damchet

New Member
Download Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội





Trước khi sáp nhập vào Hà Nội ta thấy rằng số lao động là thợ thủ công làm nghề Mây Tre Đan (MTĐ) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46%. Tiếp theo là lao động nông nghiệp với 40%. Số người làm công nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 7%. Buôn bán, dịch vụ nơi đây không phát triển chỉ chiếm 5% số lao động. Qua điều tra phỏng vấn sâu thì đa số lao động nông nghiệp cho biết ngoài công việc chính là trồng lúa và trồng màu thì thời gian nông nhàn còn lại họ vẫn tham gian làm nghề MTĐ . Với số lượng lao động nghề MTĐ lớn như vậy thì có thể thấy Đông Phương Yên chính là làng nghề MTĐ truyền thống. Nghề MTĐ trong xã đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2001 xã Đông Phương Yên có 6/7 thôn được cấp bằng công nhận là làng nghề MTĐ truyền thống với trên 50% lao động trong thôn làm nghề. Với hoạt động nghề nghiệp này người dân chủ yếu là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Nghề MTĐ là nghề thủ công mỹ nghệ, sử dụng nguyên liệu chính là cây mây, song, giang, nứa chẻ thành các nan mỏng và đan thành các sản phẩm khác nhau như: giỏ, làn, lãng hoa, đĩa mây, bát mây, bàn ghế mây



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ợng
Tỷ lệ (%)
1 đến 2 người
57
28.5
3 đến 4 người
108
54.0
5 đến 6 người
27
13.5
Trên 6 người
8
4.0
Tổng số
200
100
Bảng 2.4 Số người trong độ tuổi lao động trong từng gia đình
Đông Phương Yên là một xã thuộc vùng nông thôn nên các gia đình vẫn chủ yếu thuộc kiểu gia đình truyền thống, thường có 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cháu. Thông qua bảng số liệu ta thấy gia đình có từ 4 đến 6 người chiếm tỉ lệ cao nhất 56.5%. Gia đình có từ 1 đến 3 người chiếm tỷ lệ 25.5% và gia đình có trên 6 người chiếm 18%. Trong tất cả các gia đình được điều tra thì mỗi gia đình có ít nhất từ 1 đến 2 người trong độ tuổi lao động chiếm 28.5%. Có tới 54% số gia đình có từ 3 đến 4 người thuộc độ tuổi lao động. Điều này cho thấy nguồn lao động tại địa phương là rất dồi dào. Các thành viên trong gia đình lao động ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau sẽ đóng góp thêm vào thu nhập của cả gia đình, giúp cải thiện đời sống chung.
2.3 Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ - Hà Nội
2.3.1 Trước khi sáp nhập Hà Nội
2.3.1.1 Loại hình công việc
Biểu đồ 2.2 Công việc chính của người dân trước khi sáp nhập Hà Nội
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội ta thấy rằng số lao động là thợ thủ công làm nghề Mây Tre Đan (MTĐ) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 46%. Tiếp theo là lao động nông nghiệp với 40%. Số người làm công nhân chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 7%. Buôn bán, dịch vụ nơi đây không phát triển chỉ chiếm 5% số lao động. Qua điều tra phỏng vấn sâu thì đa số lao động nông nghiệp cho biết ngoài công việc chính là trồng lúa và trồng màu thì thời gian nông nhàn còn lại họ vẫn tham gian làm nghề MTĐ . Với số lượng lao động nghề MTĐ lớn như vậy thì có thể thấy Đông Phương Yên chính là làng nghề MTĐ truyền thống. Nghề MTĐ trong xã đã có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Năm 2001 xã Đông Phương Yên có 6/7 thôn được cấp bằng công nhận là làng nghề MTĐ truyền thống với trên 50% lao động trong thôn làm nghề. Với hoạt động nghề nghiệp này người dân chủ yếu là lao động thủ công, không yêu cầu trình độ cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Nghề MTĐ là nghề thủ công mỹ nghệ, sử dụng nguyên liệu chính là cây mây, song, giang, nứa…chẻ thành các nan mỏng và đan thành các sản phẩm khác nhau như: giỏ, làn, lãng hoa, đĩa mây, bát mây, bàn ghế mây…Nghề MTĐ đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay, một số công đoạn khó thì do các nghệ nhân hay các thợ lành nghề làm, các công đoạn dễ còn lại thì người dân trong thôn ai cũng có thể tham gia, chính vì vậy trong xã không có tỉ lệ người thất nghiệp. Đây cũng là một lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hình 2.3 Cụ Thịnh và các cháu nhỏ đang làm hàng MTĐ
Qua khảo sát cũng cho thấy nữ giới tham gia lao động nông nghiệp cao hơn nam giới (42.1% so với 37.7%), còn trong làm nghề MTĐ thì tỷ lệ này gần như ngang nhau, nam chiếm 46,2% và nữ là 45.8% (Bảng 2, Phụ lục III). Mặc dù qua số liệu ta không thấy có sự phân biệt giới trong công việc nhưng thực tế phụ nữ ngoài công việc chính thì hằng ngày họ còn phải làm thêm những công việc khác như: nội trợ, chăm sóc con cái, vì vậy họ hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.
Như vậy trước khi sáp nhập vào Hà Nội người dân trong xã chủ yếu là lao động nghề MTĐ và làm nông. Các nhà máy xí nghiệp chưa được xây dựng nhiều, hoạt động buôn bán dịch vụ cũng chưa phát triển nên tỷ lệ lao động trong hai lĩnh vực này là rất thấp. Tuy nhiên với vị trí địa lý thuận lợi là nằm gần trung tâm thủ đô Hà Nội thì tiềm năng lao động ở hai lĩnh vực này là rất lớn.
2.3.1.2 Thời gian lao động
Biểu đồ 2.3 Thời gian lao động của người dân
Qua biểu đồ thể hiện thời gian lao động của người dân trong một ngày là rất dài. Có tới 56% người dân có thời gian làm việc từ 8 đến 12h và 14 % làm việc trên 12h mỗi ngày. Chỉ có 24.5% người dân lao động với thời gian hợp lý từ 4 đến 8h/ngày.
Thông qua bảng tương quan giữa nghề nghiệp và thời gian làm việc của người dân cho thấy: thời gian làm việc từ 4 đến 8h chủ yếu thuộc về người nông dân với 69.2%. Với thời gian trên 12h/ngày thì người làm nghề MTĐ chiếm tỷ lệ cao nhất với 96.4%. Điều này được giải thích do đặc thù nghề MTĐ là nghề thủ công truyền thống, những người thợ làm việc không theo một quy định nhất định về thời gian. Họ có thể làm việc liên tục từ sáng sớm cho đến tối khuya. Làm việc với thời gian dài như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhiều người ngồi đan hàng MTĐ quá nhiều nên mắc các bệnh như: đau lưng, mờ mắt, khi tiếp xúc quá nhiều với các loại hóa chất bảo quản sản phẩm, thuốc nhuộm, sấy, hun hàng cũng gây ra một số bệnh ngoài da, bệnh hô hấp. Hoạt động tiểu thương và công nhân chủ yếu làm việc trong khoảng thời gian từ 8 đến 12h.
Qua khảo sát cũng cho thấy có sự khác biệt về thời gian lao động giữa nam và nữ. Thời gian lao động hợp lý từ 4 đến 8h/ ngày ở nam cao hơn ở nữ (32.3% so với 17.8%). Thời gian lao động dài từ 8 đến 12h/ ngày thì nữ cao hơn nam (60.7% so với 50.5%). Như vậy sự phân công thời gian lao động theo giới trên địa bàn xã là chưa hợp lý.(Bảng 4, Phụ lục III)
2.3.1.3 Thu nhập và nhu cầu chi tiêu
Tìm hiểu về thu nhập của người lao động là một đặc điểm quan trọng trong việc phản ánh đúng thực trạng các vấn đề về việc làm của người dân trong xã Đông Phương Yên. Với thời gian lao động dài như vậy nhưng thu nhập của họ rất thấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:
Thu nhập bình quân
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Dưới 1 triệu
35
17.5
Từ 1 đến dưới 2triệu
137
68.5
Từ 2 đến dưới 3triệu
22
11.0
Từ 3 đến 5triệu
6
3.0
Trên 5triệu
0
0
Tổng số
200
100
Bảng 2.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của người dân
Kết quả cho thấy có tới 86.5% người dân có thu nhập từ 1 đến dưới 2 triệu. Mức thu nhập này không phải là quá thấp so với thu nhập trung bình ở nông thôn hiện nay, nhưng mức thu nhập này không tương xứng với thời gian tương đối dài mà người dân lao động hằng ngày. Ngoài ra có 17.5% người dân có thu nhập bình quân hàng tháng dưới 1 triệu. Với mức thu nhập này thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu chi tiêu hàng ngày của một số gia đình. Để có thể làm rõ nhận định này tác giả đã hỏi thêm về thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình và thu nhập so với nhu cầu chi tiêu. Cụ thể có 44.5% số hộ gia đình có thu nhập từ 3 đến 5 triệu/ tháng. Mức thu nhập từ 2 đến 3 triệu của cả gia đình chiếm tỷ lệ 34%. (Câu 8, Phụ lục II ). Với đa số gia đình có từ 3 đến 4 người trong độ tuổi lao động mà tổng thu nhập phần lớn dưới 5 triệu thì có tới 49% người dân trả lời rằng mức thu nhập này không đảm bảo cuộc sống, 44.5% người dân cho biết chỉ vừa đủ chi tiêu. Số hộ gia đình có tiền tiết kiệm chỉ có 6.5% (Câu 9, Phụ lục II).
Qua khảo sát cũng cho thấy những người có thu nhập thấp dưới 1 triệu phần lớn là những người lao động nông nghiệp (54.3%) và thợ nghề MTĐ (45.7%). Họ cũng là những người có tr...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc tại công ty Nghị Lực Sống Văn hóa, Xã hội 1
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Áp Dụng Hệ Thống 5S Và Giải Pháp Hoàn Thiện Tạo Môi Trường Làm Việc Hiệu Quả Tại Công Ty Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty cổ phần FPT Luận văn Kinh tế 1
D Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011 Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
C Doanh thu và thực trạng việc phân tích doanh thu tại khách sạn hoà bình Công nghệ thông tin 0
K Thực trạng việc sử dụng các biện pháp tạo động lực trong lao động ở Xí nghiệp Bánh Mứt kẹo Hà Nộ Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top