vodoi_vn

New Member

Download Đánh giá chất lượng vụ việc là hình thức giám sát hiệu quả nhất về thi hành luật trợ giúp pháp lý miễn phí





Việc giám sát cần dựa vào các tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc TGPL với các nội dung chủ yếu như sau: 1) Nội dung vụ việc TGPL bảo đảm tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội, khách quan, trung thực, toàn diện và hướng tới bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL; 2) Sự tuân thủ pháp luật, đạo đức xã hội và quy tắc nghề nghiệp TGPL của người thực hiện TGPL; 3) Các hình thức văn bản thể hiện quá trình TGPL bao gồm Phiếu thực hiện, văn bản tư vấn pháp luật, bản bào chữa, bản bảo vệ quyền lợi cho người được TGPL, bản báo cáo về những công việc đã thực hiện trong phạm vi thay mặt ngoài tố tụng, biên bản về việc thực hiện TGPL, biên bản hoà giải hay các văn bản khác; 4) Thời gian thực hiện TGPL bao gồm thời gian: nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ việc; thu thập, xác minh các tình tiết có liên quan đến vụ việc, tiếp xúc với người được TGPL hay thân nhân của họ; làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc TGPL; nghiên cứu các quy định của pháp luật phục vụ cho việc thực hiện vụ việc TGPL; 5) Sự hài lòng của người được TGPL về kết quả vụ việc, về thái độ phục vụ của người thực hiện vụ việc; sự phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và hậu quả pháp lý phát sinh từ nội dung vụ việc TGPL (thực chất cũng là sự hài lòng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ệu lực cao. Luật này còn là tuyên ngôn nhân quyền của Nhà nước Việt Nam về vấn đề công lý khi khẳng định quyền được TGPL của người cùng kiệt và các nhóm dân cư thiệt thòi, dễ bị tổn thương được Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để họ có quyền bình đẳng tiếp cận dịch vụ pháp lý có chất lượng như các công dân khác. Việc giám sát thực hiện Luật này có vị trí rất quan trọng vì thông qua số vụ việc và lĩnh vực pháp luật người dân thường có vướng mắc, cơ quan lập pháp có cơ sở để xem lại các quy định pháp luật hiện hành ở các lĩnh vực này, cơ quan quản lý cũng có căn cứ để xem lại đội ngũ công chức đang có trách nhiệm giải quyết việc của dân, không để “cái sảy nảy cái ung”. Ở nhiều quốc gia khác (Anh, Úc, Mỹ...), việc giám sát và theo dõi vụ việc TGPL đã giúp hình thành nhiều chính sách sát thực tế, phục vụ tốt cho người dân và loại bỏ được các công chức lộng quyền, vi phạm pháp luật và quy chế công vụ. Giám sát về thực hiện Luật này có thể được xem xét từ nhiều góc độ như: theo thẩm quyền của các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện Luật; việc hình thành các tổ chức thực hiện TGPL và các tổ chức này có tuân thủ luật hay không; việc các đối tượng thuộc diện có được bảo đảm nhận dịch vụ dễ dàng và đúng đắn; nhu cầu TGPL của người dân tăng hay giảm, tập trung nhiều ở lĩnh vực pháp luật nào (ví dụ, nếu số lượng lớn vụ việc tập trung ở lĩnh vực đất đai thì phải xem lại các quy định và chính sách, xem lại đội ngũ cán bộ có thẩm quyền và trực tiếp giải quyết vấn đề đất đai...); người thực hiện TGPL có được hình thành và đáp ứng yêu cầu của người dân hay chưa; chất lượng dịch vụ TGPL so với chất lượng dịch vụ ngoài thị trường tự do như thế nào...
Trong phạm vi nghiên cứu các cách tiếp cận để giám sát thi hành luật, chúng tui thấy, nếu tập trung việc giám sát đầu ra và cũng là mục tiêu mà Luật này hướng tới là xem các vụ việc trợ giúp đã được thực hiện có đạt chất lượng hay không, để từ đó nhìn nhận lại toàn bộ đầu vào là thể chế, cán bộ, quy trình thực hiện, các điều kiện bảo đảm v.v., sẽ rút ngắn được nhiều khâu đoạn và tập trung, không bị dàn trải. Đồng thời, qua đó còn có cơ sở để đánh giá tính hiệu quả và tính thực tiễn của Luật này.
Việc giám sát chất lượng vụ việc TGPL ở một phạm vi nhất định cho phép có được những hiểu biết sâu và rộng hơn về thực trạng đời sống pháp luật (vấn đề gì dân có nhiều vướng mắc nhất? Ở lĩnh vực nào cán bộ hay có sai sót nhất? Văn bản nào còn nhiều điểm dễ bị lợi dụng làm trái?...); quan điểm, sự tuân thủ và nhận thức của người dân về pháp luật; quan điểm và thực trạng vận dụng pháp luật để giải quyết vụ việc của dân; tính thực tiễn và những khiếm khuyết của pháp luật cũng như các quy định của pháp luật đang tác động đến đời sống của nhân dân ở mức độ nào...?
Cơ sở lý luận của việc cần trợ giúp pháp lý có chất lượng
Để ghi nhận những quyền cơ bản và yêu cầu các Chính phủ, thay mặt lãnh thổ thành viên có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm nhân quyền của các cá nhân sinh sống tại quốc gia mình, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền long trọng tuyên bố: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào”. Do hoạt động xét xử về hình sự gắn với việc áp dụng các hình phạt về tước tính mạng, tự do thân thể, danh dự, tước quyền về tài sản... của cá nhân nên Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (điểm d khoản 3 Điều 14) xác định, trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng bảo đảm tối thiểu sau: “được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hay nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn; nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này; trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ về pháp lý mà không phải trả tiền nếu người đó không có đủ điều kiện trả”. Điều 132 Hiến pháp của Việt Nam quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự mình bào chữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị can, bị cáo”.
“Sự giúp đỡ về pháp lý” trong các trường hợp bị đưa ra xét xử hay để bảo vệ quyền lợi là rất cần thiết vì pháp luật có vai trò rất quan trọng, gần như là cơ sở duy nhất để bảo vệ quyền công dân. Phải được giúp đỡ pháp lý khi vụ việc hay các vấn đề cụ thể của một cá nhân được các cơ quan hành chính công giải quyết (ví dụ, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đề nghị miễn hoãn nghĩa vụ quân sự cho con, xác định về mức bồi thường giải toả...), hay vụ việc của họ được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết (về hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân, gia đình, lao động, việc làm...), hay trong các quan hệ, giao dịch xã hội của họ với các công dân, tổ chức khác (ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, việc làm...). Điều này là thực tế vì các lý do: pháp luật rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc, phức tạp, khó hiểu, khó sử dụng, trong khi hoạt động công vụ (tiếp dân, các hành vi hành chính, quyết định hành chính, giải quyết khiếu nại, xét xử,...) vẫn còn bất cập, quan liêu, nhiều khi còn tiêu cực; trình độ “quan trí” pháp lý chưa bảo đảm ngang tầm khi áp dụng, tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ; “dân trí” pháp lý chưa đủ để tiếp cận và sử dụng các quy định cụ thể trong quan hệ ứng xử đời sống thường nhật nên vi phạm luật “hồn nhiên” và đôi khi rơi vào tình trạng bi thảm, rất đáng tiếc, trong khi đó, các khiếu kiện, kết quả xử lý các vướng mắc của dân nói chung còn chưa thoả đáng, chưa bảo đảm “tâm phục, khẩu phục”. Vì vậy, nhu cầu được giúp đỡ của người dân về mặt pháp lý là khách quan để hiểu rõ vấn đề của họ pháp luật quy định thế nào? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã thoả đáng chưa? Nếu thoả đáng rồi thì “chấm dứt luôn cho đỡ căng thẳng thần kinh, tốn tiền tàu xe, đi lại...”, nếu chưa thì họ cần yêu cầu nơi nào? Ai là người họ phải gặp? Và họ phải có các giấy tờ, tài liệu gì? Chứng cứ gì?... Pháp luật ban hành càng nhiều, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh càng rộng thì nhu cầu giúp đỡ pháp lý càng tăng hơn, đa dạng, phức tạp hơn, liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan hơn, đồng nghĩa với nguồn lực để cung ứng dịch vụ này phải cao hơn, ngang tầm hơn.
Việc Nhà nước tổ chức thực hiện TGPL là phù hợp quy luật phát triển chung với thế giới và với xã hội Việt Nam để đáp ứng nhu cầu khách quan của quản lý, hỗ trợ bảo vệ quyền công dân, làm giảm các vụ khiếu kiện không cần thiết, giảm  vụ việc phải đưa ra Toà án, tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa người dân với chính qu...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 200 Luận văn Kinh tế 0
S [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triể Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
G [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CẨM XUYÊN Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm Luận văn Kinh tế 0
T [Free] ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top