được mức vốn của khách hàng tham gia cán bộ tín dụng phải tính được chính xác tổng nhu cầu vốn của dự án phương án SXKD. Cụ thể mức vốn tự có của hộ là:
- Đối với vay ngắn hạn khách hàng phải có tối thiểu 10%.
- Đối với cho vay trung, dài hạn khách hàng phải có tối thiểu 20%.
* Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, phương án SXKD.
+ Đối với khách hàng vay vốn không đảm bảo tiền vay: So sánh thu nhập và chi phí theo đơn vị thời gian. Phương án SXKD có hiệu quả khi thu nhập lớn hơn chi phí và căn cứ vào 2 yếu tố đó để định kỳ hạn trả nợ.
+ Đối với khách hàng phải thực hiện đảm bảo tiền vay:
Đối với cho vay ngắn hạn và các khoản cho vay trung dài hạn thì cán bộ tín dụng căn cứ vào tổng doanh thu, tổng chi phí để tính ra chênh lệch thu, chi. Từ đó cán bộ tín dụng đưa ra quyết định có thể giải quyết cho vay.
* Thẩm định tài sản vay: Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu xuất xứ, lai lịch của các tài...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top