deptraicuto

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng cư trú trên dải hình chữ S, mỗi
dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được kết tinh cùng với lịch sử trong
quá trình hình thành và phát triển. Cùng với dòng chảy thời gian và những
biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động và biến đổi
theo những quy luật nhất định, với sự đan xen giữa những yếu tố cũ và yếu tố
mới tạo nên những nét độc đáo riêng, đồng thời góp phần xây dựng nền văn
hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Ngày nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa vừa tạo ra những cơ hội lớn
cho sự phát triển mỗi dân tộc, đồng thời cũng xuất hiện không ít những thách
thức, khó khăn nguy cơ về sự đồng hóa văn hóa, sự đánh mất bản sắc văn hóa
và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Do đó, việc khẳng định hệ giá
trị đang là một vấn đề có tính cấp thiết, vừa có tính thời sự, vừa có tính lâu
dài. cần có chủ trương chính sách cụ thể trong việc giữa gìn và bảo
tồn các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Khẳng định tầm quan trọng
của vấn đề, tại Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và Nghị quyết Trung
ương IX khóa XII, Đảng ta đã khẳng định xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Vĩnh Phúc cũng là nơi định cư của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong đó có người Sán Dìu, cư trú rải rác chủ yếu trung du miền núi của tỉnh.
Trong quá trình lịch sử, đồng bào người Sán Dìu chọn nơi có địa hình bán sơn
địa để định cư. Sống bên cạnh bên cạnh dân tộc Kinh, Dao và Cao Lan.
Nhưng người Sán Dìu đã sớm xây dựng cho mình bản sắc văn hóa, độc đáo
mang dấu ấn của tộc người nhằm khẳng định vị thế của mình. Tuy nhiên, trước sự tác động của toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đã làm
mai một bản sắc văn hóa hóa dân tộc Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa
dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Điều này đã đạt ra vấn đề hết sức
cấp bách trong công tác giữ gìn bản sắc văn hóa hiện nay.
Với những lý do như trên, tui mạnh dạn chọn đề tài “Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh
hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa đang là một vấn đề nổi trội được nhiều nhà khoa học quan tâm
và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: Dân tộc học, văn hóa học,
triết học. Bàn về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc phải kể đến một số công
trình nghiên cứu sau:
Nhóm nghiên cứu về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc:
Trong cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc (Nxb.Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 1998), tác giả đi vào phân tích và làm sáng tỏ khái niệm
văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc và mối quan hệ giữa các không gian văn
hóa. Từ đó đi đến khẳng định:“văn hóa nào cũng cần có sự giao tiếp để
phát triển”. [37,tr.16]
Bàn về văn hóa, còn phải kể đến công trình nghiên cứu “Cơ sở văn
hóa Việt Nam” của Trần Quốc Vượng (chủ biên), (Nxb. Giáo Dục, 2008).
Cuốn sách giới thiệu đến về các quan niệm về văn hóa và các đặc điểm của
văn hóa Việt Nam trong quá trình tiếp biến văn hóa nhân loại. Qua đó,
khẳng định sự giao lưu văn hóa, cần có chính sách giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, cuốn“Văn hóa bản sắc văn hóa dân tộc” của tác giả Hồ
Bá Thâm (Nxb. Văn hóa thông tin. Hà Nội, 2012). Tác giả đã làm rõ bản chất,
đặc trưng của văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc và còn chỉ ra những thách

thức khó khăn trong điều kiện giữ gìn, phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay
trước sự tác động của kinh tế thị trường.
Ngoài ra, khi nghiên cứu về “Văn hóa Việt Nam trên con đường giải
phóng, đổi mới hội nhập và phát triển” tác giả Đỗ Huy, (Nxb. Thông tin -
Truyền thông, 2013). Được tác giả trình bày hành trình của quá trình giải
phóng, đổi mới và dự báo về bước phát triển mới của văn hóa Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập và đưa ra những giải pháp cụ thể.
Nghiên cứu về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có“Bản sắc văn
hóa dân tộc Mông và giải pháp giữ gìn và phát huy các giá trị của nó ở Việt
Nam hiện nay” của Hoàng Xuân Lương. Luận án tiến sĩ Triết học, (Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2002). Tác giả đã tập trung vào khai thác
những đặc điểm hình thành và những đặc trưng của bản sắc dân tộc Mông và
đưa ra cái nhìn mới về bản sắc dân tộc Mông trước những tác động của kinh
tế thị trường.
Ngoài những nghiên cứu về bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số phải
kể đến “Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Mường ở tỉnh Phúc Thọ hiện nay” của Đinh Thị Hoa. Luận văn thạc sĩ
Triết học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006). Luận
văn đã phân tích rõ về khái niệm văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Mường
qua các giá trị vật chất và giá trị tinh thần dước góc độ triết học.
Mặc dù, khai thách ở nhiều góc độ khác nhau, song các tác giả đều làm
rõ khái niệm văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần. Bên cạnh
đó, khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc trong thời kỳ đổi mới ở nước ta và đề ra các giải pháp.
Nhóm những công trình nghiên cứu về về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam
và dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc.

Bàn về bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu, phải kể đến cuốn “Người Sán
Dìu ở Việt Nam” của Ma Khánh Bằng (Nxb. Khoa học xã hội, 1983). Cuốn
sách được tác giả giới thiệu khái quát về dân tộc Sán Dìu, các hoạt động kinh
tế, sinh hoạt vật chất và một số tục lệ trong đời sống hàng ngày.
Trong cuốn“Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc” của tác giả Lâm
Quý, (Ban Dân tộc – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc xuất bản
năm 2009).Trong cuốn sách này, tác giả đã thể hiện theo tinh thần khảo cứu
dân tộc học về lịch sử dân cư, tập quán sản xuất, sinh hoạt xã hội, ngôn ngữ,
chữ viết, kiến trúc – mỹ thuật – âm nhạc dân gian, phong tục, lễ hội... nhằm
giúp người đọc có cách nhìn tổng quan về văn hóa các dân tộc ở Vĩnh Phúc
với bản sắc truyền thống riêng. Tác giả cũng đồng thời thông báo những nguy
cơ làm phai nhạt bản sắc các dân tộc thiểu số. Từ đó khuyến nghị một số vấn
đề về giữ gìn, bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của các
dân tộc Sán Dìu, Cao Lan và Dao ở Vĩnh Phúc.
Bên cạnh đó, cuốn “Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người
Sán Dìu ở Việt Nam” của Diệp Trung Bình, (Nxb Văn hóa dân tộc, 2011). Tác
giả làm rõ những đặc điểm văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam.
Đưa ra những so sánh và những giá trị truyền thống và hiện đại, những biến đổi
lớn trong bản sắc văn hóa của người Sán Dìu ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về “Dân tộc Sán Dìu ở
tỉnh Vĩnh Phúc” của Lâm Quang Hùng, (Nxb. Khoa học và Công nghệ, 2011).
Tác giả đi khai thác những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở
tỉnh Vĩnh Phúc qua một số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể dưới góc độ
dân tộc học. Tác giả hướng tới khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn
các giá trị của dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới.
Về cuốn “Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc” của Lâm
Quang Hùng (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2013), được đề cập đến bởi những

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc ở tỉnh Hải Dương trong bối cảnh kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0
A Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội đền Hùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường Kinh tế chính trị 0
O Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việ Kinh tế chính trị 0
Z Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng quan điểm Mácxít về phủ định biện chứng vào việc giữ gìn và phát huy văn hoá Tày ở Cao Bằng Kinh tế chính trị 0
H Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc H’Mông ở Văn hóa, Xã hội 0
N Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Kinh Bắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
V Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thá Văn hóa, Xã hội 0
K Vai trò của báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam hôm nay Văn học 0
B Vai trò của Liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top