cool_girl2404

New Member

Download Khóa luận Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan để xác định và đánh giá khả năng thấm chứa của vỉa sản phẩm ở giếng khoan RB-3X, mỏ ruby, bồn trũng Cửu Long miễn phí





mục lục
PHẦN CHUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG 6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 6
II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 8
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC- KIẾN TẠO 12
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC 12
2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 13
IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG VÀ THẠCH HỌC 17
1. THÀNH TẠO ĐÁ MÓNG TRƯỚC KAINOZOI 19
2. THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI 20
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MỎ RUBY 24
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 24
II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 28
III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 32
IV. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ 34
1. ĐẶC ĐIỂM TẦNG SINH 34
2. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHỨA 35
3. ĐẶC ĐIỂM TẦNG CHẮN 36
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG I: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 38
A. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN 38
1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN NHÂN TẠO 38
2. PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐIỆN THẾ PHÂN CỰC TỰ NHIÊN TRONG ĐẤT ĐÁ 43
3. PHƯƠNG PHÁP ĐO CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TRONG ĐẤT ĐÁ 46
B. PHƯƠNG PHÁP PHÓNG XẠ 46
1. PHƯƠNG PHÁP GAMMA RAY TỰ NHIÊN 47
2. GAMMA GAMMA CAROTA 50
3. NƠTRON CAROTA 51
C. PHƯƠNG PHÁP SÓNG ÂM 55
CHƯƠNG II: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN
ĐỂ XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT GIẾNG KHOAN RUBY 3X 57
I. CÁC BƯỚC GIẢI ĐOÁN TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN 58
II. KẾT QUẢ MINH GIẢI LOG 66
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
PHỤ LỤC 69
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i ở rìa Đông Nam của đới nâng Trung Tâm. Thành phần thạch học bao gồm granodiorit biotit, granit biotit.
Phức hệ Định Quán: được phân bố rộng rãi ở khu vực trung tâm mỏ Bạch Hổ và có khả năng phân bố ở địa hình nâng cao nhất thuộc gờ nâng trung tâm của bồn trũng Cửu Long. Các đá của phức hệ có sự phân dị chuyển tiếp thành phần từ diorit-diorit thạch anh tới granodiorit và granit, trong đó các đá có thành phần granodiorit chiếm phần lớn khối lượng của phức hệ.
Phức hệ Cà Ná: tương tự như phức hệ Định Quán, phân bố ở phần trung tâm và sườn Tây Bắc của gờ. Thành phần thạch học bao gồm: granit sáng màu, granit hai mica và granit biotit.
Do các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ trước và trong Kainozoi, các cấu tạo bị phá hủy bởi các đứt gãy kèm theo các nứt nẻ, đồng thời các hoạt động phun trào andesit, basan đưa lên thâm nhập vào một số đứt gãy và nứt nẻ. Tùy theo khu vực các đá khác nhau mà chúng bị nứt nẻ phong hóa với các mức độ khác nhau.
Đá móng bị biến đổi bởi quá trình biến đổi thứ sinh ở những mức độ khác nhau. Trong số các khoáng vật biến đổi thứ sinh thì phát triển nhất là canxit, zeolit và kaonilit. Tuổi tuyệt đối của đá móng kết tinh thay đổi từ 245 triệu năm đến 89 triệu năm. Granit tuổi Kreta có hang hốc và nứt nẻ cao, góp phần thuận lợi cho việc dịch chuyển và tích tụ dầu trong đá móng. Hiện nay, sản lượng dầu chủ yếu được khai thác trong đá móng từ khối trung tâm cấu thành bởi phức hệ granit Cà Ná và được phân tích là bị phá hủy mạnh mẽ bởi các hoạt động đứt gãy nghịch ở ranh giới Đông Bắc khối. Sản lượng dầu ở phức hệ Định Quán và phức hệ Hòn Khoai không nhiều.
2. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH KAINOZOI:
Các thành tạo trầm tích Kainozoi được các nhà địa chất phân chia như sau:
a. Các thành tạo trầm tích Paleogene:
Trầm tích Eocene (Ք2):
Cho tới nay được coi là trầm tích cổ nhất ở trũng Cửu Long tương ứng với tầng cuội, sạn sỏi, cát sét xen lẫn với những lớp sét dày (được thấy ở giếng khoan Cửu Long 1- Phụng Hiệp- Cần Thơ). Cuội có kích thước lớn hơn 10cm bao gồm: granit, andesit, gabro, tầng sét đen, xanh, nâu đỏ. Chúng đặc trưng cho trầm tích Molas được tích tụ trong điều kiện dòng chảy mạnh, đôi chỗ rất gần nguồn cung cấp. Trong trầm tích này cùng kiệt hóa thạch. Các thành tạo này chỉ gặp trong một số giếng khoan ngoài khơi bể Cửu Long, tuy nhiên có sự chuyển tướng cũng như môi trường thành tạo.
Trầm tích Oligocene (Ք3):
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, thạch học, địa tầng cho thấy trầm tích Oligocene của bồn trũng Cửu Long được thành tạo bởi sự lấp đầy địa hình cổ, bao gồm các trầm tích lục nguyên sông hồ, đầm lầy, trầm tích ven biển, chúng phủ bất chỉnh hợp lên móng trước Kainozoi, ở khu vực trung tâm của bồn trũng có trầm tích Oligocene được phủ bất chỉnh hợp lên các loạt trầm tích Eocene.
Trầm tích Oligocene được chia thành: điệp Trà Cú- Oligocene hạ và điệp Trà Tân-Oligocene thượng.
Trầm tích Oligocene hạ- điệp Trà Cú (Ք13tr.c):
Bao gồm các tập sét kết màu đen, xám xen kẽ với các lớp cát mịn đến trung bình, độ lựa chọn tốt, gắn kết chủ yếu bằng ximăng Kaolinit, lắng đọng trong môi trường sông hồ, đầm lầy hay châu thổ. Phần bên trên của trầm tích Oligocene là lớp sét dày. Trên đỉnh nâng thường không gặp hay chỉ gặp các lớp sét mỏng thuộc phần trên của Oligocene hạ. Chiều dày của điệp thay đổi từ 0-3500 m.
Trầm tích Oligocene thượng- điệp Trà Tân (Ք23tr.t):
Gồm các trầm tích sông hồ, đầm lầy và biển nông. Ngoài ra vào Oligocene thượng bồn trũng Cửu Long còn chịu ảnh hưởng của các pha hoạt động magma với sự có mặt ở đây các thân đá như basan, andesit. Phần bên dưới của trầm tích Oligocene thượng xen kẽ các lớp cát kết hạt mịn và trung, các lớp sét và các tập đá phun trào. Lên phía trên, đặc trưng là những lớp sét đen dày. Ở khu vực đới nâng Côn Sơn ở phần trên của mặt cắt có tỉ lệ cát nhiều hơn. Ở một vài nơi tầng trầm tích Oligocene thượng có dị thường áp suất cao. Chiều dày của điêïp thay đổi từ 100-1000m.
b. CÁC THÀNH TẠO TRẦM TÍCH NEOGENE:
Trầm tích MIOCENE hạ –điệp Bạch Hổ (N1bh):
Trầm tích điệp Bạch Hổ có mặt trong hầu hết các giếng khoan đã được khoan ở bồn trũng Cửu Long. Trầm tích điệp này nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích trẻ hơn. bề mặt các bất chỉnh hợp này được phản xạ khá tốt trên mặt địa chấn. Đây là mặt bất chỉnh hợp quan trọng nhất trong địa tầng Kainozoi.
Dựa trên tài liệu thạch học, cổ sinh, địa vật lý điệp này được chia hành ba phụ điệp:
Phụ điệp Bạch hổ dưới (N11bh1). Trầm tích của phụ điệp này gồm các lớp cát kết lẫn với các lớp sét kết và bột kết. Càng gần với phần trên của phụ điệp khuynh hướng cát hạt thô càng thấy rõ. Cát kết thạch anh màu xám sáng, hạt độ từ nhỏ đến trung bình, được gắn kết chủ yếu bằng ximăng sét kaolinit lẫn với cacbonat. Bột kết có màu từ xám đến nâu, xanh đến xanh tối, trong phần dưới chứa nhiều sét. Trong phần rìa của bồn trũng Cửu Long, cát chiếm một phần lớn (60%) và giảm dần ở trung tâm bồn trũng.
Phụ điệp Bạch Hổ giữa (N11bh2): phần dưới của phụ điệp này là những lớp cát hạt nhỏ lẫn với những lớp bột rất mỏng. Phần trên chủ yếu là sét kết và bột kết, đôi chỗ gặp vết than và glauconit.
Phụ điệp Bạch Hổ trên (N11bh3): nằm chỉnh hợp trên các lớp phụ điệp Bạch Hổ giữa . Chủ yếu là sét kết xám xanh, xám sáng. Phần trên cùng của mặt cắt là tầng sét kết Rotalit có chiều dày từ 30-300m, chủ yếu trong khoảng 50-100m, là tầng chắn khu vực tuyệt vời cho từng bể.
Trong trầm tích điệp Bạch Hổ rất giàu bào tử Magnastriaties howardi và phấn Shorae. Trầm tích của điệp có chiều dày thay đổi từ 500-1250, được thành tạo trong điều kiện biển nông ven bờ.
Trầm tích MIOCENE trung- điệp Côn Sơn (N12cs): Trầm tích điệp này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích MIOCENE hạ, bao gồm sự xen kẽ giữa các tập cát dày gắn kết kém với với các lớp sét vôi màu xanh thẫm, đôi chỗ gặp các lớp than.
Trầm tích MIOCENE thượng-điệp Đồng Nai (N13đn): Trầm tích được phân bố rộng trên toàn bộ bồn Cửu Long và một phần của đồng bằng sông Cửu Long trong giếng khoan Cửu Long-1. Trầm tích của điệp này nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích điệp Côn Sơn. Trầm tích phần dưới gồm lớp cát xen lẫn những lớp sét mỏng, đôi chỗ lẫn với cuội, sạn kích thước nhỏ. Các thành phần chủ yếu là thạch anh, một ít những mảnh đá biến chất, tuff và những thể pyrit. Trong sét đôi chỗ gặp than nâu hay bột xám sáng. Phần trên là cát thạch anh với kích thước lớn, độ lựa chọn kém, hạt sắc cạnh. Trong cát gặp nhiều mảnh hóa thạch sinh vật, glauconit và đôi khi cả tuff.
Trầm tích Pliocene-Đệ từ—điệp Biển Đông (N2-Qbđ): Trầm tích của điệp này phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích MIOCENE, đánh dấu một giai đoạn mới của sự phát triển trên toàn bộ trũng Cửu Long, cho thấy tất cả bồn được bao phủ bởi biển. Điệp này được đặc trưng chủ yếu là cát màu xanh, trắng có độ mài tròn trung bình, độ lựa chọn kém, có nhiều glauconit. Trong cát có ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top