hoangvinh_gl

New Member

Download miễn phí Khóa luận Điạ vị pháp lý của doanh nghiệp liên doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 3
1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài và các loại hình đầu tư nước ngoài 3
1.1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài 3
1.1.2 Các loại hình đầu tư nước ngoài 4
1.1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài. 5
1.2 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam 6
1.3 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam-quá trình hình thành
và phát triển 7
1.3.1 Các hình thức đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư năm 2000 8
1.3.1.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 9
1.3.1.2 Doanh nghiệp liên doanh 9
1.3.1.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 11
CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2000 13
2.1 Sự ra đời của doanh nghiệp liên doanh 14
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh 15
2.1.2 Vai trò, vị trí của doanh nghiệp liên doanh trong nền kinh tế 18
2.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh 19
2.2.1 Chọn đối tác đầu tư 19
2.2.2 Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh 21
2.2.3 Thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh 25
2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh 27
2.4 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh 35
2.4.1 Trong lĩnh vực bảo đảm vật tư tiêu, thụ sản phẩm 36
2.4.2 trong lĩnh vực tiền lương 36
2.4.3 Trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, thanh toán 38
2.4.4 Trong lĩnh vực kế toán thống kê 43
2.5 Giải quyết tranh chấp giã các bên tham gia doanh nghiệp
liên doanh 45
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 47
3.1 Thực trạng và phương hướng hoàn thiện các quy định của doanh nghiệp liên doanh 49
3.1.1 Hình thức tổ chức và pháp lý của doanh nghiệp liên doanh 49
3.1.2 Trong lĩnh vự tài chính, tín dụng 50
3.1.3 Trong lĩnh vực lao động tiền lương 52
3.1.4 Vốn góp của các bên liên doanh 53
3.1.5 Vấn đề sử dụng đất triển khai dự án liên doanh 56
3.1.6 Bảo hiểm 59
3.1.7 Cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh 59
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hu chế xuất với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu chế xuất.
2. Nộp hồ sơ xin duyệt thiết kế xây dựng theo quy định tại Điều 96, 97 Nghị định 24/2000NĐ-CP, thực hiện các quy định về đấu thầu
Khi kết thúc xây dựng phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền quyết định thiết kế công trình về hoàn thành xây dựng công trình và xin phép đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 98 Nghị định 24/2000 NĐ-CP, thực hiện việc thanh toán, quyết toán xây dựng công trình Điều 101, 102 Nghị định 24/2000 NĐ-CP
3. Đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kế hoạch xuất nhập khẩu tại Điều 71 Nghị định 24/2000 NĐ-CP.
4. Thực hiện các thủ tục: Đăng ký xuất, nhập cảnh cho nhân viên người nước ngoài, đăng ký hành nghề, đăng ký sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, đăng ký chất lượng nhãn hiệu hàng hoá.
2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh.
Đảm bảo tính hấp đẫn của chủ đầu tư nước ngoài và đặc biệt đảm bảo độc lập chủ quyền của nước chủ nhà, quyền lợi Bên Việt Nam... Đó là những nguyên tắc cần thiết khi xây dựng hành lang pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh, những nguyên tắc nêu trên cũng được thể hiện trong những quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động doanh nghiệp liên doanh.
Về cơ cấu tổ chức: Tất cả các doanh nghiệp liên doanh đều có hai cơ quan là:
* Hội đồng quản trị.
* Tổng giám đốc hay phó tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất trong doanh nghiệp liên doanh, là thay mặt cho các chủ sở hữu doanh nghiệp liên doanh có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
Việc quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, số lượng thành viên của mỗi bên liên doanh, việc cử Chủ tịch Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất thực hiện theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ''Các bên chỉ định người của mình tham gia Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ''.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức vụ khác của doanh nghiệp liên doanh. Nhiệm kỳ Hội đồng quản trị do các bên thoả thuận, nhưng không quá 5 năm.
Trong trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, bên doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động có ít nhất 2 thành viên trong Hội đồng quản trị và trong đó có ít nhất 1 thành viên là công dân Việt Nam thay mặt cho bên Việt Nam(Điều17 Nghị định 24/2000 NĐ - CP)
Việc phía Việt Nam cử người tham gia Hội đồng quản trị (cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh) là nhằm thể hiện vai trò của nhà kinh doanh nước chủ nhà trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp; bên cạnh đó thay mặt của bên Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị cũng là người hỗ trợ cho nhà nước Việt Nam trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Vì vậy người được cử thay mặt cho bên Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị phải là người nắm vững hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp, các quyết định của Hội đồng quản trị, thông qua đó nắm vững được mục tiêu hoạt động đã thoả thuận, những trách nhiệm ràng buộc các bên liên doanh với nhau để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và đòi hỏi bên kia phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ. Phải có suy nghĩ độc lập, có kiến nghị với đối tác bên kia về những vấn đề có liên quan... Từ đó họ mới bảo vệ được lợi ích của Bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp liên doanh, bảo vệ lợi ích của người lao động làm việc trong doanh nghiệp liên doanh và bảo vệ lợi ích của nhà nước Việt Nam.
Điều 12 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: ''Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị''
* Về qui chế hoạt động của Hội đồng quản trị:
1. Những vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp do Hội đồng quản trị theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Các bên liên doanh có thể thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp các vấn đề khác cần được quyết định theo nguyên tắc nhất trí.
2. Đối với những vấn đề không quy định tại Khoản 1 điều này, Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc biểu quyết quá bán số thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp''.(Luật đầu tư nước ngoài Điều 14 luật sửa đổi, bổ sung năm 2000)
Hội đồng quản trị họp định kỳ mỗi năn ít nhất một lần Hội đồng quản trị có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hội đồng quản trị hay của ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản trị hay của Tổng Giám đốc hay của Phó Tổng giám đốc thứ nhất. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị do Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị.
Cuộc họp của Hội đồng quản trị phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng quản trị thay mặt của các Bên liên doanh tham gia. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người thay mặt tham gia cuộc họp và được quyền thay mặt biểu quyết thay về vấn đề được uỷ quyền.
Hội đồng quản trị thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền theo hình thức biểu quyết tại cuộc họp hay lấy ý kiến bằng văn bản.
Biên bản họp Hội đồng quản trị phải được Hội đồng quản trị thông qua ngay trước khi bế mạc mỗi phiên họp và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian và địa điểm họp.
- Tổng số thành viên dự họp, các thành viên của hội đồng quản trị được uỷ quyền của thành viên khác dự phiên họp.
- Chương trình, nội dung làm việc.
- Tóm tắt ý kiến phát biểu tại cuộc họp.
- Các vấn đề biểu quyết, kết quả biểu quyết đối với từng vấn đề và các quyết định đã được thông qua.
- Biên bản họp của Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên và chữ ký của chủ toạ và thư ký cuộc họp.
Căn cứ biên bản cuộc họp, Hội đồng quản trị có thể ban hành các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị về từng vấn đề cụ thể. Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị phải bao gồm đầy đủ họ tên, chức danh và chữ ký của tất cả các thành viên dự họp.
Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể uỷ quyền cho người khác đến dự các phiên họp của Hội đồng quản trị và biểu quyết thay trong phạm vi được uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải có chữ ký đã được đăng ký của người ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top