o0denias0o

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tổng quan về bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc: khái niệm văn hóa, bản sắc văn hóa và người Thái ở Tây Bắc cũng như bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Trình bày mối quan hệ biện chứng giữ văn hóa và phát triển kinh tế, những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc đến bản sắc văn hóa người Thái, cũng như những ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Thái đến sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc trong điều kiện mới. Đưa ra những đề nghị: xây dựng nơi lưu trữ, bảo tàng, trưng bày, biểu diễn những nét hay đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc Thái, tổ chức các ngày hội văn hóa Thái; xây dựng và phát triển chữ viết, ngôn ngữ dân tộc Thái để bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc; triển khai và nhân rộng các mô hình bản văn hóa đã có như: bản Lác (Mai Châu, Hòa bÌnh), bản văn hóa dân tộc Thái Đen (Chiềng Cơi, thị xã Lai Châu)
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn hoá vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã
hội. Con người ra đời cùng với văn hoá, trưởng thành nhờ có văn hoá, hướng
đến tương lai cũng từ văn hoá. Văn hoá của một dân tộc trước hết thể hiện ở
bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện thông qua hệ giá trị của văn
hoá dân tộc, đến lượt nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành
động của con người. Giá trị văn hoá là thước đo trình độ phát triển và đặc tính
riêng của mỗi dân tộc. “Một dân tộc thiếu văn hoá chưa phải là một dân tộc
thực sự hình thành, một nền văn hoá không có bản sắc dân tộc thì nền văn hoá
ấy không có sức sống thực sự của nó” [14, 16]. Và như vậy, trong bối cảnh
toàn cầu hoá cái làm nên sức mạnh thời đại cho một dân tộc làm cho xã hội
hiện đại, văn minh không chỉ là công nghệ, kinh tế mà còn và hơn nữa là văn
hoá.
Ở Việt Nam vấn đề này cũng được các nhà nghiên cứu xã hội, nghiên
cứu văn hoá, các nhà hoạch định chính sách lưu tâm tới. Bắt đầu từ “Đề
cương văn hoá Việt Nam” 1943, đến việc tổ chức Liên Hợp Quốc phát động
“thập kỷ phát triển văn hoá” trên toàn thế giới vào những năm cuối của thế kỷ
XX, đến các nghị quyết và văn kiện Đảng của các kỳ Đại Hội trong những
năm gần đây về “phát huy và giữ gìn nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc” đã
chứng minh điều đó. Nhưng một quốc gia đa sắc tộc như Việt Nam với 54
dân tộc tạo nên một nền văn hoá rất đậm đà bản sắc, thì việc nghiên cứu bản
sắc văn hoá của từng dân tộc là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng
góp phần tạo dựng sự phát triển kinh tế xã hội đồng đều ở nước ta. Người
Thái, một dân tộc có số dân đông thứ 2 trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta,
sống nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc. Như mọi dân
tộc khác, người Thái đã sớm hình thành một nền văn hoá rất riêng và đặc sắc.
Nền văn hoá ấy không những chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong
cộng đồng người Thái, mà còn góp phần làm phong phú thêm những giá trị
cho nền văn hoá đa dân tộc ở Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu
hoá hiện nay đang lôi cuốn Tây Bắc - nơi có hơn 1 triệu người Thái đang
sinh sống – vào những vấn đề rất cấp bách. Sự phát triển kinh tế một cách
mạnh mẽ đem lại cho người Thái nhiều cơ hội để nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của mình, nhưng nền văn hoá tộc người lại có khuynh hướng bị
mai một dần. Vấn đề đặt ra là cần nhận thức một cách rõ ràng mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế và văn hoá, cụ thể ở đây là phát triển kinh tế vùng
Tây Bắc và bản sắc văn hoá dân tộc Thái. Khi giải quyết được vấn đề này một
cách đúng đắn sẽ phát huy tốt những vai trò của văn hoá Thái, tạo thành động
lực quan trọng, giúp Tây Bắc có thể phát triển kinh tế một cách nhanh và
mạnh mẽ để theo kịp các khu vực khác, mang lại một sự phát triển đồng đều
cho đất nước. Thấy được sự cấp bách của vấn đề nghiên cứu văn hoá các tộc
người, nhất là với người Thái, một dân tộc chiếm vị trí khá quan trọng trong
sự phát triển chung của Tây Bắc. Chúng tui hoàn toàn không có kỳ vọng phân
tích toàn diện khái niệm “bản sắc văn hoá Thái”, chỉ cố gắng đưa ra những
suy nghĩ của mình về bản sắc văn hoá từ góc độ triết học qua đó xác định bản
sắc của văn hoá dân tộc Thái. Cách tiếp cận như vậy phần nào cho phép làm
rõ vai trò động lực của văn hoá Thái trong phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề
bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Thái trong điều kiện kinh tế thị trường.
Là một người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, là một đứa con của
dân tộc Thái, bản thân tui hơn ai hết thấy được những sự thay đổi của văn hoá
Thái trước những biến động của cuộc sống. Bên cạnh đó, tui cũng muốn
nghiên cứu thêm để tìm hiểu những vai trò của văn hoá Thái trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Cũng chính vì những lý do đó mà tui lựa
chọn đề tài “Bản sắc văn hoá của dân tộc Thái trong điều kiện đổi mới và
phát triển kinh tế vùng Tây Bắc” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành
Triết học. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ này, tui tập trung vào vấn đề sự
tương tác giữa bản sắc văn hoá của dân tộc Thái và sự phát triển kinh tế xã
hội của Tây Bắc. Từ đây có thể lý giải cho câu hỏi: Có phải nền văn hoá Thái
thực sự có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển cho Tây Bắc và ngược lại
những đổi mới của kinh tế tác động như thế nào đến nền văn hoá Thái ? Từ đó
có thể góp phần giải quyết những khó khăn của khu vực Tây Bắc trong bối
cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay. Làm sao để giữ
được những truyền thống văn hoá mang giá trị tốt đẹp, mà vẫn đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để theo kịp tiến trình phát triển chung của
các khu vực khác trong cả nước, vì sự tiến bộ của Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Các vấn đề về văn hoá, bản sắc văn hoá cũng như văn hoá các tộc
người đã được nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau.
Nghiên cứu dưới góc độ lý luận chung về văn hoá và bản sắc văn hoá
có những tác phẩm tiêu biểu sau:
“Văn hoá Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận” (2003) của Lê Ngọc
Trà, Nxb Giáo Dục Hà Nội. Đây là tác phẩm tập hợp những bài tham luận
được trình bày tại Hội thảo khoa học “Đi tìm đặc trưng của văn hoá Việt
Nam” năm 2000. tham gia hội thảo có nhiều chuyên gia hàng đầu về văn
hoá như Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Sơn Nam, Cao Xuân Hạo, Dương
Trung Quốc… Tác phẩm này đưa ra nhiều những nhận định sâu sắc về vấn
đề văn hoá và bản sắc văn hoá, đi từ cái nhìn chung nhất đến nhìn từ nhiều
góc độ khác nhau, và cuối cùng là nhìn văn hoá Việt Nam trong giao lưu,
hội nhập, phát triển đất nước.
“Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới” (2005) của Phan Ngọc, Nxb
VHTT, Hà Nội. Đây là tác phẩm mà Phan Ngọc đã trình bày rất nhiều phương

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top