Dalyn

New Member
Đề tài Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in

Download Đề tài Tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm trên báo in miễn phí





Sau khi đăng những trích đoạn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc, toà soạn đã nhận được nhiều thư phản hồi của độc giả bày tỏ sự xúc động mạnh mẽ. Những người làm báo Tuổi trẻ đã cảm nhận được một làn sóng yêu thích nhật ký chiến tranh trong công chúng, đặc biệt là độc giả trẻ. Đó chính là môi trường truyền thông thuận lợi khi tiến hành chiến dịch truyền thông này. Một yếu tố ngoại lực khác đó là truyền thống văn hoá nước ta. NB Bùi Thanh tin rằng: từ trước đến nay chúng ta đều quan tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, khích lệ những người trẻ tuổi cống hiến tài năng cho đất nước. Vì thế, chắc chắn chiến dịch truyền thông này sẽ tạo được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của toàn xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n tự tin bước vào tổ chức thực hiện chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thuỳ Trâm. Cũng có những ý kiến cho rằng, Tuổi trẻ đã bỏ lỡ cơ hội khi không mở chiến dịch ngay sau khi trích đăng nhật ký của Nguyễn Văn Thạc. Tuy nhiên, cũng có các ý kiến khác khẳng định, thời điểm đó chưa “chín muồi”. BTV Cù Mai Công, người phụ trách diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta chia sẻ: “Ở nhật ký Nguyễn Văn Thạc, dù đoán trước sẽ có phản hồi nhưng không ngờ lại nhiều đến thế, Tuổi trẻ đã ít nhiều để lỡ cơ hội khi chưa mở diễn đàn kịp. Tuy nhiên, thời điểm ấy, tình hình cũng chưa chín muồi khi chưa có bài viết gắn với hiện tại. Nếu mở diễn đàn vào lúc này, có khả năng sẽ bị sa vào tự hào quá khứ. Niềm tự hào chỉ có giá trị thiết thực khi nó tạo ra động lực trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, tập nhật ký của anh Thạc rất hay nhưng do là nhật ký của một tân binh...nên chưa có cái khốc liệt từng ngày, từng giờ của cuộc chiến tranh và độ giằng xé nội tâm cụ thể chưa mạnh mẽ như ở nhật ký của chị Trâm.”
2.1.4. Xây dựng mục tiêu
“Mục tiêu của một kế hoạch là sự thể hiện phương hướng và yêu cầu cụ thể của các hoạt động truyền thông trong một khoảng thời gian xác định.” [8, tr.234] Thành công của một chiến dịch cũng được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Trong bản Thuyết trình Tác giả- tác phẩm dự Giải Báo chí Toàn quốc năm 2005 với tác phẩm Chiến dịch thông tin, tuyên truyền-vận động Mãi mãi tuổi 20 – Tuổi 20 của chúng ta, ban biên tập báo Tuổi trẻ nêu ra 3 mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Giáo dục truyền thống tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh đã biết, dám đồng hành ước mơ, khát vọng cống hiến của mình với ước mơ, khát vọng độc lập tự do của đất nước, dân tộc...
Mục tiêu 2: Đồng thời khơi gợi giới trẻ Việt Nam hôm nay cũng biết, cũng dám đồng hành ước mơ, khát vọng của mình với vận hội, thời cơ đất nước hôm nay.
Mục tiêu 3: Nhắc lại truyền thống, lịch sử nhưng trên tinh thần “Khép lại quá khứ, mở ra tương lai”; không kích động hằn thù mà nhằm mục tiêu hoà bình – hoà giải – hoà hợp dân tộc trên tinh thần nhân văn Việt Nam – cả trong thời chiến lẫn thời bình.
2.1.5. Xác định các hoạt động để thực hiện mục tiêu và các chỉ số đánh giá
Sau khi xây dựng mục tiêu, toà soạn phải xác định được các hoạt động sẽ tổ chức để hoàn thành mục tiêu đó. Với chiến dịch truyền thông về sự kiện nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, báo Tuổi trẻ có phác thảo sơ bộ các hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch ngay từ đầu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do sự phát triển của sự kiện, đòi hỏi của độc giả và nhạy bén của toà soạn mà nảy sinh thêm những hoạt động không nằm trong kế hoạch ban đầu nhưng cũng đều nhằm phục vụ các mục tiêu đề ra.
Mục tiêu đầu tiên mà Tuổi trẻ kỳ vọng ở chiến dịch truyền thông này chính là giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng quá khứ, trân trọng sự hy sinh và cống hiến của thế hệ cha vì độc lập, tự do của dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay cần những hình mẫu thực sự, những tấm gương bằng xương bằng thịt, những câu chuyện được viết bằng chính sự thật cuộc đời của những người trẻ tuổi trong chiến tranh. Chính vì thế, Tuổi trẻ lựa chọn hoạt động đầu tiên để giáo dục truyền thống cho tuổi trẻ Việt Nam hôm nay là trích đăng hai tập nhật ký của anh Nguyễn Văn Thạc và chị Đặng Thuỳ Trâm. Những dòng nhật ký giản dị và chân thành của anh Thạc, chị Trâm chất chứa biết bao tâm sự của những người con trai, con gái tuổi 20 thời kỳ kháng chiến. Họ có một gia đình êm ấm, có người yêu, anh Thạc đang học đại học, còn chị Trâm đã là bác sỹ. Nhưng họ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống nhẹ nhàng ở Hà Nội để ra chiến trường, để thực hiện khát vọng bảo vệ Tổ quốc, để được chiến đấu vì độc lập dân tộc. Và sự thực là sau khi đọc những trích đoạn này, rất nhiều bạn đọc trẻ đã thấu hiểu hơn, đã nhận thức rõ ràng hơn về sự cống hiến của tuổi trẻ Việt nam thời kháng chiến. “tui cũng tin rằng tất cả những người mang balô vào chiến trường những năm tháng ấy đều... đã sống, chiến đấu và yêu và rồi hy sinh nhưng không mất đi để 35 năm sau chúng ta được gặp lại.” [1, 6-8-2005, tr.8]. Thông qua đó, mục tiêu giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua những câu chuyện lịch sử được kể bởi những chứng nhân lịch sử cũng đồng thời được thực hiện.
Mục tiêu thứ hai mà Tuổi trẻ đề ra khi tổ chức chiến dịch truyền thông này là khơi gợi trong thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay niềm tự hào dân tộc, tinh thần cống hiến, dám ước mơ và đồng hành ước mơ của mình với vận hội và thời cơ của đất nước hôm nay. Để thực hiện mục tiêu này, trước tiên Tuổi trẻ “tung” ra bài phỏng vấn TS. Vũ Minh Khương của Đại học Harvard (Mỹ) mang tên Cơ hội của Thánh Gióng trên báo ra ngày 19-7-2005. Trong bài trả lời phỏng vấn này, TS. Vũ Minh Khương đã ví những người trẻ tuổi hôm nay là những “Thánh Gióng” chỉ chờ có lệnh vua ban là vụt đứng lên: “tui đã cảm nhận thấy một điều lớn hơn, đó là ngọn lửa sôi sục vươn lên trong nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Đây là nguồn năng lượng cực lớn của đất nước. Tuy nhiên, họ đang tản mạn, lúng túng và bị kìm nén. tui cho rằng đó là những đứa trẻ còi cọc chưa biết nói, biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng. Nhưng nếu vua gọi đến thì đó là những Thánh Gióng.” [1, 19-7-2005, tr.3].
Tiếp đó, diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta ra đời đúng như kế hoạch của toà soạn nhằm khơi gợi tinh thần cống hiến của thế hệ trẻ. Không ai muốn làm “những đứa trẻ còi cọc không biết nói, biết cười, ẩn mình sau luỹ tre làng” cả, ai cũng muốn trở thành “Thánh Gióng”. Trong đêm hội Ngọn lửa Tuổi trẻ, báo Tuổi trẻ còn dựng một bức tường Tuổi 20, tui ước để các bạn trẻ có thể viết lên đó những mơ ước của mình. Ước mơ là những điều sâu kín, nhưng những người làm báo Tuổi trẻ đã khéo léo động viên những người trẻ tuổi dám ước mơ và dám nói lên ước mơ của mình trước cộng đồng.
Để thực hiện mục tiêu thứ ba: “nhắc lại truyền thống, lịch sử trên tinh thần “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”... nhằm mục tiêu hoà bình-hoà giải-hoà hợp dân tộc trên tinh thần nhân văn Việt Nam” [7, tr.1], báo Tuổi trẻ cũng có các hoạt động, bài viết cụ thể. Ngay trong kế hoạch, ban biên tập đã phân công BTV Thuý Nga “đặt hàng” các cây bút, các nhân vật để phát triển thêm tuyến bài sau khi đăng nhật ký. Đáng chú ý là các bức thư của anh em Fred và Rob gửi cho gia đình chị Thuỳ Trâm và báo Tuổi trẻ trích đăng. Những bức thư đó thể hiện sự ngưỡng mộ của những cựu sỹ quan quân đội Mỹ với người bác sỹ ở bên kia chiến tuyến. Với họ, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chính là “một cây cầu bắc qua dòng sông cay đắng”. “Tại sao người phải giết người thay vì có thể trở thành anh em nếu như đó không phải là vì chiến tra...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng mô hình tổ chức kênh phân phối đại lý bảo hiểm nhân thọ tại AIA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức một số dự án học tập gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần sản xuất thương mại may sài gòn Luận văn Kinh tế 0
D QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP CÀ PHÊ MÊ TRANG Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tại ủy ban nhân dân Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top