Fitzpatrick

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Bản sắc văn hóa Việt Nam

Từ xa xưa đối với Việt Nam, văn hóa không chỉ là một nhân tố trong phát triển mà còn là một điều kiện quyết định sự sống còn của cả dân tộc. Hàng ngàn năm qua, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của đấu tranh chống sự tàn bạo của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược, vũ khí quan trọng nhất để dân tộc Việt Nam vượt mọi khó khăn, đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù xâm lược chính là tinh thần, hay nói đúng hơn là sức mạnh của văn hóa. Sức mạnh này là khối đại đoàn kết của 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường, là tình yêu thương gắn bó với nhau, là ý chí dũng cảm và đầu óc sáng tạo trong lao động, chiến đấu và học tập, đó cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tôn giáo là một thành tố của văn hóa, tôn giáo (chính thống) bao giờ cũng khuyên người ta làm điều thiện, đó là lý tưởng, khát vọng muôn đời của nhân loại.
Trong văn hóa có 3 cột trụ "vĩnh hằng" đó là: Chân - Thiện - Mỹ; Chân - Thiện - Mỹ có mặt trong tất cả hoạt động văn hóa, riêng cái thiện thể hiện
rõ nhất.
Hồ Chí Minh đã có một câu nói như một sự khái quát sâu sắc của tinh thần Việt Nam trong mối quan hệ giao lưu văn minh giữa dân tộc và nhân loại, giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây.
"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta...
tui cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy".
Thành công của Hồ Chí Minh là biết kết hợp giá trị dân tộc với giá trị nhân loại để xây dựng một giá trị phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Trong phạm vi thế giới gần đây xuất hiện nhiều tôn giáo mới nhưng lại không khuyên người ta làm điều thiện, không thể gọi những biểu hiện, những hiện tượng đó là tôn giáo nếu nó tuyên truyền khủng bố, giết chết con người. Do đó, khi nghiên cứu về tôn giáo bao giờ cũng phải gắn với giá trị văn hóa của một dân tộc và khi gắn với điều kiện lịch sử văn hóa của dân tộc thì chúng ta sẽ giải thích được nhiều câu hỏi lớn vì sao một tôn giáo nào đó lại nảy sinh ở một dân tộc nào đó và vì sao trong lịch sử phát triển của một dân tộc, 1 tôn giáo nào đó thường tồn tại một cách dai dẳng lâu dài.
Việt Nam chúng ta trong một thời gian khá dài Phật giáo đóng vai trò khá quan trọng, thậm chí có những giai đoạn nó trở thành "quốc giáo" như thời Lý - Trần. Điều này có lý do của nó.
Trung Quốc có một nền văn minh rất rực rỡ trên 5000 năm, nổi tiếng nhất là học thuyết Nho giáo. Nhưng nhân dân Việt Nam thời xưa không hưởng ứng sự du nhập của nho giáo và văn minh Trung Quốc. Bởi những thứ này do chính quyền xâm lược đưa vào Việt Nam và sử dụng như vũ khí thống trị. Tình hình đổi khác khi Việt Nam giành được chủ quyền lãnh thổ. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiếp nhận Nho giáo như một hệ tư tưởng nhằm ổn định chính trị và quản lý xã hội. Trong một nước Việt Nam độc lập và phát triển những giá trị được tiếp nhận từ bên ngoài và phù hợp với văn hóa đạo đức của người Việt Nam sẽ được tiếp nhận nhưng đồng thời nó cũng được Việt Nam hóa. Phật giáo là từ ấn Độ và Trung Quốc truyền vào Việt Nam, tư tưởng của đạo Phật là từ bi, bác ái, nhưng phải nói thêm rằng, tình yêu thương giữa người và người trên đất nước Việt Nam không phải do Phật giáo từ bên ngoài vào mà trước hết đó là những phẩm chất nảy sinh từ hoàn cảnh xã hội Việt Nam, trở thành một yêu cầu đạo đức, một điều kiện để tồn tại trước những thử thách ghê gớm của thiên nhiêm và địch họa.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu tôn giáo - văn hóa Việt Nam chúng ta phải lưu ý một đặc đểm ít có dân tộc nào trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, đồng thời cũng thiết tha với khát vọng hòa bình như Việt Nam. Chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao lại gươm thần, nơi này ngày nay là Hồ Hoàn Kiếm giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo đừng bao giờ tách rời một tôn giáo cụ thể với những giá trị truyền thống của dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mãnh liệt thì vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc lại nổi lên và nó đòi hỏi sự quan tâm của tất cả cộng đồng dân tộc. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà chưa bao giờ vấ đề văn hóa dân tộc lại trở thành một ngọn cờ. Toàn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu lôi cuốn các dân tộc vào cuộc đua tranh nhưng toàn cầu hóa lại chứa đựng đầy rẫy những bất công. Mâu thuẫn về quyền lợi đang diễn ra giữa các nước giàu và nghèo, mạnh và yếu, Bắc và Nam. Nguyện vọng của các dân tộc, lương tri của loài người đòi hỏi toàn cầu hóa phải được nhân đạo hóa và hướng vào mục tiêu chung, thực hiện những giá trị tốt đẹp nhất mà loài người từng mong ước. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, văn hóa dân tộc đang có nguy cơ bị mai một và bị suy yếu.
Cách chúng ta 150 năm, trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848), Mác và Ăngghen đã dự báo xu thế toàn cầu hóa: "Nhờ sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, lực lượng tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nó tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ, hàng hóa tư bản có mặt khắp nơi và nó chọc thủng mọi hàng rào thuế quan, phá hủy mọi biên giới quốc gia và dẫn đến sự biến động lớn trong đời sống tinh thần", sự biến động đó là gì? "tài sản tinh thần của một quốc gia sẽ trở thành tài sản chung của mọi quốc gia và các nền văn hóa nghệ thuật dân tộc sẽ được thay thế bằng một nền văn hóa nghệ thuật thế giới". Như vậy, phạm trù "dân tộc" sẽ ngày càng thu hẹp, mai một đi và điều đoán của Mác đã trở thành hiện thực ở thế giới ngày nay, dù khi ấy chưa xuất hiện khái niệm toàn cầu hóa.
Vậy toàn cầu hóa là gì?
Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào cuối những năm 1980 và đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới. Cũng trong thời điểm chuyển đổi ấy, khái niệm "toàn cầu hóa" bắt đầu hình thành, và được sử dụng một cách phổ biến. Những quan hệ, liên kết vượt lên trên quốc gia, đôi khi người ta cách điệu thành "siêu quốc gia" ấy, được gọi là quá trình quốc tế hóa. Đa số bắt nguồn từ cơ sở kinh tế, nhưng cũng có những quan hệ được dựng lên bởi những tham vọng, lý tưởng chính trị không có nguồn gốc từ những cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực. Những quốc gia dân tộc đã thực sự trưởng thành đến lúc tham gia một cách có ý thức vào một quá trình mới, hình thành hệ thống thế giới. Nó mở đường cho sự hình thành một hệ thống toàn thế giới. Về mặt khái niệm, đó là lúc khái niệm "quốc tế hóa" được thay thế bởi khái niệm "toàn cầu hóa".

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top