Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục

Phần I: Phần mở đầu:

I. Lý do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề.
III. Phạm vi nghiên cứu.
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Nhiệm vụ nghiên cứu .
VI. Phương pháp nghiên cứu .
VII. Giả thuyết khoa học .

Phần II: Nội dung:

Chương I: Thực trạng dạy trẻ 5-6 tuổi kể lại chuyện
I. Khái quát quá trình điều tra thực trạng. dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm .
II. Phân tích kết quả điều tra.
III. Kết quả điều tra.
Chương II: cơ sở lý luận của đề tài:
I. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp nhận truyện và kể lại chuyện diễn cảm .
II. Cơ sở giáo dục .
III. Cơ sở ngữ văn.
Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm .
I. Những vấn đề lưu ý trong việc dạy trẻ kẻ lại chuyện diễn cảm
II. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm .
III. Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm .
Phần III: Kết luận.







Phần I

Phần mở đầu.
I/ Lý do chọn đề tài:
Là loại hình nghệ thuật , văn học giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non .
Đó là sự mở cửa cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học . Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ mẫu giáo với tác phẩm văn học được chọn lọc, nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ , sự phát triển ngôn ngữ , trí tuệ. Văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. ở lứa tuổi mẫu giáo việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo của trẻ.
Trẻ thơ lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, giữa các em và những câu chuyện, các nhân vật trong truyện có sự đồng điệu về tâm hồn về tính cách, các em thích nghe kể chuyện và thích kể lại chuyện. Các em đến với những câu chuyện, những nhân vật trong truyện với tất cả những tình cảm, những rung động ngọt ngào nhất, say mê nhất, đồng cảm nhất. Chính vì thế những câu chuyện có vai trò rất lớn góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Những câu chuyện là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, những mối quan hệ giữa con người với con người… góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ.
Nhờ đó trẻ này sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với những câu chuyện.
Dạy trẻ kể lại chuyện là một dạng thức tiết học tổ chức cho trẻ tự hoạt động văn học nghệ thuật. Tổ chức cho trẻ hoạt động trong đó có tự hoạt động văn học nghệ thuật sẽ làm giàu nhân cách trẻ. Chỉ có để trẻ hoạt động thì mới phát triển được tính tích cực của cá nhân, giúp trẻ cảm thụ văn học đặc biệt là những câu chuyện một cách rõ nét và có cảm xúc.
Thực tế việc dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện diễn cảm hiện nay, do chưa hiểu thật đầy đủ cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫn một cách cụ thể nên giáo viên thực hiện dạng thức tiết học này còn tùy tiện, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích giáo dục .
Vấn đề nắm vững phương pháp , biện pháp thực hiện có cơ sở khoa học trở nên là một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục .
Không có gì tham vọng lớn ở đề tài này, dựa trên thành tựu của những người đi trước, người viết đưa ra và hệ thống hóa một số biện pháp xây dựng cơ sở lý luận cho dạng thức tiết học này ( cụ thể là tiết dạy trẻ kể lại chuyện) và ứng dụng vào một vài tiết cụ thể, hy vọng góp một vài ý kiến nhỏ vào hệ thống lý luận và trực tiễn vào phương pháp dạy học mới
“ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục .
II/ Lịch sử vấn đề:
Bước đầu tìm hiểu vấn đề này tui đã được tiếp xúc với một số công trình nghiên cứu và thấy rằng một số tác giả ( trong và gnoài nước) đã quan tâm đến vấn đề này:
1. “ Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học” Do tác giả : Cao Đức Tiến ( chủ biên)cùng với Nguyễn Đắc Diệu Lam, lê Thị ánh Tuyết- Hà nội 1992.
2. Cuốn “đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” Tác giả : M-K Bogoliupxkaia VV. SðptenKô- Lê Đức Mẫn dịch- NXBGD1992.
3. “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” Tác giả Nguyễn Thu Thủy- NXBGD- 1986.
4. “ Tiếng Việt- văn học và phương pháp giáo dục” Tác giả : Lương Kim Nga, Nguyễn Thị Thuận , Nguyễn Thu Thủy- 1988.
5. “ Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện” Tác giả - Trần Đình Trọng, Phạm Thị Sửu- NXBGD – 1994.
6. Cuốn “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dưới tuổi học đường” của E.I TiKieva (NXBGD-1917)
7. Cuốn “ Phát triển ngôn ngữ của XôKhina-Phamoskva do Nguyễn ánh Tuyết và Lê Thị Ninh dịch.
8. Cuốn “ Phát triến tiếng cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa.
9 Gần đây nhất là cuốn “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Của Hà Nguyễn Kim Giang.
Các công trình này đã đề cập đến một số vấn đề: Vị trí văn học trong việc giáo dục , các phương pháp đọc thơ, kể chuyện, các thủ thuật đọc diễn cảm, kể chuyện diễn cảm , các tác phẩm chọn làm mẫu.
Đồng thời các tác giả chỉ mới định hướng và đưa ra một số phương pháp chung cơ bản, cụ thể hơn chúng ta có thể nhìn lại các tác phẩm nghiên cứu về vấn đề này:
1- “ Cuốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường” của E.ItiKhiêva (NXBGD- 1917) Tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của việc thực hiện nhiệm vụ kể chuyện, dạy trẻ kể lại chuyện
Đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ- Hình thức dạy trẻ kể lại chuyện chính là con đường đúng đắn nhất để dạy ngôn ngữ cho trẻ.
2- “ Cuốn đọc và kể chuyện văn học ỏ vườn trẻ” của tác giả M-Kbogolaupskaia- V.VseptenKo do Lê Đức Mẫn dịch (NXBGD 1976)Tác giả nhẫn mạnh: “ Kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật phức tạp, để có thể kể chuyện hay đòi hỏi người kể phải nắm thành thạo các thủ thuật đọc, kể văn học : ngắt giọng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…”
3. “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” Tác giả Nguyễn Thu Thủy (NXBGD- 1976)
- Sách được cấu tạo theo 3 chương:

chất giọng lúc thủ thỉ, lúc âm vang lúc ngọt ngào, lúc gay gắt. Một điều nữa là trẻ thể hiện rất chính xác và tự nhiên các tính cách nhân vật.
Cụ thể: Cháu đạt ở mức độ tốt là: 46,7%
Cháu đạt ở mức độ khá là: 33,3%
Cháu đạt ở mứcđộ trung bình là: 13,3%
Cháu đạt ở mức độ yếu là: 6,67%
Bên cạnh đó cũng câu chuyện này ở jớp đối chứng thì kết quả khác hẳn:
Cháu đạt ở mức độ tốt là : 11,4 %
Cháu đạt ở mức độ khá là: 25,7%
Cháu đạt ở mức độ tb là : 46,6 %
Cháu đạt ở mức độ yếu là : 14,3%
Như vậy chứng tỏ những biện pháp mà chúng tui đưa ra áp dụng có tính hiện thực và đem lại kết quả tốt.
Thực nghiệm 3:
Câu chuyện: “ Sơn Tinh Thủy Tinh”
* Mục đích yêu cầu:
- Giáo dưỡng: Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh đều có tài và đều muốn làm rể vua Hùng. Do Sơn tinh mang lễ vật đến trước nên được rước công chúa về núi. Thủy Tinh đến sau tức giận vây nước đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh đánh mãi không thắng được đành rút về.
Trẻ kể lại được chuyện.
- Giáo dục : Giáo dục niềm tự hào dân tộc, niềm mơ ước chiến thắng thiên tai của nhân dân.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Trau dồi ngôn ngữ nghệ thuật .
+ Phát triển trí tưởng tượng của trẻ và khả năng tự hoạt động nghệ thuật.
* Biện pháp sử dụng trong thực nghiệm .
- Kể kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Đàm thoại kết hợp trích dẫn
- Phương tiện “ máy chiếu phim” trẻ lồng tiếng
- Sử dụng sa bàn kéo dây.
- Kể nối tiếp.
- Đóng kịch- tạo môi trường không khí văn chương.
- Ngoài ra chúng tui còn sử dụng các biện pháp khác như thi đua, khen thưởng, tuyện dương… để kích thích trẻ tham gia hoạt động.
* ở thực nghiệm này chúng tui tiến hành như sau:
- Giáo viên dùng tiếng đàn giả làm tiếng sóng biển ầm ầm. Xịt 1 tí khói vào kết hợp nói “ Sơn Tinh hãy trả lại công chúa cho ta” Các cháu vừa thấy cảnh tượng đó diễn ra trong câu chuyện nào?
Trẻ trả lời ( Sơn Tinh Thủy Tinh)
- Giáo viên kể bằng lời diễn cảm kết hợp cho trẻ xem sa bàn kéo dây. Kể đến đâu giáo viên đưa trực quan đưa trực quan đến đó.
- Đàm thoại với trẻ để nhớ lại câu chuyện
+ Vua Hùng muốn kén chàng rể như thế nào?
+ Hai chàng trai tên gì cùng lúc đến xin thi tài?
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh có những tài gì?
+ Sau khi Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài vua Hùng đã nói như thế nào?
+ Ai mang lễ vật đến trước. Lễ vật của người đó có những gì?
+ Khi biết Sơn Tinh rước công chúa về núi Thủy Tinh đã làm gì?
+ Sơn Tinh đã làm gì để chống lại Thủy Tinh?
+ Cuộc giao tranh kết thúc như thế nào?
Để trẻ nhớ được câu chuyện nhanh và kể diễn cảm được chuyện chúng tui cho trẻ xem phim bằng đèn chiếu trẻ xem đến cảnh nào thì trẻ sẽ đồng thanh lồng tiếng(Thuyết minh phim) với biện pháp này trẻ rất hứng thú và lồng tiếng một cách tự nhiên cứ như trẻ đang trong tình huống đó.
Bây giờ chúng mình xem ai nhớ truyện nhất và kể được hay nhất nhé.
Sau dó chúng tui cho trẻ kể nối tiếp nhau. Bằng biện pháp này thì kể cả những bé nhút nhát cũng vào cuộc một cách hào hứng say mê.
- Cho mở cuộc thi kể chuyện cá nhân.
Bằng cách bé sẽ lên rút được tờ tranh nào thì sẽ kể đúng nội dung đọan truyện tranh đó
- Kết thúc tiết học chúng tui cho trẻ đóng kịch.
Để trẻ có ấn tượng hơn về câu chuyện ở hoạt động nối tiếp chúng tui cho trẻ vẽ những lễ vật của Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Câu chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” là truyện thần thoại vừa có yếu tố thật vừa có yếu tố hư ảo vì vậy để trẻ hiểu được nội dung tác phẩm và kể lại diễn cảm là một việc làm tương đối khó. Nhưng ở thực nghiệm này bằng những biện pháp đưa ra và sự kết hợp hài hòa, linh động giữa các biện pháp mà trẻ rất tích cực và hứng thú hoạt động ( kể cả những cháu nhút nhát)
Vì vậy kết quả thực nghiệm này rất tốt.
Các cháu đạt ở mức độ tốt là : 45,2 %
Các cháu đạt ở mức độ khá là: 36%
Các cháu đạt ở mức độ tb là ;12,7 %
Các cháu đạt ở mức độ yếu là :1,3 %
Cũng câu chuyện này chúng tui tiến hành ở nhóm đối chứng do giáo viên tác động. Giáo viên cũng dùng các câu hỏi đàm thoại nhưng những câu hỏi đó không phát huy được tính tích cực của trẻ. Giáo viên cũng sử dụng trực quan ( tranh) nhưng rời rạc và lặp lại nên trẻ mau chán. Không có biện pháp gì để kích thích trẻ tự hoạt động nghệ thuật mà giáo viên chỉ cho trẻ đọc truyền khẩu theo giáo viên nên trẻ không hứng thú do đó làm mất tính tích cực của trẻ. Vì vậy kết quả của nhóm này đạt hiệu quả không cao. Cụ thể
Cháu đạt ở mức độ tốt : 11,5 %
Cháu đạt ở mức độ khá: 25,7 %
Cháu đạt ở mức độ tb : 48.6 %
Cháu đạt ở mức độ yếu : 12,8 %
Như vậy những biện pháp mà chúng tui đưa ra ở thực nghiệm 3 cũng rất có kết quả và có tính khả thi.
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm ở trường mầm non Hạ Long chúng tui có bảng sau:


STT Mức độ biểu hiện Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Số trẻ Tính % Số trẻ Tính %
1 Mức độ tốt 16 45,7 % 4 11,4%
2 Mức độ khá 13 37,1 % 9 25,7%
3 Mức độ TB 5 14,3 % 17 48,6%
4 Mức độ yếu 1 2,9 % 5 14,3%

Như vậy qua bảng tổng hợp của hai nhóm chúng tui nhận thấy mặc dù ở cùng một trường nhưng khả năng kể lại chuyện diễn cảm của trẻ cũng rất khác nhau.
Tỷ lệ trẻ đạt loại tốt chiếm tới 45,7% so với trước thực nghiệm chênh lệch tới 34,3%. điều đó chứng tỏ các biện pháp đề ra đã đạt được hiệu quả nhất định. Nếu các biện pháp này được tiến hành trên địa bàn rộng hơn, thời gian tác động lâu hơn thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn./.
Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghi
50- 48,6%
45- 45,7%
40- 37,1%
35-
30- 25,7%
25-
20- 14,3%
15- 11,4% 11,3%
10-
5- 2,9%


Mức độ tốt Mức độ khá Mức độ TB Mức độ yếu

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

C Kết luận

Dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, hình thành những phẩm chất nhân cách đầu tiên, góp phần phát triển tư duy, ngôn ngữ, đạo đức, thẩm mỹ… cho trẻ. Vì vậy để dạy trẻ kể lại chuyện nào đó cô giáo cần tiến hành qua các bước: giới thiệu tác phẩm, giúp trẻ hiểu tác phẩm củng cố và tái hiện tác phẩm.
Việc tập kể lại phải được tiến hành thường xuyên dưới các hình thức chơi, có thể tiến hành trong tiết học hay ở mọi lúc mọi nơi. tùy thuộc vào trình độ của trẻ mà giáo viên mầm non có thể vận dụng các biện pháp tổ chức một cách linh hoạt, khéo léo sao cho phù hợp với tất cả mọi trẻ được tham gia hoạt động: kể lại chuyện diễn cảm để đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ khả năng của trẻ cô giáo phải khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động nghệ thuật, không áp đặt, gò ép trẻ. Cô giáo cần có lòng nhiệt tình có tâm và tình thương yêu trẻ gợi ý động viên để trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
* Với đề tài này chúng tui có một số kiến nghị sư phạm như sau:
1. Cần có những nhận thức đứng đắn về việc dạy cho trẻ 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm, nên coi việc dạy cho trẻ kể lại chuyện ở lứa tuổi này là nhiệm vụ quan trọng để phát triển ngôn ngữ .
2. Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn về biện pháp dạy cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể chuyện diễn cảm cho các lớp mẫu giáo
3. Nâng cao trình độ, đào tạo trên chuẩn đội ngũ giáo viên phụ trách các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top