Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Download miễn phí Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm đông lạnh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khóa luận.
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ.
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế hội nhập vào dòng chảy kinh tế chung của khu vực và thế giới. Và ngoại thương chính là chiếc cầu nối tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thông qua mua bán. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế và mang lại nhiều nguồn lợi đáng kể cho các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Và trong sự lớn mạnh của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của đất nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng vì đó là các doanh nghiệp cấu thành nên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu INTIMEX đã, đang và sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình mở rộng và tăng cường hiệu quả kinh tế - xã hội.
Với cuộc sống mà thời gian chủ yếu dành cho công việc như hiện nay, thì nhu cầu được con người quan tâm nhiều nhất đó là nhu cầu dinh dưỡng. Và để thỏa mãn được nhu cầu này, có thể nói mặt hàng thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bên cạnh thực phẩm tươi sống, ngày nay, để tiết kiệm được thời gian, người tiêu dùng còn có sự lựa chọn khác đó là thực phẩm đông lạnh. Cùng đóng góp đem lại cho người dùng những sản phẩm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian chế biến nhất, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX. Công ty đã ghi lại dấu ấn trên thị trường với vai trò là nhà nhập khẩu và phân phối hàng đầu cả nước. Và em, một sinh viên chuyên ngành kinh tế có cơ hội được thực tập, được tiếp cận với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Chính thực tế ấy đã hướng em đến với đề tài khóa luận tốt nghiệp : “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX”
2. Mục tiêu khóa luận.
- Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu thực phẩm đông lạnh tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex (Intimex Hồ Chí Minh)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh của Công ty trong thời gian tới
3. Phương pháp nghiên cứu khóa luận.
Sử dụng ph¬ương pháp nghiên cứu tài liệu, ph¬ương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu dựa trên các số liệu thu thập từ công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu khóa luận.
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Intimex
Thời gian thực hiện: 15/08/2010 – 11/10/2010
5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề :
Khóa Luận bao gồm 3 chương
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX.
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CP XNK INTIMEX .

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm về Nhập Khẩu.
Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế,nếu thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau và nói rằng xuất khẩu là một hình thức tất yếu của các công ty kinh doanh quốc tế khi xâm nhập thị trường quốc tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng bởi vì xuất khẩu của nước này sẽ là nhập khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặt không thể tách rời của nghiệp vụ ngoại thương. Đã có không ít những cách hiểu khác nhau về nhập khẩu nhưng xét trên góc độ trung nhất thì nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hay tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu- với tư cách một bên kí kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất quan trọng và phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn bộ hoạt động giao dịch.
PHỤ LỤC
1. Những điểm mới cần lưu ý về thủ tục hành chính trong quy trình giao nhận lô hàng thực phẩm đông lạnh.
1.1. Lĩnh vực Hải Quan.
Các sản phẩm dùng làm thức ăn cho người luôn phải chịu sự quản lí gắt gao của các cơ quan quản lí nhà nước, điều này là hiển nhiên khi hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng thực phẩm đông lạnh không là ngoại lệ. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu về thì cơ quan quản lí đầu tiên chính là Hải quan, Hải quan quản lí vấn đề giá cả cũng như số lượng hàng nhập về, tính minh bạch trong vấn đề giá sẽ được làm rõ tại khâu này bởi nó ảnh hưởng túi tiền của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ bị móc túi với giá cắt cổ với những sản phẩm mà lẽ ra giá cả không đến mức cao như vậy.
Với một đất nước thuần nông như Việt Nam, ngành chăn nuôi lại khá phát triển thì ngoài việc bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan quản lí nhà nước còn phải gánh một trọng trách khác là bảo vệ người chăn nuôi cũng như bảo hộ ngành chăn nuôi của đất nước bởi lẽ giá các mặt hàng sản phẩm đông lạnh bên nước ngoài nhập về được bán với giá thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại được chăn nuôi trong nước (tạm gọi là hàng nóng), do mặt bằng kinh tế chung của cả nước còn hạn chế , dân còn cùng kiệt nên họ cũng có thiên hướng dùng hàng lạnh cho tiết kiệm. Và như vậy các mặt hàng nóng sẽ yếu thế cạnh tranh so với hàng lạnh, người sản xuất trong nước chắc chắn sẽ khốn đốn.
Và mới đây, trong vấn đề thủ tục Hải Quan, đã có sự điều chỉnh theo hướng siết chặt việc nhập khẩu mặt hàng đông lạnh. Với việc ban hành Thông Tư 24/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 28/05/2010 thì toàn bộ chương 02 – Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ khi làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tự động của Bộ Công Thương. Việc xin các loại giấy phép nói chung đối với hàng thực phẩm là chuyện bình thường trong quy trình làm thủ tục nhưng với giấy phép nhập khẩu tự động ban hành theo thông tư trên thì lại không hề dễ dàng, nhiều doanh nghiệp phải trầy trật mãi mới xin nổi giấy phép để mở TK Hải quan & giải phóng hàng bởi đơn giản là theo quy định: doanh nghiệp phải gửi bộ hồ sơ xin giấy phép theo đường bưu điện và cơ quan cấp giấy phép cũng chỉ chấp nhận theo dấu bưu cục, thời gian giải quyết là 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Rõ ràng là một hành động mạnh tay bởi 07 ngày là khoảng thời gian dài không chỉ đối với các mặt hàng vận chuyển bằng container khô, mà với container lạnh,chi phí lưu cont và điện lạnh là vô cùng nặng nề. Đó là chưa kể đến việc mất hồ sơ xin phép, mất giấy phép đã được cấp, và khi mất thì doanh nghiệp chỉ còn biết kêu trời và phải tiến hành xin lại từ đầu, lại bắt đầu chuỗi ngày đợi chờ trong bị động.
Từ khi Việt Nam tham gia WTO, lượng hàng lạnh nhập về cũng tăng lên đến mức chóng mặt, nhiều đến mức mà thỉnh thoảng chúng ta báo chí đưa tin “hàng đông lạnh kẹt cảng Cát Lái”. Chính vì thế, hàng thực phẩm đông lạnh đang là mặt hàng chịu sự quản lí gắt gao của nhà nước.
Và mới đây, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ra thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/04/2010 hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Để hiểu thêm sự khó khăn trong quá trình nhập hàng về của Doanh nghiệp khi thông tư trên được áp dụng, chúng ta sẽ cùng đến với phần tiếp theo 2.6.2 – Cơ quan Thú y
1.2. Cơ quan Thú Y.
Trong quy trình nhập hàng của lô hàng thực phẩm đông lạnh, không thể thiếu việc lô hàng đó phải chịu sự quản lí của Cơ quan Thú Y.
Cục Thú Y – cơ quan của Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm quản lí chất lượng lô hàng thực phẩm nhập khẩu. Cục Thú Y được chia làm 7 vùng ,quản lí 7 vùng của đất nước,hàng về cảng tại Vùng nào thì cơ quan thú y vùng đó sẽ tiến hành kiểm tra xét nghiệm mẫu hàng nhập khẩu, nếu đạt mẫu thì lô hàng đó mới được cấp chứng thư kiểm dịch, chứng thư kiểm dịch làm căn cứ cho Hải quan thông quan lô hàng đó.
Như đã nêu ở trên, với thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT thì kể từ khi có hiệu lực vào ngày 01/09/2010, khách hàng nước ngoài muốn xuất khẩu vào Việt Nam phải được sự cho phép của Bộ NNPTNT, tức là tên các nhà máy sản xuất lô hàng đó phải được niêm yết trên trang Web chính thức của Cục Quản Lí Chất Lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản ( ) thuộc Bộ NNPTNT. Có danh sách các nhà máy của quốc gia đó thì các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể mở Tờ khai Hải quan. Nhưng đến khi áp dụng thông tư này thì mới chỉ có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được công hàm chính thức , thúc giục các nhà sản xuất tại các nước đó đi đăng kí để làm thủ tục nhập khẩu vào việt nam. Dẫn đến hàng về đến cảng bị nằm chết một chỗ do tên các nhà sản xuất chưa được niêm yết trên trang Web của Cục Nông Lâm Sản, Các doanh nghiệp Việt Nam đành ngậm đắng nuốt cay với việc chi phí lưu cont,bãi,điện lạnh bị đột biến tăng lên từng giờ.
Nhưng vẫn là chưa đủ, các doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam khi làm thủ tục đăng kí kiểm dịch cho lô hàng còn phải xuất trình giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm của nước Xuất Khẩu. Từ trước đến nay, khi đăng kí kiểm dịch nhập khẩu, chứng từ bản original duy nhất phải xuất trình cho cơ quan thú y là HEALTH CERTIFICATE của nước Xuất Khẩu, trên chứng từ này, cơ quan quản lí nước đó đã chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm , thích hợp cho người sử dụng, lô hàng được sản xuất dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lí nước sở tại. Nhưng tinh thần của thông tư 25 lại yêu cầu người nhập khẩu phải xuất trình được giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm của bên bán- một bản không phải là Health certificate. Rõ ràng là bên phía Việt Nam đã có những yêu cầu khắt khe, không hợp lí đối với loại giấy tờ trên, và hiện nay sự việc này vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn chờ giải quyết. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự cứu lấy mình bằng cách gửi công văn xin được làm thủ tục kiểm dịch trong khi các cơ quan quản lí của hai phía giải quyết vấn đề trên để tránh tổn thất nặng nề.
Một vấn đề khác mà thông tư 25 nêu ra đó là tại các phòng thí nghiệm của Cơ quan thú y hay của các cơ quan do cục Thú Y ủy quyền, phải siết chặt hơn nữa các chỉ tiêu kiểm tra về ADN, vi sinh… kèm theo đó là khoảng 100 chỉ tiêu để kiểm tra đối với một lô hàng nhập khẩu. Rõ ràng, các lô hàng thực phẩm đông lạnh đang được quản lí rất chặt chẽ, nó cũng gián tiếp thúc ép các doanh nghiệp nhập khẩu về phải đảm bảo rằng lô hàng mình nhập về khi lưu thông ra thị trường được kiểm tra nghiêm ngặt, chịu trách nhiệm với người tiêu dùng trong nước.
1.3. Hãng tàu – giao nhận – vận tải
Trong vận tải đường biển , không thể không nhắc tới vai trò của hãng tàu là các hãng cho thuê container chứa hàng hóa và cho thuê tàu để vận chuyển hàng hóa tới Việt Nam. Đối với Intimex, làm việc với các hãng tàu là một khâu bắt buộc trong quy trình nhập hàng thực phẩm đông lạnh do toàn bộ hàng hóa của công ty đều được kí kết vận tải bằng đường biển.
Do hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Intimex và đối tác được kí theo giá CIF nên công ty không được quyền chỉ định hãng tàu vận tải hàng cho mình, quyền đó được trao cho người bán tự book tàu để vận tải.
Tuy nhiên mỗi hãng tàu đều có những đặc điểm riêng biệt về giá cả lưu cont, về cách thức giao D/O để nhận hàng, về thời gian freetime để người nhập khẩu có thời gian chuẩn bị nhận hàng, về mức giá cược container khi đem hàng về kho bảo quản… ví dụ MEARSK SEALAND freetime là 3 ngày kể từ ngày tàu cập cảng, miễn phí cược cont,tự thu tiền điện lạnh, CMA CGM cho free 4 ngày kể từ ngày tàu cập nhưng lại yêu cầu khách hàng cược cont là 2triệu đồng /cont40’ kèm theo điều khoản phải trả container ngay trong ngày kéo hàng về kho….rất nhiều các điều khác biệt mà trong quá trình làm việc , Intimex đã nhận ra dịch vụ hàng nhập của hãng tàu nào là tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí để mang lại hiệu quả cao. Nhưng Intimex cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu hàng đông lạnh khác, bị động trong vấn đề này do điều khoản CIF không cho phép nhà nhập khẩu thuê tàu.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc các hãng tăng phí lưu cont, tiền điện… là điều mà các doanh nghiệp VN tiên đoán trước, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt nam phải tính toán cho hợp lí cũng như can thiệp mạnh với đối tác bên nước ngoài để sao cho hãng tàu họ thuê vận tải hàng phải an toàn, khi về đến Việt Nam sẽ được hưởng một mức giá hợp lí nhất cho các dịch vụ.
1.4. Vấn đề tỷ giá.
Như chúng ta đã biết, ngày 17/08/2010, Ngân hàng nhà nước đã quyết định tăng tỉ giá liên ngân hàng .Thông báo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhằm góp phần kiềm chế nhập siêu, ngày 17/8/2010, cơ quan này thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng cho ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trước đó, ngày 11/2/2010, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544 VND và cố định từ đó cho đến nay.
Với sự điều chỉnh trên, với biên độ +/-3%, mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa 19.100 VND trước đó.
Các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá USD bán ra kịch trần với 19.100 VND, theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng 18.544 VND và biên độ +/-3%. Giá USD mua vào cũng đã được đẩy sát giá bán ra. Trên thực tế, tại một số ngân hàng, giá mua vào và bán ra những ngày qua đã ngang bằng nhau.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ, áp lực trả nợ sẽ gia tăng trong bối cảnh đi vay ngoại tệ là khó khăn như hiện nay.
Đối với Intimex,để đáp ứng lượng ngoại tệ đi vay để thanh toán tiền hàng cho khách nước ngoài , công ty đã có cách đối phó là dùng chính lượng ngoại tệ của lĩnh vực xuất khẩu, với sản lượng Xuất khẩu hàng năm các mặt hàng nông sản của công ty là rất lớn, Intimex tự tin với nguồn ngoại tệ của mình, tạo thế vững chắc cho hàng nhập, góp phần cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top