namviet_navico

New Member
Download Chuyên đề Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại khách sạn Dân chủ

Download Chuyên đề Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại khách sạn Dân chủ miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU .1
Phần I: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương trong doanh nghiệp .2
I. Những vấn đề chung về tiền lương .2
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương .2
2. Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương trong Doanh nghiệp. .6
3. Chế độ tiền lương và các hình thức trả lương trong Doanh nghiệp .7
3.1. Chế độ tiền lương .7
3.2 Các hình thức trả lương .9
3.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm .9
3.2.2. Hình thức tiền lương theo thời gian. 14
4. Một số vấn đề bổ sung cho việc trả lương và bản chất của tiền thưởng 16
4.1. Một số vấn đề bổ sung cho việc trả lương 16
4.1.1. Trả lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh 16
4.1.2. Trả lương khi làm thêm giờ và làm việc vào ban đêm 18
4.2. Bản chất và vai trò của tiền thưởng 19
II. Hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp 19
1. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương 19 1.1.Phải phân loại lao động hợp lý : 20 1.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp: 21
2. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương 22
3. Trình tự và phương pháp hạch toán tiền lương 24
III. Hạch toán các khoản trích theo lương 24
1. Nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ, Quỹ DPVTCMVL 24
2. Khái niệm, sự hình thành và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 25
3. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương 26
4. Trình tự và phương pháp hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ và Quỹ DP VTCMVL 27
IV. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán tiền lương và trích các khoản theo lương. 29
1.Hình thức Nhật ký – sổ cái 29
2. Hình thức Nhật ký chung 30
3. Hình thức Chứng từ ghi sổ 31
4. Hình thức nhật ký – chứng từ 32
 
Phần II: thực trạng hạch toán tiền lương và trích các khoản Trích theo lương tại khách sạn dân chủ 34
I. Đặc điểm tình hình chung tại khách sạn dân chủ 34
1. Tình hình sản xuất kinh doanh tại khách sạn dân chủ 34
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 34 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy quản lý của KS 36
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Dân Chủ. 36
1.2. 2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động kinh doanh. 36
1.2.3 . Sản phẩm và định hướng kinh doanh. 38
2. Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán tại doanh khách sạn 39
2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. 39
2.2. Tổ chức hạch toán kế toán 41
2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 41
2.2.2. Tổ chức hệ thống sổ 42
II. Tình hình thực tế về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại khách sạn 44
1. Hạch toán tiền lương tại khách sạn Dân chủ 44
1.1. Các hình thức trả lương tại khách sạn 44
1.2.Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng tại khách sạn 58
1.3. Trình tự và phương pháp hạch toán tiền lương 60
2. Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ tại khách sạn 66
2.1. Thủ tục chứng từ, tài khoản hạch toán . 66
2.2. Trình tự, phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương tại KS .69
 
Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiền lương và trích các khoản theo lương tại khách sạn dân chủ .74
I. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về tình hình trả lương, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Khách sạn 74
II/ Biện pháp hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 76
1. Hoàn thiện cách tính trả lương 76
2 - Về công tác hạch toán lương, các khoản trích theo lương .76
 
KẾT LUẬN 78
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


2. Khái niệm, sự hình thành và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Quỹ bảo hiểm xã hội: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trong tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% trong đó 15% do đơn vị hay chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh; 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Quỹ bảo hiểm y tế: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang … cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của Công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Kinh phí công đoàn: trích 2% tổng số quỹ tiền lương thực tế phải trả cho người lao động – kể cả lao động hợp đồng: tiền lương cấp bậc, thưởng và phụ cấp ( phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh). Khoản này sẽ được tính vào chi phí kinh doanh. Sau khi trích 2%, một nửa nộp cho Công đoàn cấp trên, một nửa để lại cho Công đoàn đơn vị sử dụng.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: được sử dụng chi trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định hiện hành. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích vào chi phí quản lí doanh nghiệp theo tỉ lệ từ 1à 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng BHXH. Mức trích cụ thể do Doanh nghiệp tự quyết định, tuỳ theo khả năng tài chính của Doanh nghiệp hàng năm và quỹ phòng chống mất việc làm. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ để lập Báo cáo tài chính hàng năm.
3. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương
Tương tự như tiền lương, dựa vào bảng thanh toán lương, phiếu nghỉ hưởng chế độ BHXH (đối với người thai sản, ốm ….) cho công nhân, bộ phận tiền lương tiến hành tính và lập các khoản trích theo lương cho công nhân như sau:
Căn cứ vào chế độ tính các khoản trích theo tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ : Trích 19% vào chi phí và 6% vào lương.
Mức trích các khoản tiền lương
=
Tổng số tiền lương cơ bản hay lương
thực tế phải trả hàng tháng
x
Tỷ lệ trích các khoản
Theo nguyên tắc phân bổ các khoản trích theo lương, ta lập bảng phân bổ kinh phí công đoàn BHXH, BHYT – Bảng phân bổ này dùng chung cho bảng phân bổ tiền lương.
Sau khi tính xong, trích BHXH phải chi người lao động có chứng từ “phiếu nghỉ hưởng BHXH” do cơ quan y tế cấp. Dựa “Biên bản điều tra tai nạn lao động” để thanh toán tiền cho người lao động.
Các tài khoản sử dụng:
* TK 338: “ phải trả và phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản phải trả , phải nộp khác cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, doanh thu nhận trước của khách hàng, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án( tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí...), giá trị tài sản thừa chờ sử lý, các khoản vay mượn tạm thời, các khoản nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn của phía đối tác, các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản vay mượn tạm thời.
Tài khoản 338 chi tiết làm 6 tiểu khoản:
- 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết
- 3382: KPCĐ
- 3383: BHXH
- 3384: BHYT
- 3387: Doanh thu chưa thực hiện
- 3388: Phải trả, phải nộp khác
TK 338.2, TK 338.3, TK 338.4
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ -Trích lập quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT theo theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí tỷ lệ quy định tính vào chi phí
- Trợ cấp BHXH phải trả CNV - Trích quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT theo
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị tỷ lệ quy định trừ vào lương CNV
- BHXH, KPCĐ chi được cấp bù
Dư nợ (nếu có): BHXH, KPCĐ Dư có: BHXH đã trích nhưng chưa nộp
vượt chi nhưng chưa được cấp bù đủ hay để lại nhưng chưa chi hết
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138...
* TK 335.3: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc. Quỹ DPTCMVL được trích vào chi phí quản lí doanh nghiệp thep tỉ lệ từ 1 đến 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm.
TK 335.3
- Số đã chi trợ cấp mất việc làm - Số trích lập quỹ dự phòng trợ cấp
mất việc làm
Dư có: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hiện còn cuối kỳ
4. Trình tự và phương pháp hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ và Quỹ DP VTCMVL
* Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – chi phí bán hàng (6411).
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 (Chi tiết 338.2, 338.3, 338.4) – Phải trả, phải nộp khác.
* BHXH, BHYT trừ vào lương của Công nhân viên ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả phải nôp khác (338.3, 338.4)
* Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý quỹ, ghi:
Nợ TK338 – Phải trả phải nộp khác (3383,3384,3382)
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – TGNH
* Trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên ghi
Nợ TK 338 – Phải trả phải nôp khác (338.3)
Có TK 334 phải trả công nhân viên
* BHXH và KPCĐ vượt chi cấp bù
Nợ TK 111: Tiền mặt
Nợ TK 112: TGNH
Có TK 338 – phải trả, phải nôp khác (3382,3383)
* Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu của Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
+ Khi trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp
Có TK 335.3 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
+ Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động:
Nợ TK 335.3 – Quỹ Dự phòng về TCMVL
Có TK 111, 112
+ Tổng hợp quỹ Dự phòng về TCMVL không đủ để chi trả trợ cấp cho người lao động thôi việc, trong năm tài chính thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào CF QLDN trong kỳ:
Nợ TK 642 – CF QLDN
Có TK 111,112
IV. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG.
Sổ sách kế toán là hình thức biểu hiện của tài khoản kế toán, nhằm cung cấp thông tin một cách tổng hợp hay chi tiết theo thời điểm, theo không gian và thời gian về đối tượng quản lý. Theo chế độ kế toán hiện hành có 4 hình thức ghi sổ kế toán :
- Nhật ký chung
- Nhật ký chứng từ
- Nhật ký sổ cái
- Chứng từ ghi sổ
Mỗi hình thức ghi sổ đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng nhất định. Lựa chọn hình thức ghi sổ nào còn tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm kinh doanh của đơn vị, tuỳ từng trường hợp vào khả năng, tr...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
K Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Khách sạn Sun Shine Luận văn Kinh tế 0
H Hạch toán kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
B Hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty Trường Thành Luận văn Kinh tế 2
R Hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngư Luận văn Kinh tế 0
Q Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty than nội địa Luận văn Kinh tế 0
H Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty xây dựng dân dụng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần ô Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top