Download Đề tài Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh trung học cơ sở

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp vấn đề bỏ học của học sinh trung học cơ sở





Đồng hành cùng gia đình, nhà trường là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài, góp phần hình thành và ổn định nhân cách cho các em học sinh. Đối với các em, nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, đây là nơi cung cấp kiến thức khoa học nền tảng, là nơi tạo mọi điều kiện để các em có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu không được đến trường hay nói đúng hơn là bỏ học, thì liệu sẽ đưa đến những hậu quả gì cho bản thân các em, gia đình và xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

trạng bỏ học của học sinh từ cấp tiểu học lên cấp trung học phổ thông trên toàn quốc”. Mặc dù nhìn vào bảng thống kê số học sinh bỏ học qua từng năm có giảm về tỷ lệ nhưng số lượng bỏ học vẫn ở mức cao, đó là chưa kể trên thực tế số lượng học sinh bỏ học còn cao hơn nhiều so với những số liệu được thống kê. Điều này đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Tại hội thảo về chủ đề “Nguyên nhân và giải pháp thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay” chúng tui đã được nghe ông Mai Phú Thanh – Chuyên viên Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh trình bày về thực trạng bỏ học của học sinh tại Thành phố. Số liệu ông Thanh đưa ra được lấy từ báo cáo tổng kết của Sở GD-ĐT Thành phố đầu năm học 2007 – 2008, trong bảng thống kê số lượng học sinh THCS bỏ học ở địa bàn quận Thủ Đức là 0 học sinh, trong khi đó tại 4 trường THCS (thuộc quận Thủ Đức) chúng tui khảo sát thì số lượng bỏ học trung bình của mỗi trường từ 3 – 6 học sinh (trong đó có cả trường đạt chuẩn Quốc gia). Qua đó, một lần nữa có thể khẳng định những con số thống kê trong các báo cáo về tình trạng bỏ học mặc dù đã rất cao nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Vậy sẽ có những giải pháp gì nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng trên, để không đưa đến những hậu quả đáng tiếc sau này cho bản thân các em, gia đình và xã hội.
      Nhóm chúng tui thực hiện đề tài này với mong muốn đưa ra được cái nhìn khái quát về tình trạng bỏ học của học sinh trong cả nước cũng như tại Thành phố Hồ Chí Minh mà cụ thể là tại quận Thủ Đức.
Tình trạng bỏ học của học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh
      Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của Thành phố, Giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề và trình độ kĩ thuật cao. Trọng trách đó không đơn thuần chỉ từ phía giáo dục Đại học – Cao đẳng, mà nó là của cả ngành Giáo dục, trong đó không kém phần quan trọng là Giáo dục Trung học cơ sở.
      Hiện nay, toàn Thành phố có 234 trường THCS và 124 trường THPT được rải đều khắp 24 quận huyện, với 327.652 học sinh THCS và 176.662 học sinh THPT. Mặc dù Tp.Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển, trình độ phổ cập luôn đạt ở mức cao nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng học sinh yếu kém và học sinh bỏ học. Chất lượng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh những năm gần đây cho thấy: số lượng học sinh khá giỏi hàng năm ổn định từ 46 – 47%, yếu từ 9,4 – 10,3% và kém 0,25 – 0,75%. Số học sinh lưu ban và bỏ học hàng năm khoảng 1,5 – 2,0%. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém, hạn chế số học sinh bỏ học từ lâu đã là một chỉ tiêu quan trọng của việc thực hiện nhiệm vụ năm học, nhất là khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 2002 và tiến hành phổ cập bậc trung học theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
      Thực tế, tình hình học sinh bỏ học tại Tp. Hồ Chí Minh tuy vẫn thấp hơn so với các khu vực khác trong cả nước nhưng nó cũng là một con số khiến cho Sở GD-ĐT Thành phố quan tâm và luôn tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất.
      Qua số liệu khảo sát năm 2007 – 2008, số liệu học sinh bỏ học của Thành phố như sau: Học sinh THCS là 694 em trên tổng số 327.652 học sinh đầu năm học( chiếm 0.21%), học sinh THPT là 1.451 trên tổng số 176.662 học sinh THPT đầu năm học (chiếm 0.82%). Nhìn chung, học sinh bỏ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như học sinh bị kỷ luật buộc thôi học, do hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn, do học lực quá yếu….
      Học sinh bỏ học tập trung ở các quận huyện ngoại thành có kinh tế phát triển chậm, đặc biệt là các nơi có tỉ lệ nhập cư cao. Địa phương có biến động dân cư càng lớn thì tỉ lệ học sinh bỏ học càng cao, các địa phương chưa hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học có tỉ lệ học sinh bỏ học cao hơn các địa phương đã hoàn thành phổ cập. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình học sinh bỏ học được xem là một trở ngại lớn đối với việc nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục bậc THCS đúng độ tuổi và ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoàn thành tiến độ phổ cập giáo dục bậc trung học theo Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII. Chính vì thế Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã tập trung công tác chỉ đạo phổ cập giáo dục bậc trung học, tổ chức các cuộc vận động nhằm hạn chế tình trạng bỏ học với các chỉ tiêu toàn diện, cụ thể như sau: Củng cố, duy trì, phát huy kết quả phổ cập giáo dục THCS , phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, tăng tỉ lệ huy động và hiệu quả đào tạo, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ học ở cấp THCS và THPT. Huy động ít nhất 70% số học sinh bỏ học năm học trước ở THCS cũng như THPT tái nhập học.
Nguyên nhân bỏ học của học sinh THCS hiện nay
      Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhu cầu cấp thiết của thời đại và là chỉ tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, trước thực trạng bỏ học của học sinh hiện nay đòi hỏi các cấp ban ngành và tổ chức có liên quan phải tìm mọi cách để ngăn chặn và khắc phục. Tuy nhiên, trước hết phải tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của tình trạng này là do đâu. Qua quá trình nghiên cứu và thu thập thông tin, nhóm chúng tui nhận thấy có một số nguyên nhân chính đưa đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS như sau:
       Thứ nhất, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện cho con đến trường buộc các em phải bỏ học. Một phần vì bố mẹ phải lo kiếm kế sinh nhai, không có thời gian quan tâm chăm sóc, nhắc nhở các em học hành dẫn đến tình trạng lười học, không muốn đến lớp. Có trường hợp gia đình khó khăn, các em phải bỏ học để ở nhà phụ việc hay lao động sớm để phụ bố mẹ trang trải. Tuy nhiên, đây không hẳn là nguyên nhân tuyệt đối vì có những gia đình khó khăn nhưng con em vẫn đến trường và còn học rất giỏi, nó còn phụ thuộc vào thái độ của bố mẹ và cá tính của các em. Điều này giải thích tại sao có những gia đình có điều kiện cho con đi học thậm chí là giàu có nhưng con em của họ vẫn không chịu đến lớp mà chỉ thích đi chơi. Nguyên nhân này cũng đã được cô Lê Thị Ngọc Sương giáo viên trường THCS Trương Văn Ngư nhận định: “Nhiều gia đình khá giả quan tâm đến việc học của con cái nhưng học sinh vẫn nghỉ học, như vậy vấn đề gia đình gặp khó khăn buộc con cái phải nghỉ học theo tui là không hẳn”.
      Thứ hai, do gia đình chuyển nơi ở, đi làm ăn xa nên việc học của các em không được đảm bảo. Đây là một nguyên nhân diễn ra chủ yếu ở các tỉnh lẻ hay ở vùng nông thôn vì điều kiện kinh tế ở đây khó khăn nên bố mẹ phải chuyển nơi làm ăn. Trong khi đó con cái đang còn nhỏ, buộc bố mẹ phải cho con đi theo và điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top