moly_fashion

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi theo xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên quy mô lớn.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện đại và mạng thông tin toàn cầu, “ngôi nhà” thế giới dường như trở nên
nhỏ bé hơn. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn bão lốc
cuốn hút hầu hết tất cả các cá nhân, quốc gia, dân tộc, châu lục và toàn thể
nhân loại vào vòng xoáy vận mệnh của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã chỉ ra:
“Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều
yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là
các nước đang phát triển” [19, Tr 78].
Thực tế, toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nó không chỉ
giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như
văn hoá, chính trị, xã hội và đang đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự
hội nhập và phát triển, đồng thời cũng là những thách thức lớn đối với vấn đề
bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia. Hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa
đã đem lại cho chúng ta cơ hội phát triển kinh tế, giao lưu, làm giàu thêm nền
văn hóa dân tộc. Song bên cạnh đó, vấn đề xói mòn, hủy hoại các giá trị
truyền thống, nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc – đánh mất sức mạnh
nội sinh to lớn, cũng là những bài toán khó được đặt ra trong tình hình mới
hiện nay.
Dòng chảy toàn cầu hoá cùng với những nghịch lý của nó mở ra những
xu hướng vận động khác nhau cho các quốc gia, dân tộc thông qua sự giao
lưu, nhất là sự giao lưu văn hóa. Bất luận tham gia chủ động hay buộc phải
cuốn theo một cách bị động vào quá trình toàn cầu hoá thì văn hóa dân tộc
đều phải tiếp xúc, giao thoa với các nền văn hóa khác trên thế giới. Theo đó,
các nền văn hoá đang xích lại gần nhau hơn, tạo ra ảo biến hai mặt: dung hòa,
thâm nhập, tiếp biến văn hóa và những sự xung đột, sự đồng hoá, hay sự “hoà
tan” văn hoá, sự “nhạt nhòa” bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng do chính quá
trình đó, nhiều lúc ta bắt gặp những đặc điểm của nước này trong nước khác,
song, có thể nhận ra từng quốc gia bởi chính nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc
của họ. Bản sắc văn hóa là sức mạnh nội sinh của mỗi dân tộc mà chính mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia cần nhận thức đúng về nó nhằm mang lại định hướng
hoạt động đúng đắn góp phần phát huy nguồn sức mạnh này, đưa quốc gia,
dân tộc đi lên một vị trí mới, phát triển hơn về mọi mặt.
Toàn cầu hóa làm biến đổi bản sắc văn hóa, khiến bản sắc văn biến
động theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều
nhận thấy và áp dụng những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, phát huy những
ảnh hưởng tích cực do toàn cầu hóa mang lại, đồng thời hạn chế những tác
động tiêu cực của nó. Việt Nam chúng ta cũng không thể nằm ngoài quy luật
phát triển chung đó của nhân loại. Trong những năm qua, toàn cầu hóa ảnh
hưởng sâu rộng tới chúng ta, mang lại những sự thay đổi tất yếu trên nhiều
lĩnh vực. Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là sự đổi mới trong
chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, quá trình hội nhập, giao lưu đã
được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hoá. Chúng ta đã tiếp
thu những tinh hoa, nét tích cực của văn hoá các dân tộc trên thế giới để làm
phong phú thêm cho nền văn hóa của mình. Tuy nhiên cũng chính những yếu
tố “ngoại lai” đó đã phần nào làm mờ nhạt đi bản sắc văn hoá dân tộc. Sự
thay đổi những chuẩn mực, hành vi đạo đức, lối sống thực dụng, những tệ nạn
xã hội…và sự “quay lưng” với truyền thống, với quá khứ là một trong số
những biểu hiện của thực trạng phai nhạt bản sắc văn hóa và xuống cấp về
mặt đạo đức xã hội.
Phải khẳng định rằng, từ xưa đến nay bản sắc văn hóa dân tộc làm nên
sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng
gió, thác ghềnh để không ngừng phát triển, lớn mạnh và khẳng định được vị
thế trên trường quốc tế. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta đến với thế
giới. Đúng như lời khẳng định: “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một
dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền
văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [14, Tr 16]. Văn hóa chính là
vốn quý của chúng ta. Vì thế, để bảo vệ cái quý báu ấy cũng như để không
đánh mất chính mình thì việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc trở thành
một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là điều kiện để phát triển lành mạnh con
người và xã hội mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững
và tiến bộ của đất nước.
Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xây dựng chiến lược giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó, “văn hóa được coi là nền
tảng của tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã
hội” [18, Tr 51]. Trước tình hình đó, vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa nói chung và việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa nói riêng là vấn đề mang tính thời sự,
cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn và để góp thêm cơ sở cho
việc chủ động đón nhận những thời cơ, khắc phục những thách thức đối với
bản sắc văn hóa do toàn cầu hóa đem lại, chúng tui quyết định chọn vấn đề
“Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top