Download miễn phí Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực cho khách sạn Guoman





 
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN DU LỊCH. 5
1. Khái niệm về nhân lực và quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn
1.1. Khái niệm về nhân lực
1.2 Nhân lực trong khách sạn
1.3 Công tác quản lý nhân lực trong khách sạn
1.3.1 Mục tiêu của công tác quản lý nhân lực trogn khách sạn
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực trong khách sạn du lịch
1.3.3 Những yêu cầu đối với công tác quản lý nhân lực trong khách sạn
1.3.4 Nội dung của công tác quản lý nhân lực trong khách sạn
1.3.5Công tác tuyển chọn lao động
1.3.6 Phân công lao động hợp lý
1.4 Các biện pháp quản lý lao động
1.5 Công tác đào tạo lao động
1.6 Kết luận
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC
TẠI KHÁCH SẠN GUOMAN. 24
2.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển của công ty khách sạn du lịch Guoman
2.1.1 Đặc điểm cơ sở vật chất trong khách sạn
2.1.2 Nguồn khách đến khách sạn
2.2 Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Guoman
2.2.1 Phân công, sắp xếp lao động trong khách sạn
2.2.2 Thực trạng sử dụng nhân lực trong khách sạn
2.3 Các biện pháp quản lý nhân sự mà khách sạn đang thực hiện
2.3.1 Chế độ khen thưởng và kỹ luật cho người lao động
2.3.2 Tổ chức tiền lương
2.3.3 Quản lý lao động bằng biện pháp hành chính
2.3.4 Công tác tuyển chọn nhân lực trong công ty
2.3.5 Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ lao động.
2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý nhân lực
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN GUOMAN. 50
3.1 Phương hướng và mục tiêu của khách sạn Guoman trong thời gian tới
3.2 Một số biện pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nhân lực tại công ty khách sạn Guoman
3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
3.2.2 Đổi mới công tác tuyển chọn lao động
3.2.3 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực
3.2.4 Cải tiến công tác tiền lương
3.2.5 Kết luận- Nhận xét chương 3.
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng, tiền thưởng. Tiền lương, tiền thưởng có vị trí, vai trò khá đặc biệt, là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với người trong gia đình, trong công ty, trong xã hội. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề tiền lương và tiền thưởng một cách thoả đáng là chúng ta đã tiến hành được phương pháp hữu hiệu nhất để quản lý sử dụng tài sản quý gía nhất của khách sạn đó là nguồn nhân lực.
* Nguyên tắc cơ bản khi tiến hành trả tiền lương lao động
Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này bắt nguồn từ bản chất của tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Bởi vậy độ lớn tiền lương không những phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng về số lượng và chất lượng lao động của người lao động đã hao phí mà còn phải đảm bảo nuôi sống gia đình họ.
Tiền lương phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người có sức lao động và sử dụng sức lao động. Song mức độ tiền lương phải luôn luôn lớn hơn hay bằng suất lương tối thiểu.
Tiền lương trả cho người lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động lao động của người lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với người lao động tiền thưởng là một khoản thu nhập không thường xuyên và thường có biên độ dao động khá lớn. Song, nhiều khi tiền thưởng lại có ý nghĩa quan trọng hơn cả tiền lương về mặt tinh thần. Chính vì vậy khi xét duyệt tiền thưởng cho nhân viên, người quản lý phải đảm bảo thật công bằng, chính xác, tránh sự nhầm lẫn hay cào đồng mọi thành viên có cống hiến khác nhau.
* Các biện pháp quản lý hành chính: Bên cạnh việc sử dụng các “đòn bẩy kinh tế” việc quản lý hành chính nhân sự trong khách sạn cũng là hết sức cần thiết. Một số biện pháp hành chính thường được sử dụng gồm:
+ Xây dựng các danh hiệu thi đua: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, nhân viên xuất sắc trong quý, trong tháng
+Xây dựng các hình thức khen thưởng, giấy khen, bằng khen...
+Xây dựng các nội quy, quy chế trong khách sạn
Giám sát việc thực hiện các nội dung, quy chế khách sạn và luật pháp Nhà nước của nhân viên
1.5 Công tác đào tạo lao động
Công tác đào tạo lao động là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công của việc quản lý nhân lực. tuỳ từng trường hợp vào cách quản lý của mổi khách sạn mà hình thành nên cách đào tạo khác nhau. Khách sạn Guoman đã áp dụng hai cách đào tạo đó là:
* đào tạo cơ bản ban đầu
* Đào tạo liên tục tiếp theo
* Đào tạo cơ bản ban đầu: Trang bị kiến thước chung như đào tạo sinh viên trong các trường đại học.
* Đào tạo liên tục tiếp theo: Nhằm vào những đối tượng đã và đang làm việc gồm hai hình thức:
Cho nhân viên cũ kèm nhân viên mới
Tổ chức các khoá đào tạo riêng để phục vụ nhu cầu cụ thể cho doanh nghiệp.
* Việc đào tạo có hệ thống mang lại rất nhiều lợi ích như: giảm thời gian học hỏi về công việc, nhân viên được khuyến khích hơn, thực hiện công việc một cách hăng say hơn, tốt hơn và trung thành với khách sạn hơn.
1.6 Kết luận
Công tác quản lý nhân lực trong khách sạn đã và đang được rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh loại hình này quan tâm, chú trọng như nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân viên được thể hiện bằng việc chi trả tìn lương, xây dựng các chế đột thưởng cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó đẩy mạnh nâng cao công tác đào tạo nhân lực.Vậy để quản lý tốt nhân lực, để đạt hiệu quả cao trong việc kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức đầy đủ và sự hiểu biết rất rộng rãi, chặt chẽ kết hợp để quản lý tốt.
Chương II
Thực trạng công tác quản lý nhân lực
tại khách sạn Guoman
2.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển của công ty khách sạn du lịch Guoman
Khách sạn Guoman trực thuộc công ty HLL. GUOCO Việt nam, là công ty liên doanh giữa tập đoàn HoggLeong (Malaysia) và công ty vật tư kỹ thuật vận tải ô tô thuộc bộ giao thông vận tải.
Hợp đồng được ký ngày 03/07/1993 với thời gian hoạt động là 30 năm tỷ lệ góp vốn đầu tư 3/7. Trong đó Việt nam chiếm 26.9 %. Khách sạn đã đi vào hoạt động từ tháng 10/1997 và ngày 05/04/2000 được Tổng cục Du lịch Việt nam công nhận là khách sạn bốn sao.
2.1.1 Đặc điểm cơ sở vật chất trong khách sạn
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phục vụ. Muốn nâng cao chất lượng phục vụ để đạt hiệu quả kinh tế thì phải đầu tư hoàn thiện trang thiết bị - cơ sở vật chất kỹ thuật. Công ty khách sạn du lịch Guoman hoàn toàn ý thức được điều đó. Đến năm 2000, cơ sở vật chất của công ty được trang bị đầy đủ và đã được tổng công ty du lịch Việt nam công nhận là khách sạn bốn sao.
* Khu vực lưu trú: kinh doanh lưu trú là một hoạt động kinh doanh chính của khách sạn với tổng số phòng là 149. Tất cả các phòng trong khách sạn Guoman đều được trang bị tiện nghi hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế bởi khách sạn Guoman chủ yếu đón khách quốc tế và một phần khách nội địa có khả năng thanh toán cao. Trong mỗi phòng đều có điện thoại gọi trực tiếp ra nước ngoài. Đặc biệt có hai điện thoại đặt ở phòng khách và phòng vệ sinh. Ngoài ra ở mỗi phòng nói trên đều được trang bị những tiện nghi đắt tiền để đáp ưng nhu cầu của khách: bàn ghế salon, tủ đựng quần áo, máy điều hoà, satellite Tivi, hộp ký thác an toàn, minibar, máy càfê, máy sấy khô tóc, hệ thống nước nónglạnh, thiết bị báo cháy... Có phòng không hút thuốc...
- Khu vực ăn uống: khách sạn Guoman có cơ sở ăn uống bao gồm:
+ Càfê Paradise trên tầng hai
+ Helmsman bar dưới tầng một
+ Phòng hút thuốc Cigar và uống rượu ở tầng trệt
Khách sạn Guoman có kiến trúc tiện nghi đầy đủ và sang trọng, phòng hội thảo có sức chứa 100 người và 80 người cho tiệc.
* Các dịch vụ khác: ngoài việc phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch thì những dịch vụ bổ sung sẽ giúp khách có thể thoải mái trong chuyến du lịch và như vậy chất lượng phục vụ mới có thể nâng cao.
Phòng tập thể dục thể hình: có trang bị đầy đủ các dịch vụ Massage và tắm hơi. Ngoài ra, khách sạn còn có các dịch vụ khác như tổng đài điện thoại, giặt là, bể hơi, sân tennis, phương tiện vận chuyển.
2.1.2 Nguồn khách đến khách sạn
Bảng 1. Số lượng khách quốc tế và nội địa đến khách sạn năm 1999
Quốc tịch
Số lượt khách
Tỷ trọng %
Pháp
3.785
45%
Nhật
2.523
30%
úc
589
7%
Việt nam
252
3%
Nước khác
1.262
15%
Tổng số
8.411
100%
Nguồn: khách sạn Guoman
Qua bảng trên ta thấy đối tượng phục vụ chủ yếu của khách sạn là khách du lịch quốc tế. Số khách du lịch nội địa đến khách sạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số khách của khách sạn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do khả năng chi trả của khách nội địa còn thấp. Vì vậy muốn tăng số lượng khách đến khách sạn việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sự nâng cao chất lượng khách sạn nguồn lực của khách sạn là rất cần ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top