Download miễn phí Khóa luận Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ công cụ tại công ty khoá Minh Khai





Công ty khoá Minh Khai hiện có 340 cán bộ công nhân viên, trong đó bộ phậnc ông nhân trực tiếp sản xuất là 270 người chiếm 79,4%, bộ phận quản lý là 70 người chiếm 20,6%.

 Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất, tính chất kỹ thuật, quy mô sản xuất đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò quản lý đối với quá trình sản xuất, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả. Đứng đầu là giám đốc, người điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của công ty. Cùng với giám đốc có một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Mỗi một phòng ban có một chức năng cụ thể tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ.

 Giám đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là người có quyền cao nhất, có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho 2 phó giám đốc thì giám đốc còn phải chỉ đạo trực tiếp tới các trưởng phòng, các phòng ban và phân xưởng.

 Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc chỉ đạo về mặt kỹ thuật như thiết kế, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


áp dụng trong những doanh nghiệp nhỏ và vừa, yêu cầu quản lý không cao, số lượng tài khoản sử dụng không nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao hay áp dụng kế toán bằng máy.
Sổ sách trong hình thức này gồm:
- Sổ cái
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Bảng cân đối tài khoản
- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 11: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
c. Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức thích hợp trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, số lượng tài khoản sử dụng lớn, yêu cầu quản lý cao, trình độ nhân viên kế toán cao, đồng đều và được sử dụng trong những doanh nghiệp làm kế toán bằng tay là chủ yếu.
Sổ sách trong hình thức này gồm:
- Sổ nhật ký chứng từ
- Sổ cái
- Bảng kê
- Bảng phân bổ
- Sổ chi tiết
Sơ đồ 12: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
d. Hình thức Nhật ký chung
Hình thức này được áp dụng trong những doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, yêu cầu quản lý cao, số lượng tài khoản sử dụng nhiều, trình độ nhân viên kế toán cao, thường áp dụng ở doanh nghiệp tự động hoá công tác kế toán.
Sổ sách của hình thức này gồm:
- Sổ nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
- Sổ chi tiết: sổ quỹ, TGNH, thẻ kho...
Sơ đồ 13: Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thức Nhật ký chung.
chương II
tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu- công cụ công cụ ở chúng tui khoá Minh khai
2.1 Đặc điểm tình hình chung của công ty khoá Minh Khai
Công ty khoá Minh Khai là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty cơ khí xây dựng- Bộ xây dựng.
- Trụ sở giao dịch của công ty: 125D Minh Khai- Hai Bà Trưng- Hà Nội
- Hình thức sở hữu vốn: Vốn Nhà nước
- Hình thức hoạt động: theo ngành kinh tế sản xuất
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất thiết bị máy móc cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và công trình đô thị.
+ Sản xuất phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại, hàng tiểu ngũ kim.
+ Sản xuất các loại khoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Có được những thành quản lao động và hoạt động vững chắc như hiện nay, công ty đã phải trải qua một chặng đường đầy khó khăn và thử thách.
Nhà máy Khoá Minh Khai được thành lập chính thức theo quyết định số 562/BKT ngày 5/5/1972 của Bộ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ xây dựng) và với sự giúp đỡ của Ba Lan về nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ.
Cuối năm 1972, do máy bay Mỹ bắn phá Miền Bắc nên nhà máy phải tạm ngừng hoạt động. Sau một thời gian tu sửa, ngày 1/4/1973 nhà máy mới chính thức đi vào hoạt động với những sản phẩm chính như ke, khoá, bản lề, chốt....
Ban đầu do sản phẩm sản xuất theo thiết kế của Ba Lan nên không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Vì vậy bắt đầu từ năm 1975, Nhà máy đã tiến hành vừa sản xuất, vừa nghiên cứu, cải tiến, thay đổi mẫu mã, chủng loại sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước. Điều này đã giúp Nhà máy đạt được thành công ban đầu và tạo đà phát triển.
Năm 1989, thực hiện quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về các chính sách đổi mới hạch toán kinh doanh XHCN với các xí nghiệp quốc doanh, nhà máy đã tổ chức lại cơ cấu tổ chức sản xuất, bộ máy quản lý gọn nhẹ mang lại hiệu quả cao.
Ngày 5/5/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ký quyết định số 163/BXD-TCLĐ thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Nhà máy Khoá Minh Khai trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng- Bộ xây dựng.
Để phù hợp với sự thay đổi cơ chế quản lý trong nội bộ các ngành, ngày 20/11/1995 Bộ xây dựng ra quyết định số 993/BXD-TCLĐ và căn cứ vào nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng, quyết định đổi tên các đơn vị thuộc Tổng công ty cơ khí xây dựng (trước đây là Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí) trong đó Nhà máy Khoá Minh Khai đổi tên thành Công ty khoá Minh Khai.
TRong suốt những năm hoạt động sản xuất kinh doanh công ty liên tục phát triển cả về quy mô sản xuất lẫn dây chuyền công nghệ. Về mặt kinh tế công ty đã thực hiện hạch toán độc lập, tự cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Mặt khác trong quá trình sản xuất công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng để tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp. Hiện nay sản phẩm của công ty đủ sức cạnh tranh và tiêu thụ tốt trên thị trường.
Năm 1994, công ty đã có 4 sản phẩm đạt huy chương vàng tại hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, đó là khoá MK 10, khoá treo MK 10N, bản lề 1000 và erêmôn 23A.
Sau đây là một số chỉ tiêu tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 1998, 1999.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
1. Tổng nguyên giá TSCĐ
7.443.846.885
8.294.417.339
9.083.025.385
2. Vốn kinh doanh
11.334.660.734
11.829.393.506
12.523.338.125
3. Doanh thu tiêu thụ
14.313.095.581
15.574.343.430
14.044.882.888
4. Lợi nhuận tiêu thụ
199.447.664
182.115.000
70.323.804
5. Nộp ngân sách
534.485.096
520.850.000
562.040.980
6. Thu nhập BQ (đ/người)
622.959
622.500
620.000
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty khoá Minh Khai
Công ty khoá Minh Khai nằm trên một diện tích 20.000km2 nên việc bố trí sắp xếp các khu vực hợp lý và khoa học là tương đối thuận lợi cho việc luân chuyển vật tư, thành phẩm hay nửa thành phẩm, chi tiết sản phẩm giữa các tổ đội sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất nhanh gọn từ khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu cuối cùng là tạo sản phẩm hoàn chỉnh. Ta có thể khái quát việc tổ chức sản xuất qua sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phân xưởng cơ khí
PX cơ điện
PX lắp ráp
PX lắp ráp
Tổ rèn
Tổ dán
...
Tổ sửa
Tổ nguội
...
Tổ lắp 1
Tổ lắp 2
...
...
Tổ lắp 1
Tổ lắp 2
Chú thích:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ sản xuất
Bốn phân xưởng trong dây chuyền sản xuất có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân xưởng cơ khí: là phân xưởng đầu tiên trong quá trình sản xuất với nhiệm vụ là tạo phôi ban đều cho các phân xưởng khác như dập định hình ra các khuôn mâũ (phôi, ke, khoá.,..) hay đúc tay nắm nhôm, đồng thoi để tiện lõi khoá. Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề chốt cửa. Ngoài ra còn nhận đơn đặt hàng như giàn giáo, cửa xếp hao phân xưởng cơ khí cũng nhận làm.
- Phân xưởng cơ điện: có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, trung và đại tu máy móc thiết bị trong công ty kể cả phần cơ và phần điện. Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục, không bị gián đoạn vì máy móc thiết bị hay đường điện bị sự cố. Ngoài ra phân xưởng còn chế tạo khuôn mẫu như đúc ke, bản lề, khoá...
- Phân xưởng lắp ráp: có nhiệm vụ lắp hoàn chỉnh toàn bộ các loại sản phẩm trừ những chi tiết rời đã hoàn thành để tạo nên sản phẩm.
- Phân xưởng bóng mạ: có nhiệm vụ mạ các sản phẩm ke, chốt, bản lề, quai khoá các loại, crêmôn,.... Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ chế tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nên nó quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra phân xưởng cũng nhận gia công theo đơn đặt hàng.
Các phân xưởng được bố trí liên hoàn, hợp lý đảm bảo nhanh gọn từ khâu đưa vật liệu vào sản xuất đến khâu cuối cùng tạo ra sản phẩm. Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty là tương đối gọn nhẹ, thể hiện một bước hoàn thiện về cơ cấu quản lý, tạo điều kiện cho lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chỉ đạo thông suốt từ cấp cao nhất đến từng công nhân trực tiếp sản xuất.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Loại hình sản xuất công ty là kiểu chế biến liên tục, quy mô sản xuất thuộc loại vừa. Mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu kỹ thuật nhưng nhìn chung các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản xuất theo cùng một phương pháp công nghệ, cụ thể quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chế tạo phôi, giai đoạn gia công, giai đoạn lắp ráp hoàn chinh.
- Giai đoạn chế tạo phôi là giai đoạn tạo ra từ các chi tiết, các bộ phận sản phẩm dưới dạng thô (phôi) như phôi thân, phôi tay nắm phôi cụm crêmôn.. Sau đó phôi được chủ yếu chuyển sang giai đoạn gia công cơ khí để chế biến thành chi tiết hay bộ phận sản phẩm hoàn thành có thể bán ra ngoài dưới dạng bán thành phẩm.
- Giai đoạn gia công là giai đoạn chủ yếu tạo ra các chi tiết, các bộ phận có khả năng tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm.
- Giai đoạn lắp ráp sẽ lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, đóng gói và nhập kho.
Sơ đồ quy trình công nhệ sản xuất sản phẩm
Nguyên vật liệu
PX cơ khí
PX cơ điện
Thành phẩm
nhập kho
PX lắp ráp
PX bóng mạ
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty khoá Minh Khai hiện có 340 cán bộ công nhân viên, trong đó bộ phậnc ông nhân trực tiếp sản xuất là 270 người chiếm 79,4%, bộ phận quản lý là 70 người ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Qu Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán CPSX với vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
N Tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Phát hành s Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top