daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông lý thường kiệt thành phố yên bái năm 2022
Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, có tỷ lệ dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Thái sinh sống…Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, các tình trạng nạo phá thai, tảo hôn, hôn nhân cận huyết là các vấn đề nóng, đặc biệt trên đối tượng vị thành niên. Thực tế, các kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên còn nhiều hạn chế; giáo dục; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên/thanh niên. Vì vậy việc giáo dục giới tính chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ đòi hỏi quan tâm của ngành y tế mà còn của cả xã hội cùng phối hợp thực hiện. Các nghiên cứu cụ thể về sức khỏe sinh sản trên các học sinh đang theo học tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn hạn chế. Đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022”, với hai mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
Chương 1:TỔNG QUAN.......................................................................................3
1.1. Sơ lược về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên ......................3
1.1.1. Một số khái niệm ...........................................................................................3
1.1.2. Những đặc điểm dậy thì ở tuổi vị thành niên, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản và hạn chế tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản của vị thành niên Việt Nam 3
1.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên trên Thế giới và ở Việt Nam...............................................7
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ..........................................................................7
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................9
1.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe trên thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................ 12
1.4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 13
1.4.1. Một số đặc điểm thành phố Yên Bái ............................................................13 1.4.2. Đặc điểm Trường THPT Lý Thường Kiệt .................................................... 13 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 15 2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 15 2.1.1.Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................15 2.1.2.Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................15 2.1.3.Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 15 2.2.Phương pháp nghiên cứu...............................................................................15

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:.....................................................................................15
2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................... 15
2.3.Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................16
2.3.1.Công cụ thu thập thông tin ............................................................................ 16
2.3.2.Kỹ thuật thu thập thông tin ...........................................................................16
2.3.3.Cấu trúc bộ câu hỏi.......................................................................................16
2.4.Biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ...................................................17
2.4.1.Biến số nghiên cứu .......................................................................................17
2.4.2.Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................................20
2.5.Sơ đồ nghiên cứu ..........................................................................................21
2.6.Phân tích và xử lý số liệu................................................................................21
2.7.Sai số và các biện pháp khống chế sai số........................................................21
2.7.1.Sai số............................................................................................................21
2.7.2.Biện pháp khống chế.....................................................................................21
2.8.Đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................22
2.9.Hạn chế của nghiên cứu..................................................................................22
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................23
3.1.Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 23
3.2.Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS VTN của học sinh tại trường THPT Lý Thường Kiệt ..........................................................................................24
3.2.1.Kiến thức về SKSS VTN của đối tượng nghiên cứu......................................24 3.2.2.Thái độ về sức khỏe sinh sản VTN của đối tượng nghiên cứu ....................... 28 3.2.3.Thực hành về sức khỏe sinh sản VTN của đối tượng nghiên cứu ..................31
3.3.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành v ề sức khoẻ sinh sản vị thành niên của đối tượng nghiên cứu........................................................33

3.3.1.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về SKSS VTN của đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................................. 33
3.3.2. ..Một số yếu tố liên quan đến thái độ về SKSS VTN của đối tượng nghiên cứu
3.3.3.Một số yếu tố liên quan đến thực hành về SKSS VTN của đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................................. 37
Chương 4:BÀN LUẬN ........................................................................................39
4.1.Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022.............39
4.1.1.Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...................................................39
4.1.2.Đánh giá kiến thức của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên.............40
4.1.3.Đánh giá thái độ của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên..................44
4.1.4.Đánh giá thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên.............46
4.2.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trưòng THPT Lý Thường Kiệt..................................47
4.2.1.Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của học sinh về SKSS vị thành niên .... 47
4.2.2.Một số yếu tố liên quan tới thái độ của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên. ......................................................................................................................49
4.2.3.Một số yếu tố liên quan tới thực hành của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên..............................................................................................................50
KẾT LUẬN..........................................................................................................51 KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... PHỤ LỤC 1.............................................................................................................. PHỤ LỤC 2..............................................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ vị thành niên là một giai đoạn quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của cơ thể con người, là giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên sang người lớn. Đặc trưng bởi sự phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ dần trở thành người trưởng thành. Giai đoạn hình thành và phát triển vị thành niên chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội tới các hành vi liên quan đến sức khỏe của tuổi vị thành niên. Vị thành niên có những đặc tính chung như tính tò mò, ảnh hưởng của bạn đồng lứa đối với vấn đề tình dục, kèm theo sự thiếu hiểu biết và hiểu sai về thụ thai, sinh sản cũng như các biện pháp tránh thai.
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục ở thanh thiếu niên là mối quan tâm chính ở các nước có thu nhập thấp. Ví dụ, mang thai ở tuổi vị thành niên và tảo hôn có nhiều khả năng xảy ra ở các cộng đồng nghèo, dân trí thấp và nông thôn [52]. Trên toàn thế giới, khoảng 11% số ca mang thai là ở thanh thiếu niên từ 15–19 tuổi và khoảng 95% số ca mang thai này xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp [53]. Mang thai ở tuổi vị thành niên có liên quan đến hậu quả sức khỏe bất lợi ở bà mẹ và trẻ sơ sinh và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái. Tuổi càng trẻ, tỉ lệ gặp các tai biến càng cao. Hơn nữa, thanh thiếu niên có nhiều nguy cơ phá thai không an toàn, bạo lực và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS, cũng như các hậu quả xấu về mặt xã hội: đuổi học, tảo hôn, tội phạm, cùng kiệt đói. Khả năng đưa ra quyết định sáng suốt của vị thành niên dựa trên kiến thức đúng đắn về sức khỏe sinh sản và tình dục (SKSS) là một trong những yếu tố góp phần ngăn ngừa các vấn đề về SKSS/SKTD [47].
Theo thống kê mới nhất của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh và sinh viên. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, trong năm 2016, chỉ tính riêng trong hệ thống các bệnh viện công lập thuộc 63 tỉnh thành phố của nước ta đã tiếp nhận 265.536 ca nạo phá thai, trong đó có đến 4.600 ca là ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên [41]. Với những con số này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới [24]. Mỗi năm nước ta có khoảng 800.000-1.000.000 người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó vị thành niên và thanh niên chiếm đến 40% [32].
1

Tỉnh Yên Bái là tỉnh miền núi, có tỷ lệ dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Thái sinh sống...Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình, các tình trạng nạo phá thai, tảo hôn, hôn nhân cận huyết là các vấn đề nóng, đặc biệt trên đối tượng vị thành niên. Thực tế, các kiến thức, kỹ năng cơ bản về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành niên/thanh niên còn nhiều hạn chế; giáo dục; việc cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên/thanh niên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến số vụ xâm hại tình dục gia tăng. Thống kê của tỉnh Yên Bái từ năm 2015 đến tháng 6/2019, tổng số trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh là 136 em. Với những đặc điểm này, tuổi vị thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ [11]. Thực tế, hiện nay công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung và công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên nói riêng của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn và xuất hiện những thách thức mới cho quá trình phát triển bền vững. Công tác phối hợp trường học với Trung tâm Y tế truyền thông ngoại khóa, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại tỉnh tuy đã được triển khai từ rất sớm nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy việc giáo dục giới tính chăm sóc sức khỏe sinh sản không chỉ đòi hỏi quan tâm của ngành y tế mà còn của cả xã hội cùng phối hợp thực hiện. Các nghiên cứu cụ thể về sức khỏe sinh sản trên các học sinh đang theo học tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh các trường trung học ở thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay như thế nào? Sự hiểu biết của các em về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, thái độ về vấn đề quan hệ tình dục ra sao? Nhu cầu của các em học sinh về thông tin, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào? Có những yếu tố nào liên quanđến kiến thức, thái độ, thực hành của các em về sức khỏe sinh sản? Để trả lời một số câu hỏi đó, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe
1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022.
sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học
phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái năm 2022
”, với hai mục tiêu:
2

Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về tuổi vị thành niên, sức khỏe sinh sản vị thành niên
1.1.1. Một số khái niệm
* Vị thành niên: Vị thành niên (VTN) là giai đoạn trong quá trình phát triển
của con người với đặc điểm lớn nhất là sự trưởng thành nhanh chóng để đạt được sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình nhân cách đểcó thể lãnh trách nhiệm sau này. Đây là giai đoạn được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn [28].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vị thành niên là lứa tuổi từ 10 - 19, thanh niên (TN) thì có độ tuổi từ 15 - 24 và thanh niên trẻ là người có độ tuổi từ 10 – 24 [1, 9, 19]. Tuổi vị thành niên chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tiền VTN: 10 - 13 tuổi, giai đoạn trung VTN: 14 - 16 tuổi, giai đoạn hậu VTN: 17 - 19 tuổi [19]. Độ tuổi 15 - 19 là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý và tình cảm nhiều nhất ở mỗi cá nhân. Sự xuất hiện tình yêu, tình dục ở VTN Việt Nam hiện nay chủ yếu rơi vào nhóm tuổi này [35].
Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng VTN ngày càng tăng, cao nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, VTN chiếm 1/4 dân số, tứclà khoảng 1,2 tỉ VTN [9, 37, 38]. Theo cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2016, ở Việt Nam 16,33% VTN từ 10 - 19 tuổi, khoảng 15,251 triệu người [20].
* Sức khỏe sinh sản (SKSS): Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994 định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó” [8, 42].
* Sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN): “Là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi vị thành niên, chứ không chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó”.
1.1.2. Những đặc điểm dậy thì ở tuổi vị thành niên, nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản và hạn chế tiếp cận các lĩnh vực sức khỏe sinh sản của vị thành niên Việt Nam 1.1.2.1. Những thay đổi về sinh lý ở tuổi vị thành niên
 Với trẻ nữ

năm) của nhà trường và nhà trường cũng lồng ghép vào các môn học Sinh học, môn Giáo dục công dân nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về chăm sóc SKSS vị thành niên. Tuy vậy vẫn có một tỉ lệ học sinh chưa nhận được tư vấn giáo dục SKSS, có thể vì do một số lí do khách quan: buổi hoạt động đó các em không tham gia hay đã tham gia nhưng không nhớ. Kết quả này khá giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2020) có 80,3 % học sinh đã được nhận tư vấn về GDSK của nhà trường [27]. Những kết quả này cho thấy rằng hình thức truyền thông bằng các buổi học ngoại khoá và lồng ghép vào các môn học khá là hiệu quả khi tỉ lệ học sinh tham gia khá cao, tuy nhiên cần ngày càng cải tiến và tổ chức nhiều hoạt động thú vị để tạo sự thu hút các em học sinh tham gia buổi tư vấn giáo dục.
Tỉ lệ học sinh đã quan hệ tình dục tuổi vị thành niên tronng nghiên cứu của chúng tui là gần 8 % (7,9%), thấp hơn so với Kết quả điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục (2015) là 15% [4]. Trong số các em đã quan hệ tình dục, chỉ có 65,4% em có sử dụng bao cao su, và vẫn có đến gần 26% các em không sử dụng biện pháp bảo vệ và tránh thai nào cả. Đây là một con số đáng báo động, hành vi này có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, trong đó quan tâm nhất là mang thai ngoài ý muốn dẫn đến các cuộc nạo phá thai. Chính vì những lí do trên mà tuy chúng ta đã có những bước tiến triển mới trong công tác CSSKSS vị thành niên nhưng số ca nạo phá thai vị thành niên hằng năm vẫn có xu hướng tăng.
Đánh giá thực hành chung: tỷ lệ học sinh có thực hành đạt khá hạn chế: 59,28 %. Điều này cũng dễ hiểu khi kiến thức và thái độ của các em học sinh cũng chưa được tốt.
4.2.Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh
sản vị thành niên của học sinh trưòng THPT Lý Thường Kiệt.
4.2.1. MộtsốyếutốliênquantớikiếnthứccủahọcsinhvềSKSSvịthànhniên
Kết quả nghiên cứu của chúng tui cho thấy có một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, khối lớp, tình trạng truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản của đối tượng với kiến thức chung về sức khỏe sinh sản.
Theo kết quả của chúng tôi, tỷ lệ vị thành niên nữ có khả năng có kiến thức đạt về sức khoẻ sinh sản cao gấp 1,49 lần so với đối tượng vị thành niên nam (CI 95%: 0,99-2,24), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sức khỏe sinh sản là vấn đề chung cho cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên, chúng ta thường nghiêng về phía nữ giới và phần nào coi nhẹ những vấn đề sinh sản đối với nam giới. Do quan niệm sai lệch về vai trò giới của mình, nam giới thường ít hiểu biết về sinh lý và sức khỏe của bản thân bao gồm cả những vấn đề SKSS và tình dục, các loại dịch vụ chăm sóc
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bện Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B Y dược 0
D Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan Y dược 0
K Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0
D Khảo sát Kiến thức- Thái độ- Thực hành trong phòng chống ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 đến 49 Y dược 0
T Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh đái tháo đường của người dân từ 25 -64 tuổi t Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top