girl_dontcry

New Member

Download miễn phí Luận văn Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay - Phương hướng và giải quyết





Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Khái quát chung về pháp luật xuất bản ở Việt Nam
I. Các đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước và pháp luật về xuất bản
1. Nhận thức chung về xuất bản
2. Hiệu quả và các đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
II. Vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản
1. pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản
2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản
Chương II: Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam và những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
I. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam
1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam.
2. pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam - Thực trạng.
II. Những yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xuất bản ở Việt Nam
1. Về mặt lý luận
2. Về mặt thực tiễn
Chương III: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay - Phương hướng và giải quyết.
I. Hệ thống các quan điểm cơ bản đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản
II. Phương hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản
1. Phương hướng và đổi mới và hoàn thiện pháp luật.
2. Các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p càng đòi hỏi cấp thiết hơn. Việt Nam ta vốn là nước chậm phát triển, định hướng cho sự phát triển được đặt ra từ Đại Hội VI, tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá trong các Đại hội VII, VIII của Đảng cộng sản, theo tinh thần đổi mới.
Hoạt động xuất bản cũng nằm trong sự đòi hỏi phát triển có mục tiêu. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển. Với ý nghĩa đó, mục này trình bầy những nội dung cần điều chỉnh bằng pháp luật.
Từ này đến năm 2005, ngành xuất bản phải tạo ra được một bước phát triển cơ bản. Kết hợp những bước tiến tuần tự với những bước nhảy vọt, rút ngắn thời gian đuổi kịp các nước tiên tiến, không rời vào tình trạng bị tụt hậu xa hơn. Để thực hiện mục tiêu cơ bản đó, cần phát triển theo các định hướng sau:
Một là : Đa dạng hoá và đa năng hoá các loại hình xuất bản phẩm, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của bạn đọc
Hai là : điều chỉnh hợp lý cơ cấu đề tài xuất bản, nâng cao số lượng, chất lượng xuất bản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Ba là: Các hình thức sở hữu và kinh doanh trong ngành xuất bản
Bốn là: mở rộng thị trường xuất bản phẩm
Năm là: Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành xuất bản.
b. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản.
Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt động của các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lập pháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các lĩnh vực khác nhau của xuất bản, phải được quản lý bằng pháp luật gồm nhóm các vấn đề chính sau:
Vấn đề thứ nhất: quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt động xuất bản.
Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ quyền đó. Các Nhà nước đã ghi nhận các quyền tự nhiên và cơ bản của con người trong hiến pháp, các đạo luật và luật thành các quyền công dân. Đồng thời với các quyền, các nghĩa vụ tương ứng của công dân được phát sinh. Tuỳ theo chế độ chính trị - xã hội, mỗi Nhà nước có quy định rộng, hẹp vả cơ chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau.
ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những nội dung cơ bản được ghi trong hiến pháp. Tư tưởng nhân văn về quyền con người được các nhà làm luật nêu ra từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, phát triển nó trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992. Trong các quyền của công dân, thì quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản đều được ghi nhận trong các bản Hiến pháp với các cấp độ khác nhau, theo sự tiến bộ của kỹ thuật lập pháp. Hiến pháp 1992, tại điều 69 đã ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận...” Đó là quyền cơ bản của công dân.
Vấn đề thứ hai: về xuất bản phẩm.
Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm.
Những nội dung chủ yếu mà pháp luật về xuất bản phải đề cập là:
- Khái niệm về xuất bản phẩm cần được duy danh định nghĩa rõ ràng. Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi với xuất bản như báo chí, điện ảnh, video truyền hình. Mặt khác, sự chuẩn xác trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo cho quá trình hoạt động hành pháp và tư pháp đạt hiệu quả cao trong việc thi hành pháp luật.
- Xuất bản phẩm với các đặc trưng riêng, nó có tác động lớn tới nhận thức, tư tưởng và tình cảm của con người. Vì vậy, các Nhà nước không thể để các cơ quan xuất bản muốn xuất bản gì cũng được. Để cho nhân dân có các món ăn tinh thần lành mạnh, không độc hại, phải nghiêm cấm xuất bản những nội dung nhất định.
- Chế độ kiểm duyệt trong xuất bản có đặt ra hay không là một vấn đề hệ trọng liên quan đến tự do ngôn luận. Trong trường hợp có kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản thì tình thế và hoàn cảnh kiểm duyệt phải xác định rõ ràng. Làm như vậy nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng của cơ quan hành pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân.
Vấn đề thứ ba: điều kiện để trở thành chủ thể xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.
Việc ra đời các tổ chức trong mọi Nhà nước, đặc biệt ở Nhà nước pháp quyền phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ. Vì vậy, việc ra đời các chủ thể về xuất bản, in và phát hành cũng phải được Nhà nước qui định cụ thể về điều kiện.
Về lĩnh vực xuất bản:
Với tính chất hoạt động chuyên nghiệp, và vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội, các điều kiện ra đời phải bao gồm nội dung sau:
- Điều kiện về pháp nhân : pháp luật phải quy định được các loại pháp nhân thuộc đối tượng có thể đứng tên xin lập nhà xuất bản.
- Điều kiện về sự phù hợp giữa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân đứng tên xin thành lập;
- Điều kiện về nhân thân của người làm giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản.
Về lính vực in và phát hành:
Các điều kiện thành lập cơ sở in và phát hành cần chú ý nhiều đến vón hoạt động, và các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ và thiết bị, sản phẩm in. Tuy nhiên phải có điều kiện về mục tiêu, ngành nghề kinh doanh. Các điều kiện này rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa việc in nhân bản các sản phẩm độc hại.
Vấn đề thứ tư: các quy định về hoạt động xuất bản
Khi trở thành chủ thể, các tổ chức xuất bản, in, phát hành được hoạt động theo hành lang do pháp luật xuất bản quy định.
Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành là quyền được làm tất cả những gì pháp luật xuất bản không cấm. Đó là mục đích của hoạt động lập pháp. Vì như vậy mới phát huy được các nguồn lực của cơ sở xuất bản. Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật qui định, nếu không pháp luật không còn là phương tiện, mà trở thành mục đích của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Vấn đề thứ năm: quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quyền lực Nhà nước.
Nhà nước với ba bộ phận hợp thành, gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan quyền lực này ra đời, tồn tại và hoạt động trong sự phối hợp có phân công phân nhiệm theo quy định của Hiến Pháp. Xuất bản là một hoạt động được các cơ quan của Nhà nước thực hiện vai trò quản lý như mọi hoạt động khác.
Tóm lại, xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội để sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khoa ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
S Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian sản xuất trong sản phẩm gốm Bát Tràng Luận văn Kinh tế 2
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
B Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và nội dung đường lối đổi mới của Đảng - Những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới 1986-1991 Khoa học Tự nhiên 6
V Đổi mới hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Kiến trúc, xây dựng 0
A Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
J Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top