dongchoac_ch

New Member

Download miễn phí Luận văn Không gian lữ thứ trong thơ Đường





John.C. H.Wu trong công trình The four seasons of T’ang poetry đã ví
bốn giai đoạn Sơ-Thị nh-Trung- Vãn Đường vớ i b ốn mùa xuân-hạ- thu -đông
trong s ự tu ần hoàn của tự nhiên. Có l ẽ tác gi ả đã nhận thấy sự hi ện di ện luân
chuyển của vạn vật trong thơ Đường và sự gia nhập của thời gian vào không
gian làm nên chiều thứ tư c ủa không gian bên c ạnh ba chiều cơ bản, vốn có
của nó. Bên c ạnh đó, không gian l ữ thứ trong thơ Đường còn là s ự tương
đồng với tính chất c ủa không gian tôpô trong toán học: sự hội t ụ, liên thông
và liên tục.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u vô trung.
Ải Sở tiếp Tam Tương
Kinh môn, chín nhánh thông
Dòng sông xa tít chảy
Dáng núi mập mờ trông
(Vương Duy, Hán Giang lâm thao)
Và do điểm nhìn gần xa trong hội họa và thi ca mang tính ẩn dụ và phụ thuộc
vào tâm lý của thi nhân, do đó con mắt hội họa còn giúp cho thi nhân thấu thị
lòng mình là một mảnh gương trong, là bóng trăng phản chiếu những tâm
trạng của phút li biệt:
Lạc Dƣơng thân hữu nhƣ tƣơng vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ
Lạc Dương nếu có người thân hỏi.
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ
(Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1)
Cao lâu tống khách bất năng túy,
Tịch tịch hàn giang minh nguyệt tâm
Lầu cao tiễn bạn chẳng say
Tiếng sông im lạnh, tâm này như trăng
(Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 2)
48
Có lẽ, ba thủ pháp nghệ thuật trên chưa thể gói trọn sự đa biến của
không gian lữ thứ trong thơ. Nhưng, ở những góc độ nhất định của sự cảm
nhận không gian qua mắt người xưa, mỗi thủ pháp nghệ thuật đã góp phần
nêu bật nét đặc trưng của không gian. Nếu thủ pháp di bộ hoán hình khơi mở
hình ảnh của một không gian toàn cảnh khi mà thi nhân – bản thân của chủ
thể tri nhận cũng là một thực thể vật chất, cũng chiếm một vị trí nhất định
trong không gian. Thì thủ pháp so sánh đối chiếu lại đem lại cho thơ cái cảm
giác hoài cổ, vốn cũng là một lối mơ mộng, một lối giải thoát, u hoài dĩ vãng,
một liều thuốc tâm lý đem lại sự cân bằng cho thi nhân – hành nhân trên con
đường của mình. Và thủ pháp luật viễn cận động đã góp phần dựng hình và
cố định cho một không gian lữ thứ, tạo nên chiều sâu cho không gian, góp
phần tạo lập vẻ đẹp của không gian lữ thứ - vẻ đẹp “thi họa đồng lí”. Chính sự
đa biến của không gian lữ thứ đã giúp độc giả tri ngộ một nét đặc biệt trong
tâm thức văn hóa thi nhân. Đó là sự chiếm ưu thế của trạng thái trung dung,
chấp nhận sự tồn tại của lƣỡng ngạn (hai bờ thực ảo của cuộc đời), con người
trong không gian lữ thứ đi về giữa hai bờ đó để chấp nhận thực tế như một
mặc định của kiếp người.
2.3. Không gian giãn nở
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận xét: tất cả các dạng thức
không gian đều là sự khúc xạ của tâm lý tiếp nhận thực tại xã hội của con
ngƣời thời xƣa, từ đó sinh ra những hình tƣợng nghệ thuật. Không gian xã
hội đi vào tác phẩm văn học đã đƣợc lọc qua tâm lý tiếp nhận không chỉ là
không gian chính trị - xã hội mà còn cả không gian vật lí và địa lí của một
thời đại xác định với kĩ thuật- trình độ tổ chức riêng [58,tr.27]. Không gian lữ
thứ cũng là sự gặp gỡ của hai dạng thức không gian: không gian xa quê
(không gian lưu lạc ở những vùng đất mới) và không gian tâm lý của thi nhân.
49
Sự giãn nở của không gian lữ thứ tạo nên độ vênh trong thơ do sự tương tác
không đều giữa không gian và tình huống, giữa không gian vật lý và không
gian tâm lý.
Trước những đổi thay của không gian lữ thứ, thi nhân thường có ba
trạng thái tâm lý khác nhau. Một là, trạng thái tâm lý phổ biến khi xa quê là
sự buồn nhớ và nuối tiếc quê cũ, có thể đó là sự đa cảm, nhƣng cảm giác cô
đơn mà chuyến du hành đem lại sẽ giúp con ngƣời thấu hiểu đƣợc ý nghĩa
của đời sống, vì cuộc sống này, suy cho cùng, là một chuyến phiêu lƣu vô
định [65,tr.282]. Hai là, thi nhân vượt thoát khỏi những tâm trạng thường
thấy, an nhiên tự tại, từng bước chấp nhận, thích nghi và tìm thấy cho mình
những niềm vui nho nhỏ trên chặng đường hành trình. Và cuối cùng, ở trong
không gian lữ thứ gián cách và trên đường thiên lý hồi hương, tưởng chừng
mọi sự trải nghiệm sẽ đưa thi nhân quay lại với trạng thái thăng bằng, yên ổn.
Nhưng chính trong trạng thái tâm lý này lại xuất hiện độ vênh hay sự giãn nở
trong sự cảm nhận không gian khi mà thi nhân đã giữ nguyên một quán tính
cũ trong sự cảm nhận không gian cũ (không gian lữ thứ) vốn xa lạ chuyển qua
một không gian mới (không gian chia biệt, không gian làng họ, hương- tính)
vốn là không gian gần gũi, thân thuộc với tác giả. Sự thay đổi, chuyển giao
đột ngột giữa các dạng thức không gian nảy sinh trạng thái tâm lý hụt hẫng vì
suy cho cùng không gian lữ thứ là không gian ít nhiều mang tính cảm giác.
Từ sự gặp gỡ của tình huống, của tâm trạng và không gian song chiếu
theo những tỉ lệ chấp nhận sự sai biệt mà tính chất mờ ảo, các sắc độ của
không gian lữ thứ cũng trở nên đa dạng hơn. Đó là cảm giác cô đơn ngay trên
chính quê hương qua những vần thơ Hồi hƣơng ngẫu thƣ của Hạ Tri Chương:
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hƣơng âm vô cải, mấn mao tồi
Khi đi trẻ, lúc về già,
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
50
Nhi đồng tƣơng kiến bất tƣơng thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Càng về già người ta càng nhớ quê hương, nơi đã trải qua một thời thơ
ấu. Trở về quê là sống lại những kỉ niệm xa xưa. Nhưng thời gian trôi chảy,
cuộc đời biến cải, những gì thân thuộc ngày xưa đã thuộc về quá khứ. Không
gian vật lý về quê cũ vẫn còn đó, nhưng không gian tâm thức đã thay đổi ít
nhiều theo thời gian, theo sự đời. Tác giả đau vì cảm giác sự lạc lõng trên quê
hương của mình, khi bản thân mình trở thành khách lạ trên quê hương. Và
cùng một cảm nhận như thế, tứ thơ của Chế Lan Viên trong Trở lại An Nhơn
cũng có những nét tương đồng với Hạ Tri Chương:
Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai.
Nền nhà nay dựng cơ quan mới,
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi ngƣời.
Hay tâm trạng chênh vênh, chơi vơi của Basho trong một đêm tịch
mịch ở kinh thành nghe tiếng quốc kêu mà gọi niềm hoài cổ:
Tuy ở kinh đô
mà nhớ kinh đô
chim cuốc
(Đêm nay nằm giữa kinh thành,
Cuốc kêu, nhớ lại kinh thành năm nao)
Cũng trong tâm trạng đó, nhưng những nỗi lòng của Lý Tần dường như
cay đắng hơn Hạ Tri Chương bội phần. Hồi hƣơng ngẫu thƣ gợi cảm giác
buồn trong lòng độc giả, nhưng phảng phất đâu đó là nét dễ thương của trẻ
con, là lẽ tự nhiên của cuộc đời đổi thay, là biến dịch mà ta cần biết trước để
quen dần, để chấp nhận. Trong khi đó, Độ Hán giang của Lý Tần lại bày tỏ sự
mất mát khôn cùng. Sự khiếp đảm không dám hỏi ở đây vừa chỉ sự khiếp hãi
51
sợ người thân mất mát, đổi thay mà không dám nói, vừa nói lên tác giả cũng
đã bị tha hóa trở thành tha nhân:
Lĩnh ngoại âm thƣ tuyệt
Kinh đông phục lập xuân
Cận hƣơng tình cánh khiếp
Bất cảm vấn lai nhân
Ngoài ải bặt thư nhà
Đông qua, xuân về lại
Gần quê, lòng kinh hãi
Chẳng dám hỏi người qua
(Lý Tần, Độ Hán giang)
Việc cảm nhận độ giãn nở của không gian lữ thứ càng tinh tế hơn ở
những bài thơ tiễn biệt. Đặc biệt là những bài thơ tống tiễn nơi đất khách quê
người. Với chính tác giả đó là hai nỗi buồn song trùng: nỗi buồn làm thân nơi
đất lạ và nỗi buồn chia xa tri kỷ tình thân. Bạn bè không chỉ là mối tình thâm
giao mà sự xuất hiện của những người b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top