leduybt

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 – 2007





MỤC LỤC

Lời cam đoan của sinh viên thực hiện chuyên đề Trang

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ

Lời mở đầu . . 8

Phần I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 9

1. Khái niệm về xuất khẩu lao động .9

2. Phân loại xuất khẩu lao động .10

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động .15

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bên cung ứng lao động . .15

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng của bên tiếp nhận lao động .20

4. Quy trình tổ chức xuất khẩu lao động . .23

5. Hiệu quả của xuất khẩu lao động .26

6. Sự cần thiết phải xuất khẩu lao động .27

Phần II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2002 – 2007 29

I. Các đặc điểm của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc có ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động . . 29

1. Đặc điểm về tự nhiên . 29

2. Đặc điểm về kinh tế . .30

3. Đặc điểm về xã hội .31

II. Đánh giá tình hình xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007 .32

1. Kết quả xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2002 - 2007 . . . .32

2. Tổ chức bộ máy xuất khẩu lao động . .38

3. Hình thức và quy trình xuất khẩu lao động . 41

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động ở địa phương.44

5. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2002 – 2007 . 46

Phần III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI . . 61

Kết luận và kiến nghị .72

Phụ lục . 73

Tài liệu tham khảo . . . 79

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o động giai đoạn 2002-2007)
Từ năm 2002 đến năm 2007 huyện Lập Thạch đã đưa tổng số 1560 người đi xuất khẩu lao động, hiện nay huyện đang có trên 700 lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có 38% là lao động nữ, hàng năm gửi về huyện trên 10 tỷ đồng. Thị tường lao động chủ yếu là: Malaisia chiếm 67,92%, Đài Loan 26,60% (đây là những thị trường có yêu cầu không cao, chi phí xuất khẩu lao động thấp nên rất phù hợp với lao động của huyện Lập Thạch), Hàn Quốc 3,03%, Nhật Bản 2,30% còn lại là thị trường Singapore, Trung quốc, Quatar, Arap xê út…
Biểu 2.2: biểu đồ về số lượng người đi xuất khẩu lao động qua các năm từ 2002-2007 của huyện Lập Thạch
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Lập Thạch tổng kết 5 năm công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2002-2007)
Qua bảng 2.1 và biểu 2.2 ở trên ta thấy: số lượng người đi xuất khẩu lao động từ năm 2002 đến năm 2007 có sự tăng, giảm rõ rệt, từ năm 2002 đến 2004 tăng lên rất nhanh, đặc biệt năm 2003 là 308 người vượt kế hoạch đề ra 8 người (chiếm 2,60%) và năm 2004 là 386 người vượt kế hoạch 86 người (chiếm 28,6%). Trong khi đó từ năm 2005 đến năm 2007, đặc biệt là năm 2005 chỉ có 172 người đi xuất khẩu lao động đạt 57,33% so với kế hoạch đề ra, năm 2006 có 285 người đi xuất khẩu lao động đạt 95,3% kế hoạch, năm 2007 có 210 người đi xuất khẩu lao động đạt 70% so với kế hoạch. Sở dĩ có hiện tượng tăng, giảm số người đi xuất khẩu lao động qua các năm là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất trong 3 năm đầu thực hiện công tác xuất khẩu lao động (2002 – 2004) số người đi xuất khẩu lao động tăng cao là do cơ chế, chính sách quy định còn chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp được phép tham gia hoạt động xuất khẩu lao động, hơn nữa phong trào xuất khẩu lao động trong những năm đầu thực hiện chủ trương nên rất sôi nổi và thu hút được nhiều lao động tham gia.
Thứ hai trong 3 năm sau ( 2005-2007) số lượng nười đi xuất khẩu lao động giảm mạnh, đặc biệt là năm 2005 nguyên nhân chủ yếu là do đầu năm 2005 thị trường Malaysia thông báo ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam, thị trường Đài Loan ngưng tiếp nhận lao động giúp việc gia đình dẫn đến lao động không đăng ký tham gia xuất khẩu lao động hay đã dăng ký nhưng không thể xuất cảnh được. Ngoài ra còn có nguyên nhân nữa là một số gia đình vay vốn đi xuất khẩu lao động không chịu trả nợ hay trả không đúng kỳ hạn nên ngân hàng không muốn cho vay, vì vậy chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế mới có thể tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác tỉnh Vĩnh Phúc trong một vài năm gần đây đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc thu hút được nhiều nhà đầu tư, tạo ra nhiều chỗ làm mới trong đó có lao động của huyện Lập Thạch tham gia, do đó mà số lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao động cũng giảm.
Theo báo cáo của Phòng Nội vụ- LĐTBXH huyện thì lao động của huyện Lập Thạch đi xuất khẩu lao động chủ yếu làm việc trong các ngành nghề sau: dệt may, điện tử, cơ khí, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ, trang trí nội ngoại thất, xây dựng, giúp việc gia đình… đây là những ngành nghề đòi hỏi trình độ không cao, rất phù hợp với lao động là người Lập Thạch hơn nữa cũng cho mức thu nhập khá.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại chẳng hạn như số lao động của Lập Thạch đi xuất khẩu lao động vi phạm HĐLĐ, bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn và cư trú bất hợp pháp tuy không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến kết quả chung. Số lao động về nước trước thời hạn tính đến tháng 12/2007 theo báo cáo của BCĐ xuất khẩu lao động huyện là 235 người trong đó 65 người do đau ốm, 105 người do hoàn cảnh gia đình, 40 lao động ít việc làm thu nhập thấp hay nhà máy đóng cửa nên phải về nước hay xin về nước. Đặc biệt số lao động chết và mất tích tại nước ngoài (chủ yếu là tại Malaysia) là hơn 10 người.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do quá trình tuyển tuyển lao động ồ ạt, không chú ý đến chất lượng; thị trường lao động Malaysia có rất nhiều lao động từ nhiều nước đang làm việc mà chủ yếu là lao động phổ thông, do đó việc bất đồng ngôn ngữ, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến ẩu đả gây tử vong hay sự hoạt động của các băng nhóm tội phạm, tai nạ giao thông hơn nữa nhiều lao động do không am hiểu thị trường, thiếu thông tin cần thiết kỳ vọng quá nhiều vào xuất khẩu lao động nên khi thực tế không đúng như mong muốn nên đã tự ý rút lui hay do dư luận không tốt về xuất khẩu lao động ở địa phương như lao động khổ cực, chủ sử dụng lao động nhẫn tâm, thu nhập thấp, làm vợ bé… làm cho gia đình ngán ngại phải gọi người thân trở về nước trước thời hạn.
Tuy nhiên những kết quả đáng buồn trên chỉ là một phần rất nhỏ so với lợi ích mà xuất khẩu lao động đem lại. Hiện tại theo báo cáo của Phòng Nội vụ-Lao động TBXH thì nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân trong huyện là rất đông khoảng từ 600 – 900 lao động/năm trong khi đó thực tế hoạt động xuất khẩu lao động mới chỉ đạt hay chưa đạt kế hoạch đề ra là 300 lao động/năm. Nguyên nhân của việc không đáp ứng được nhu cầu thực tế là do số doanh nghiệp được phép tham gia hoạt đông xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện còn rất ít, năm 2002 mới có 2 doanh nghiệp và đến nay đã có 12 doanh nghiệp được phép hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện, sự phối hợp công tác trong hoạt động xuất khẩu lao động còn rất hạn chế, quan liêu, thủ tục rườm rà, đặc biệt là thủ tục vay vốn ngân hàng, các chính sách hỗ trợ đến với người lao động còn chậm thay đổi, chưa kịp thời hay không đầy đủ. Chính từ những hạn chế thực tế không đáp ứng được nhu cầu này mà xảy ra hàng loạt tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động như:
Các doanh nghiệp không có chức năng, không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động lợi dụng sự thiếu thông tin, kém hiểu biết cộng với tâm lý người lao động muốn được nhanh chóng xuất cảnh tránh thủ tục phiền hà hay là lao động thiếu tiêu chuẩn để tiến hành lừa đảo xuất khẩu lao động gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại về kinh tế, mất ổn định về xã hội hay tiến hành các hoạt động xuất khẩu lao động bất hợp pháp như xuất khẩu lao động bằng con đường du lịch, thăm thân, đăng ký kết hôn giả với người nước ngoài…
Hiện tại theo đánh giá của BCĐ xuất khẩu lao động huyện Lập Thạch thì số người đi xuất khẩu lao động không qua đăng ký với BCĐ là rất nhiều chủ yếu băng 2 con đường sau:
Đi theo sự dẫn dắt của người nhà đang làm việc tại nước ngoài.
Những người đã hết hạn HĐLĐ nhưng cố tình ở lại để làm việc hay đã về nước nhưng do có sự quen biết từ trước nên tiếp tục đi xuất khẩu lao động mà không qua bất kỳ một tổ chức nào. Những người đi xuất khẩu lao động theo con đường này thì mức độ rủi ro rất lớn, khi xảy ra tranh chấp thì lại không được pháp luật bảo vệ và phần thiệt thòi luôn luôn về phía người lao động.
2. Tổ chức bộ máy xuất khẩu lao động.
Căn cứ kế hoạch số 2042/KH-UB ngày 12/01/200...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Luận văn Kinh tế 0
S [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triể Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp Luận văn Kinh tế 0
G [Free] ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA NHNO&PTNT HUYỆN CẨM XUYÊN Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm Luận văn Kinh tế 0
T [Free] ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Phân tích, đánh giá chất lượng tăng trưởng Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top