Belden

New Member

Download miễn phí Luận văn Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào





Trong giai đoạn năm 1996 đến nay là giai đoạn mà tỉnh Bó Kẹo đã triển khai nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ VI (18-3-1996), lần thứ VII (2-3-2001) của Đảng NDCM Lào, nội dung phát triển kinh tế - xã hội lần thứ IV - V của Chính phủ và thực hiện nội dung Nghị quyết Đại hội lần thứ II (23-3-1999) của Đảng bộ tỉnh Bó kẹo nói chung và thực hiện 8 chương trình ưu tiên của Chính phủ và 10 chương trình ưu tiên của tỉnh nói riêng, nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh ngày càng mạnh mẽ. Những nội dung ưu tiên của Chính phủ:
+ Chương trình sản xuất lương thực - thực phẩm.
+ Chương trình sản xuất hàng hoá.
+ Chương trình chấm dứt phá huỷ cây rừng làm nương và định canh, định cư.
+ Chương trình phát triển nông thôn toàn diện.
+ Chương trình chấn hưng con người.
+ Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ế quan trọng với kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất định Đảng NDCM Lào sẽ đề ra được những chính sách thích hợp nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại cả nước nói chung và Bó Kẹo nói riêng.
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bó Kẹo chủ yếu là của hộ gia đình nông dân, Nhà nước khuyến khích nông dân tiến hành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, chuyển từ lực lượng sản xuất truyền thống thô sơ, phụ thuộc vào tự nhiên sang lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, chuyển sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất mang tính xã hội, nghĩa là nông dân vừa sản xuất cho mình; vừa sản xuất hàng hoá để bán. Trong những năm đổi mới, ở tỉnh Bó Kẹo, Đảng bộ và chính quyền cấp tỉnh đã quan tâm khuyến khích tạo điều kiện cho nông dân sản xuất hàng hoá nông nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống thuỷ lợi, xây dựng giao thông vận tải, xây dựng chợ mua bán sản phẩm nông nghiệp, xây dựng ngân hàng khuyến nông để cho nông dân vay vốn bằng hiện vật và tiền tệ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ lãi thấp. Mặt khác, Nhà nước đã đưa cán bộ chuyên môn nông - lâm nghiệp tổ chức tuyên truyền giới thiệu và giúp đỡ nông dân vận dụng lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, nhất là lĩnh vực trồng trọt.
Trong 5 năm (2000 - 2005) phong trào sản xuất nông nghiệp của nông dân đã sôi nổi, phong trào ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới đã phát triển rộng rãi, sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên chiếm 55,33% của GDP, cuộc sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn.
Diện tích ruộng tăng 13.098 ha năm 2005 so với năm 2000, tăng 27% trong đó diện tích lúa mùa 12.498 ha năm 2005 so với năm 2000 tăng 2.309 ha bằng 23%, diện tích lúa chiêm tăng 600 ha năm 2005 so với năm 2000 tăng gấp 11 lần. Tổng sản lượng tăng 56.719 tấn năm 2005, so với năm 2000 (49.385) tăng 7.334 tấn bằng 15 %, bình quân đầu người 391 kg/người.
Thúc đẩy nông dân trồng trọt và chăn nuôi, diện tích sản xuất hàng hoá 8.085 ha, năm 2005 so với năm 2000 tăng gấp 8 lần, sản lượng bằng 30.000 năm 2005, so với năm 2000 tăng 83%. Chăn nuôi của nông dân hiện tại có số con trâu 20.812 con năm 2005, giảm 25% so với năm 2000, bò 24.123 con; năm 2005 so với năm 2000 tăng 48%, gia cầm, thuỷ cầm 369.489 con năm 2005, so với năm2000 giảm 32%.
Mạng lưới thuỷ lợi vừa và nhỏ thô sơ tổng số 1.352 chi nhánh, có thể phục vụ cho diện tích tưới tiêu được 10.475 ha mùa mưa trong đó thuỷ lợi kiên cố 48 chi nhánh tưới tiêu được 7.497 ha [37, tr.8].
- Đặc điểm sản xuất công nghiệp và dịch vụ:
Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10,18%. Một số sản phẩm tăng trên địa bàn có tốc độ tăng nhanh, nhà máy, xí nghiệp tổng số 76 xưởng, trong đó quy mô xưởng, quy mô vừa 13 xưởng; quy mô nhỏ 63 xưởng. Nhà máy lắp ráp xe máy 1 xưởng có tổng giá trị đầu tư là 1.620 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 16.917 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 18.870 tỷ kíp. Có xí nghiệp lắp đặt bật lửa ga 1 xưởng, tổng giá trị đầu tư 5.405 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.701 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 2.530 tỷ kíp. Các xí nghiệp chế biến 70 xưởng, tổng giá trị đầu tư 28.759 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.588 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 2.603 tỷ kíp [37, tr.11].
Về mạng lưới điện hiện nay hai huyện được tiêu dùng điện 96 bản chiếm 27% trong tổng số 135 bản của tỉnh.
Về mạng lưới giao thông: trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã có chính sách tập trung vốn và huy động vốn trong dân để xây dựng những tuyến đường liên huyện, liên bản và liên tỉnh. Hiện nay cả tỉnh có tất cả 35 cây cầu (trong đó có 10 cầu bê tông, 5 cầu sắt, 50 cầu gỗ) với chiều dài 203 km, tổng số xây dựng 92,48 tỷ kíp, trong đó vốn của nước ngoài 59,68 tỷ kíp. Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bó Kẹo tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá trong cả hai mùa.
Mạng lưới thông tin liên lạc của tỉnh Bó Kẹo đến nay nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém. Mạng lưới này tuy đã đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc cho việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu của an ninh quốc phòng, nhưng vẫn còn rất lạc hậu. Đến năm 2005 số điện thoại trên toàn tỉnh mới được khoảng 3% dân số kể cả điện thoại của cơ quan nhà nước. Toàn tỉnh hiện nay có 5 bưu cục, do vậy có rất nhiều làng chưa có điện thoại. Do vậy có thể nói hệ thống thông tin liên lạc cần được mở rộng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, cũng như yêu cầu của an ninh quốc phòng.
- Đặc điểm thị trường:
Thị trường Bó Kẹo đa dạng và phong phú, nhất là trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp tiểu thủ của địa phương, cả trong nước và nước ngoài nên dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu có thị trường, có thị trường vừa và nhỏ.Hoạt động thương mại trên địa bàn hiện nay mới chỉ đáp ứng được 30-35% nhu cầu đó. Bó Kẹo có biên giới giáp Thái Lan, Myanma và gần Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, phần lớn là hàng hoá nhập khẩu do sản xuất trong nước chưa phát triển nói chung Bó Kẹo nói riêng. Cho nên thị trường trên địa bàn tỉnh, thị trường nông thôn và thị trường vùng sâu, vùng xa đều là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài chiếm trên 90%. Sản phẩm nông nghiệp - công nghiệp sản xuất phục vụ trong tỉnh đáp ứng được chỉ có gạo, nước uống, gạch, thịt trâu, thịt bò và thịt lợn, sản xuất một số lương thực thực phẩm theo mùa như các loại rau. Thị trường vốn ở Bó Kẹo cũng có bước phát triển. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống ngân hàng chuyên doanh như: Chi nhánh ngân hàng phát triển, chi nhánh ngân hàng khuyến nông và dịch vụ. Năm 2003 - 2004 tổng vốn huy động tại chỗ đạt 41,39 tỷ kíp, tổng vốn cho vay các thành phần kinh tế đạt 1,7 tỷ kíp. Nhìn chung hoạt động thị trường vốn đảm bảo chính sách của nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân.
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại
2.1.2.1. Thuận lợi
Một là, Bó Kẹo nằm trên trục quốc lộ A3, trục giao thông đường bộ huyết mạch nối cửa khẩu với các tỉnh miền Bắc của Vương quốc Thái Lan và Myanmar và trở thành trung tâm xuất - nhập khẩu hàng hoá của các tỉnh Bắc trong nước. Bó Kẹo có vùng đồng bằng và núi cao có điều kiện phát triển nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Với đặc điểm của mọi tiểu vùng khí hậu ôn đới, là địa hình lý tưởng cho quy hoạch một khu du lịch rộng lớn với hang động, sông suối dạng "sơn thủy hữu tình".
Hai là, Bó Kẹo có điều kiện để vận chuyển hàng hoá không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của tỉnh mà còn có điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá với Luông Pha Bang, tỉnh Luông Nam Tha, tỉnh U Đôm Xay và công hoa nhân Trung Quốc. Khi quy mô của lưu thông h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Tiên Thanh, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trường THCS Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
D Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương trong công ty cổ phần may Đáp Cầu Luận văn Kinh tế 0
T Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu - Chi bảo hiểm xã hội Luận văn Kinh tế 0
R một số giải pháp đổi mới công tác quản lí thiết bị dạy học ở các trường thcs thuộc các huyện khó khă Luận văn Sư phạm 0
N Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top