tranmainhatk5

New Member

Download miễn phí Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản lý quỹ lương tại Công ty Cơ khí Ôtô 3/2





Kế hoạch SXKD năm 2000 của công ty chúng ta đã kết thúc nhìn nhận đánh giá chung năm 2000 thực sự là năm khởi sắc của Công ty cơ khí Ô tô 3/2 sau hơn 10 năm khủng hoảng do không theo kịp sự chuyển biến của cơ chế để đi vào một thời kỳ mới thời kỳ phát triển toàn diện.

Doanh thu năm 2000 của Công ty đã đạt trên 10 tỷ đồng gấp hơn 2 lần năm 1999 và đạt cao nhất so với các năm trước.

Nguồn công việc đã dồi dào hơn đặc biệt là khu vực sản xuất cơ khí, thu nhập và đời sống của người lao động cũng được nâng lên rõ rệt, vượt quá chỉ tiêu mà Đại hội CNVC đầu năm đã đề ra. Các chỉ tiêu về nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước đều hoàn thành vượt mức.

Đó là kết quả đoàn kết nhất trí, cùng sự năng động sáng tạo và quyết tâm phấn đấu của toàn thể CBCNV Công ty Cơ khí Ô Tô 3/2 trong năm vừa qua.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2000 chúng ta có những thuận lợi, khó khăn sau:

- Thuận lợi: Đảng uỷ lãnh đạo công ty đoàn kết nhất trí đồng thời đề xuất những phương hướng đúng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

+ Ban lãnh đạo hoạt động tích cực, năng động sáng tạo.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


công việc kết hợp với bình công điểm quá trình chia gồm3 bước.
+ B1: Dựa trên cơ sở điểm chấm cho từng người tính ra tổng số điểm bằng cách quy định bằng cách qui điểm của cán bộ công nhân bậc cao về bậc1.
Tổng điểm = Tổng (số điểm từng CN x hệ số lương từng công nhân).
+ B2: Lấy tổng tiền lương thực tế nhận được chia cho tổng số điểm tính ra đơn giá 1 điểm.
Đơn giá 1 điểm =
+ B3: Tính ra số tiền lương của mỗi người.
Tiền lương 1 CN = đơn giá 1 điểm x số điểm đã quy ra bậc 1 của từng công nhân
- Bảng thanh toán lương là căn cứ để thanh toán lương phụ cấp cho người lao động. Nó còn phản ánh tình hình thanh toán lương với công nhân viên các khoản tạm ứng trước, khoản phải trả và phân tích thuế thu nhập đối với người có mức lương cao theo quy định của nhà nước. Trên bảng thanh toán lương phải ghi rõ tên bậc lương từng khoản thu nhập như lương thời gian, lương khi ngừng việc, phụ cấp. Kế toán bộ phận tiền lương lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt mỗi khi nhận lương thì người lao động phải ký vào (mình đã nhận đủ tiền).
2. Tổ chức hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương.
Các khoản trích theo lương không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc quản lý của cơ quan bảo hiểm còn kinh phí công đoàn do công đoàn cấp trên quản lý. Mọi việc chi tiêu thanh toán với công nhân viên do doanh nghiệp làm dưới sự giám sát của cơ quan cấp trên.
2.1. Tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội.
- Nguyên tắc quản lý quỹ BHXH.
Quỹ BHXH do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý các khoản trích bảo hiểm xã hội đều phải nộp lên cơ quan bảo hiểm. Các khoản chi tiêu về bảo hiểm do doanh nghiệp tự chi cuối kỳ theo quy định của cơ quan bảo hiểm kế toán đem chứng từ lên quyết toán với cơ quan bảo hiểm rồi nhận tiền thanh toán.
Dựa trên nguyên tắc này tổ chức hạch toán chi tiết bảo hiểm xã hội gồm hai loại chứng từ là phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội và bảng thanh toán bảo hiểm xã hội.
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội lấy chứng từ xác nhận ngày nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Đây là chứng từ làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội trả thay lương theo chế độ quy định trên phiếu ghi rõ tên cơ quan y tế khám, ngày tháng khám, lý do của việc xin nghỉ, số ngày được nghỉ, chữ ký xác nhận của Bác sỹ khám. Đặc biệt là trên phiếu ghi rõ số ngày thực tế nghỉ theo bảng chấm công và xác nhận của bộ phận phụ trách trực tiếp về số ngày nghỉ thực tế.
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: Là chứng từ để thanh toán quyết toán với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Bảng thanh toán bảo hiểm do kế toán lao động tiền lương lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc và phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Bảng chi tiết cho từng trường hợp nghỉ ốm, nghỉ con ốm, thai sản, tai nạn lao động với số ngày được nghỉ và số tiền được hưởng.
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội có thể lập cho từng phòng ban hay toàn đơn vị cuối tháng sau khi kế toán tổng hợp xong số ngày nghỉ số tiền trơn cấp cho từng người, cho toàn đơn vị bảng này sẽ được chuyển cho trưởng ban BHXH của đơn vị xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi bảng thanh toán BHXH được thành lập thành 2 liên. Một liên lưu tại phòng kế toán 1 liên gửi cho cơ quan BHXH để thanh toán.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể sử dụng sổ chi tiết TK3383 để theo dõi tình hình tăng giảm của BHXH.
2.2. Tổ chức hạch toán bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn.
Bảo hiểm y tế kinh phí công đoàn có đặc điểm là do cơ quan bảo hiểm y tế và công đoàn quản lý việc trợ cấp thuốc men khi ốm đau cho người lao động được thông qua mạng lưới y tế các khoản chi tiêu cho hoạt động công đoàn do công đoàn quản lý nên việc hạch toán chi tiết phần thanh quyết toán.
Bộ phận y tế của đơn vị hay công đoàn phải tự thanh quyết toán với cấp trên, tại đơn vị chỉ mở sổ kế toán theo dõi việc thu chi của hai khoản kinh phí này.
Kết thúc việc tổ chức hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương là việc lập bảng phân bổ tiền lương. Bảng phân bổ tiền lương thể hiện rõ chi phí nhân công từng loại hoạt động trong doanh nghiệp ta có bảng sau.
Căn cứ vào chứng từ các tài liệu có liên quan kế toán mở sổ chi tiết TK334, 338 để theo dõi và hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương.
V. Tổ chức hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. TK sử dụng.
Kế toán tính và thanh toán tiền lương tiền công và các khoản khác với người lao động tình hình trích lập và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, kế toán sử dụng các TK sau.
- TK 334 “phải trả công nhân viên” TK này dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CN viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp BHXH tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của CNV.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK này như sau.
Bên nợ:
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV.
- Tiền lương, tiền công tiền thưởng BHXH, các khoản đã trả lương cho công nhân viên.
- Tiền lương công nhân chưa lĩnh:
Bên có:
- Tiền lương tiền công và các khoản phải trả cho CNV.
Số dư có:
Tiền lương, tiền công và các khoản còn phải trả cho người lao động (CNV).
TK334 có thể có số dư nợ trong trường hợp phản ánh số tiền đã trả thừa cho CNV.
* Phương pháp hạch toán.
Khi kế toán lập được bảng thanh toán tiền lương tiền thưởng thì tiến hành phân loại tiền lương, tiền thưởng phải trả cho từng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động như lao động trực tiếp sản xuất lao động phục vụ quản lý ở các bộ phận sản xuất. Lao động làm nhiệm vụ bán hàng lao động ở các phòng ban của doanh nghiệp.
Trường hợp lao động trực tiếp nghỉ phép thì nếu doanh nghiệp sản xuất có thể bố trí cho người lao động trực tiếp nghỉ phép.
- TK 338 “Phải trả phải nộp khác” TK này phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật cho các tổ chức đoàn thể xã hôị cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản mượn tạm thời.
* Bên Nợ:
Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
Các đã chi về kinh phí công đoàn.
Xử lý giá trị tài sản thừa.
Các khoản đã trả nộp khác.
* Bên có:
Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả cấp bù.
Dư nợ ( nếu có) số trả thừa, nộp thừa vượt chi chưa được thanh toán.
Dư có: số tiền còn phải trả, phải nộp hay giá trị tài sản thừa chờ xử lý:
TK 338 có 5TK cấp 2.
3381 TS thừa chờ xử lý
3382 kinh phí công đoàn
3383 BHXH
3384 BHYTế.
3388 phải nộp khác
- TK 335 “ Chi phí phải trả” TK này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hay kỳ sau.
Bên nợ:
Tập hợp tất cả các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và khoản điều chỉnh cuối niên độ.
Bên có:
Chi phí phải trả dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dư có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác như TK 662, 627 TK 111, TK 112, TK 138.
2. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
Hàng tháng tính tiền lương phải trả cho CNV và phân bổ cho các đối tượng kế toán ghi.
Nợ TK 622: Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX.
Nợ TK 627 (6271): Tiền lương phải trả cho lao động gián tiếp và NVQLPX.
Nợ TK 641 (6411): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng tiêu thụ sản phẩm.
Nợ TK 642 (6421) Tiền lương phải trả cho bộ phận QLDN.
Nợ TK 241. Tiền lương công nhân XDCB và sửa chữa vốn TSCĐ
Có TK 334. Tổng số tiền lương phải trả cho CNV trong tháng.
- Số tiền thưởng phải trả cho CNV.
Nợ TK 431 (4311) Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng.
Nợ TK 622, 627, 6421, 6411. Thưởng trong SXKD.
Có TK 334 Tổng số tiền thưởng phải trả.
- Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
Nợ TK 622, 627, 641, 642, 241 phân tích vào chi phí SXKD.
Nợ TK 334 phần trừ vào thu nhập của CNV.
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) tổng kinh phí công đoàn BHXH, BHYT phải trích.
Tính bảo hiểm XH phải trả công nhân viên.
Trường hợp CNV ốm đau thai sản ... kế toán phản ánh định khoản tùy theo quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp phân cấp quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm XH, DN được giữ lại một phần BHXH để trực tiếp chi tiêu cho CNV theo quy định.
Khi tính sổ BHXH phải trả trực tiếp cho CNV kế toán ghi.
Nợ TK 338 (3383) phải trả, phải nộp khác
Có 334 phải trả CNV.
+ Trường hợp chế độ tài chính quy định toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên việc chi tiền trợ cấp BHXH cho công nhân được quyết toán sau khi phát sinh chi phí thực tế. Khi tính BHXH phải trả trực tiếp cho CNV tại DN kế toán ghi
Nợ TK 138 (1388)
Có TK33
- Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV
Nợ 334 tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 333 (3338) thuế thu nhập phải nộp
Có TK 138 Các khoản bồi thường vật chất thiệt hại
Có TK 141 Số tạm ứng trừ vào lương.
Thanh toán tiền lương, BHXH, tiền thưởng cho ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Qu Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán CPSX với vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
N Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Phát hành s Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top