daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tiến hành từ tháng 2 - 6 năm 2013 trên 806 em học sinh của 4 trường trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Kết quả tỷ lệ học sinh đạt kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên đạt lần lượt là: 57,1%; 71,6% và 14,5%. Thông tin học sinh muốn tìm hiểu về SKSSVTN chủ yếu là tâm sinh lý (71,7%). Nguồn cung cấp thông tin cho đối tượng học sinh thông dụng nhất là: qua sách báo/tạp chí (66,1%); qua truyền thông trực tiếp hay qua thầy cô giáo còn thấp (30,1% và 10,7%). Tuổi, khối lớp, môi trường sống, học vấn của bố, mẹ, kinh tế gia đình, được nghe nói chuyện chuyên đề liên quan đến kiến thức về SKSSVTN. Tuổi, khối lớp, môi trường sống liên quan đến thái độ của học sinh về SKSSVTN. Tuổi, học vấn, kinh tế gia đình liên quan đến thực hành chăm sóc SKSSVN của học sinh.
1. Đặt vấn đề
Vị thành niên (VTN) có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù: thích thử nghiệm, thích khám phá, năng động, sáng tạo và cần được sống trong môi trường lành mạnh, tránh căng thẳng. Mặt khác, họ đang đứng trước sự đe dọa và thách thức nhiều mặt: đó là bệnh tật, tổn thương về thể trạng và tinh thần, thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, an toàn tình dục, kế hoạch hóa gia đình...
Trong những năm qua, VTN được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Chúng ta đã chứng kiến nhiều hoạt động xã hội tác động đến lứa tuổi này. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) sinh sản cho VTN tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tổ chức chưa tốt, hay không liên tục.
TTGDSK sinh sản cho VTN của tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng là công việc hết sức cấp bách và cần thiết, cần có sự tham gia của cộng đồng, trong đó ngành y tế đóng vai trò quan trọng.
Từ những lí do đã nêu trên, chúng tui thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình năm 2013”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình .
143
TaiLieuSinhVien.net
2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 2- 6/2013
- Địa điểm: Trường THPT Đào Duy từ; Trường THPT chuyên Quảng Bình; Trường THPT Phan Đình phùng; Trường THPT Đồng Hới
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh 4 Trường THPT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3.4. Chọn mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu hợp lý cần thiết
Z : Mức tin cậy mong muốn là 95%, thì Z = 1,96
 : Xác suất sai lầm I = 0,05 (sai số 5%)
C: Sai số cho phép (c = 0,05)
P: Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về SKSSVTN của học sinh THPT (p= 0,5)
Tính được n = 384. Chúng tui nhân đôi cỡ mẫu để có tính chính xác, được 768 học sinh, đồng thời để tránh thiếu mẫu nghiên cứu chúng tui thêm 10% so với cỡ mẫu tính được. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là: n = 806 học sinh.
3.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu nhập vào phần mềm Excel, phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0
4. Kết quả
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSSVTN của học sinh THPT
Kiến thức của học sinh về SKSSVTN
71% học sinh có kiến thức đúng về lứa tuổi vị thành niên.
74,9% học sinh biết dấu hiệu tuổi dậy thì của bạn gái và 72,3% biết dấu hiệu dậy thì của bạn trai.
47,4% học sinh có hiểu biết đạt về nội dung SKSSVTN.
n = Z2(1- α/2)
P(1- P)
C2
144
TaiLieuSinhVien.net

Tỷ lệ học sinh kể được tên các BLTQDTD ở mức đạt là 28,5%.
Tỷ lệ học sinh biết các dấu hiệu BLTQDTD ở mức đạt là 29,7%.
Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh BLTQĐTD ở mức đạt là 50,7%.
Tỷ lệ học sinh biết xử trí khi bị BLTQĐTD ở mức đạt có tỷ lệ 1,6%.
Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về kiến thức “bạn gái có thể có thai khi quan hệ lần đầu” là 60,3%.
Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về nơi cung cấp các BPTT là 31,9%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về sử dụng các BPTT là 61%.
Học sinh có kiến thức về SKSSVTN đạt là (57,1%), không đạt là 57,1%.
Thái độ của học sinh về SKSSVTN
Thái độ học sinh đồng ý nói chuyện/giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục với bố mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ khá cao 88,7%.
Có 27,5% học sinh cảm nhận dễ dàng khi trao đổi với bố, mẹ về SKSS, tình yêu, tình dục, còn 72,5% cảm giác không dễ trao đổi về vấn đề này.
Thái độ học sinh không đồng ý quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao (70,2%).
Thái độ học sinh đánh giá là rất cần thiết đưa giáo dục SKSSVTN vào chương trình học chiếm tỷ lệ cao (88%), có 12% đánh giá là không cần đưa nội dung này vào chương trình học.
100% 80% 60% 40% 20% 0%
93,1%
50,8%
46,4%
Để hiểu biết
Tránh mang thai ngoài ý muốn
Phòng tránh bệnh tật
Biểu đồ 1: Lý do cần đưa giáo dục SKSS, tình yêu, tình dục vào trường học
Việc đưa giáo dục SKSSVTN vào trường học, có 93,1% học sinh đánh giá là để hiểu biết, 50,8% đánh giá là để tránh thai ngoài ý muốn, 4,6% đánh giá là để tránh bệnh tật và có 6,1% không biết đưa nội dung này vào để làm gì.
Thực hành của học sinh về SKSSVTN
- Tỷ lệ học sinh trao đổi thông tin với bố, mẹ, người thân về biểu hiện của tuổi dậy thì là 25,1%, còn 74,9% học sinh không thực hiện việc này.
- Có 17,7% học sinh trao đổi với bố mẹ hay người thân về lần kinh nguyệt hay xuất tinh lần đầu tiên, 82,3% không thực hiện việc này.
145
TaiLieuSinhVien.net

- Trao đổi thông tin về QHTD và mang thai có 39,7% học sinh thực hiện, còn 60,3% không thực hiện.
- 12,6% học sinh trao đổi thông tin về BLTQDTD hay HIV, 87,4% không thực hiện việc này.
- Học sinh có trao đổi với bố, mẹ, người thân về BPTT chiếm tỷ lệ rất thấp 1,5%, có 98,5% không thực hiện việc này.
4.2. Tiếp cận thông tin SKSS của học sinh
Tỷ lệ học sinh được tập huấn/nói chuyện chuyên đề về SKSS, tình yêu, tình dục là 36,5%, tỷ lệ chưa được tập huấn/nói chuyện chuyên đề là 63,5%.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống tệp tin trong linux Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu khái quát về công nghệ sản xuất cáp điện Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu sự luận giải về dịch đồ học chu tử của nho gia việt nam thời trung đại Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top