huylavico

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty chứng khoán Công thương





 
 
 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 2
1.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán 2
1.1.1. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường 2
1.1.2. Nguyên tắc hoạt đông của thị trường chứng khoán 4
1.1.3. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 5
1.1.4. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 6
1.2. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán 7
1.2.1.1. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán 8
1.2.1.2. Các loại công ty chứng khoán 11
1.2.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán 12
1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán 13
1.2.2.1. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán 14
1.2.2.2. Các nghiệp vụ phụ trợ của công ty chứng khoán 17
1.2.3. Nguyên tắc hoạt đông và đạo đức nghề nghiệp 18
1.3. Hiệu quả hoạt đông của công ty chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng 21
1.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán 21
1.3.1.1. Chỉ tiêu định lượng 21
1.3.1.2. Chỉ tiêu định tính 22
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
của chứng khoán 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 26
2.1. Hoạt đông của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua 26
2.2. Khái quát công ty chứng khoán ngân hàng công thương Việt Nam 29
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam 29
2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty chứng khoán ngân hàng
Công thương 30
2.2.1.2. Các lĩnh vực hoạt đông 30
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán Công thương
Việt Nam 31
2.2.2. Thực trạng hoạt đông kinh doanh của công ty 34
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 39
2.4. Đánh giá chung 42
2.4.1. Kết quả 42
2.4.2. Hạn chế 44
2.4.3. Nguyên nhân 45
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của IBS 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 51
3.1. Định hướng hoạt đông của UBCKNN và của IBS
trong thời gian tới 51
3.1.1. Định hướng của UBCKNN 51
3.2. Định hướng của IBS 52
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam 53
3.3.1. Kế hoạch hoá hoạt đông marketing 53
3.3.2. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, phương tiện hoạt đông kinh doanh 55
3.3.3. Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực 56
3.3.4. Tăng cường xây dựng các mối quan hệ công ty chứng khoán nước ngoài 58
3.3.5. Nâng cao năng lực phân tích thị trường 58
3.4. Một số kiến nghị 59
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ 59
3.4.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 59
3.4.1.2. Ưu đãi thuế cho hoạt đông chứng khoán 60
3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán 61
3.4.2.1. Quy định về chế độ báo cáo và công khai hoá thông tin 61
3.4.2.2. Tuyên truyền và đào tạo kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán 63
3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 63
3.4.3.1. Bổ sung nhân lực cho công ty 63
3.4.3.2. Mở rộng chi nhánh 63
KẾT LUẬN 64
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chủ động cung cấp kịp thời thông tin liên quan tới hoạt động của công ty.
Về thị trường trái phiếu, đã thực hiện thành công các đợt đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ. Đã có 41 loại trái phiếu niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán, trong đó có 39 loại trái phiếu chính phủ và 2 trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên thị trường đạt 4.276,338 tỉ đồng.
Đến nay đã có 13 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường. Tính đến 31/12/2003 số tài khoản giao dịch của khách hàng được mở tại các công ty chứng khoán là trên 17.000, trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán đang triển khai mở rộng phạm vi hoạt động, mở chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán đều có chiều hướng tốt, các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho thấy các công ty chứng khoán có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán được đảm bảo. Hiện nay, cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ vốn kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của các công ty chứng khoán, và tiếp đến là các nghiệp vụ như tự doanh, môi giới..., thì đến hết năm 2002 doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể.
Với 23 loại cổ phiếu và 41 loại trái phiếu niêm yết giao dịch thì bình quân giá trị giao dịch chứng khoán trong một phiên đạt 4.578 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 88,5%. Thị trường cổ phiếu hoạt động sôi động thu hút được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Thời gian đầu thị trường tăng giá liên tục do sự mất cân đối lớn về cung cầu và tâm lý đầu tư. Chỉ số VN-Index lên đỉnh cao là 571 điểm, nhưng đến năm 2002, thị trường ít biến động, có xu hướng giảm liên tục. Chỉ số VN-Index đã tụt xuống mức 139,64 điểm vào phiên ngày 1/4/2003. Sự suy giảm của thị trường có dấu hiệu xuất hiện từ tháng 10/2001. Sang những tháng đầu năm 2002, sự suy giảm thực sự bộc lộ nhưng ở mức nhẹ và có hồi phục vào hai tháng 6 và 7, nhưng về những tháng cuối năm sự sụt giảm tăng tốc. Sau nhiều biện pháp nhằm ổn định thị trường của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán, đến nay dao động giá các cổ phiếu đã đi vào ổn định xoay quanh giá trị nội tại của các công ty. Việc lựa chọn các mức giá của người đầu tư đã căn cứ vào những phân tích đánh giá về công ty niêm yết mà không chạy theo phong trào như trước. Biên độ giao động giá chứng khoán là một trong những biện pháp được áp dụng nhằm ổn định thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư trong thời kỳ hoạt động ban đầu của thị trường chứng khoán, và điều đó được thể hiện qua việc điều chỉnh biên độ theo tình hình thực tế của thị trường.
Trong thời gian đầu, trung tâm giao dịch TP HCM chỉ giao dịch 3 phiên/ một tuần; từ 1/3/2002 nâng lên 5 phiên/ một tuần, đồng thời nghiên cứu cải tiến quy trình thanh toán, giảm thời gian thanh toán từ 4 xuống còn 3 ngày theo thông lệ quốc tế. Cùng với việc thực hiện tăng phiên giao dịch, hình thức giao dịch thoả thuận cũng được chính thức thực hiện đối với cổ phiếu từ ngày 1/3/2002. Hoạt động giao dịch thoả thuận được thực hiện thông qua công ty chứng khoán và cũng tuân thủ biên độ giao động giá 3% như giao dịch khớp lệnh.
Xét một cách tổng quát, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có qui mô và phạm vi còn nhỏ, thể hiện ở các mặt như hàng hoá ít về số lượng và chủng loại; mạng lưới dịch vụ kinh doanh chứng khoán chỉ tập trung ở một số thành phố lớn, chưa hoàn thiện về chất lượng; chưa có thị trường cho nhiều loại hình doanh nghiệp; các hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán, giám sát, công bố thông tin của trung tâm giao dịch chứng khoán còn nhiều hạn chế về khả năng cung ứng dịch vụ; đồng thời có thể thấy rằng mức độ sử dụng kỹ thuật thông tin hiện đại còn hạn chế, thể hiện ở trình độ bán thủ công của hệ thống giao dịch trong trung tâm giao dịch chứng khoán và hệ thống dịch vụ của các công ty chứng khoán.
2.2. khái quát Công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam.
Sự ra đời và phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng
Công Thương Việt Nam.
2.2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương
Căn cứ theo Quyết định số 172/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư 04/1999/TT-NHNN5 ngày 01/11/1999 về việc cho phép các tổ chức tín dụng thành lập công ty chứng khoán là điều kiện tiền đề cho việc thành lập công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Xét về điều kiện, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã hội tụ đầy đủ các điều kiện thành lập công ty chứng khoán của một ngân hàng thương mại. Đề án thành lập và dự thảo điều lệ công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt, chấp thuận cho Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành lập công ty chứng khoán.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Incombank Securities Co.Ltd. (Viết tắt là IBS)
Thành lập theo quyết định số 126/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 01/09/2000 của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Giấy phép hoạt động số 07/GPHĐKD ngày 06/10/2000 do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000012 ngày 04/10/2000 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp. Trụ sở chính: Số 306 Bà Triệu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Điện thoại: 84.4.9741764 – 84.4.9741054. Fax: 84.4.9741760. Email: [email protected]
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 153 Hàm Nghi, Quận I, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84.4.9140200. Fax: 84.4.9140201. Email: [email protected]
Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng Việt Nam
2.2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động:
Với số vốn điều lệ 55 tỷ VND, IBS được cấp giấy phép hoạt động cả 5 nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường chứng khoán, đó là môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương là công ty trực thuộc, hạch toán độc lập của Ngân hàng Công Thương Việt Nam; thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty chứng khoán Ngân hàng Công Thương Việt Nam được tổ chức theo mô hình chủ tịch Công ty và Giám đốc được qui định tại luật Doanh nghiệp, là công ty TNHH một thành viên. Bộ máy lãnh đạo công ty gồm chủ tịch công ty và giám đốc, trong đó phó giám đốc trực tiếp phụ trách hoạt động tại chi nhánh TPHCM. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 16 tháng 11 năm 2000. Tháng 10 năm 2002 Công ty Chứng khoán Công thương được cải tổ thành lập 6 phòng ban ở Hà Nội với 37 nhân viên. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh gồm 4 phòng ban với 20 nhân viên. Với việc sắp xếp bố trí lại các phòng ban như trên công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tạo ra một mô hình mang tính đột phá so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường.
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Chứng kh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top